x
Trang chủ » Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

Bình chọn

Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch. vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân
Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

1. Khái niệm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đấttại Tòa án nhân dân

Giải quyết tranh chấp nói chung và GQTCQSDĐ nói riêng là phương thức của con người nhằm tìm ra giải pháp để xóa bỏ các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột giữa chủ thể quản lý và sử dụng đất (không có quyền sở hữu đối với đất đai)về đối tượng tranh chấp là quyền quản lý, QSDĐ. Hậu quả củacác tranh chấp tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ trật tự của các quan hệ xã hội đã được hình thành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Theo từ điển luật học khái niệm: Giải quyết TCĐĐ là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại; đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm PL về đất đai22.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/ND-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quy định: Tranh chấp về QSDĐ theo quy định của PL về đất đai là tranh chấp ai có quyền sửu dụng đất đó23. Theo quy định này thì chỉ những TCĐĐ mà mục đích của tranh chấp đó xác định ai có QSDĐ thì khi khởi kiện bắt buộc phải có hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã để làm điều kiện thụ lý vụ án nếu như đất tranh chấp không có các loại giấy tờ theo quy định thì các đương sự có thể khởi kiện đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Còn đối với các tranh chấp về QSDĐ thì thẩm quyền thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Toà án theo loại vụ việc.

Trong giải quyết tranh chấp nói chung, phương thức tòa án thường là phương thức cuối cùng khi các bên tranh chấp không còn lựa chọn nào khác, khi các nỗ lực thương lượng, hòa giải không thành công, không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra trọng tài. Phương thức tòa án có ưu điểm là tính cưỡng chế cao, sử dụng quyền lực nhà nước để buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải trình diện tại tòa án, tòa án ra phán quyết xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp, các bên có cơ hội tranh tụng công khai, bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của mình trước tòa án, phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương thức tòa án là thủ tục phức tạp, rườm rà, tốn kém, thời gian giải quyết vụ án và thi hành án kéo dài. Hơn nữa, do tính chất của hoạt động xét xử tại tòa án là công khai nên các bên không thể giữ bí mật về vụ tranh chấp, uy tín của các bên bị giảm sút.

Khi tranh chấp về QSDĐ phát sinh, các bên phải cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương thức để có quyết định hợp lý.

Nhìn chung, ở Việt Nam cũng như các nước khác thường có xu hướng giải quyết tranh chấp về QSDĐ bằng phương thức tòa án. Ví dụ, ở Anh, phương thức tòa án là phương thức truyền thống và phổ biến nhất để giải quyết tranh chấp trong các giao dịch về đất đai.24

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức Tòa án là hình thức giải quyết bằng cơ quan tài phán của Nhà nước kết hợp với quyền lực Nhà nước để cho ra phán quyết, có giá trị pháp lý buộc các bên phải thực thi, và sử dụng sức mạnh cưỡng chế thi hành nếu một trong các bên không tuân thủ

Trong khoa học pháp lý, giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Toà án có một số đặc trưng cơ bản sau:

  • Nhân danh quyền lực của Nhà nước xét xử và ra phán quyết.
  • Sử dụng sức mạnh cưỡng chế nếu bất tuân.
  • Tòa án có chức năng và thẩm quyền xét xử nhiều loại án khác nhau.
  • Tòa án không được quyền từ chối xét xử hầu hết mọi vấn đề ngay cả khi chưa có luật.
  • Toà án có thủ tục tái thẩm khi có tình tiết mới được phát hiện.
  • Toà án có thủ tục giám đốc thẩm khi có vi phạm về tố tụng.

Thực tiễn cho thấy, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Toà án có một số ưu điểm nhất định: Một là, Tòa án có thẩm quyền để thực hiện và xét xử mọi loại án; Hai là, bảo đảm được tính thực thi của phán quyết bằng sức mạnh cưỡng chế, bảo đảm việc thi hành án; Ba là, Tòa án có quyền xem xét lại đối với trình tự thủ tục của các phương thức giải quyết ngoài Toà án và trong Toà án.

Tuy nhiên, phương thức này cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Thẩm phán Toà án có kiến thức nắm bắt mọi vấn đề mang tính chung nhất để giải quyết mọi vụ việc, nhưng đối với lĩnh vực chuyên sâu ví dụ: trong lĩnh vực đất đai, không phải lúc nào thẩm phán cũng biết rỏ hết mọi vấn đề. Nếu thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đất đai thì khó có thể giải quyết một cách triệt để và phù hợp.
  • Tòa án giải quyết tất cả vụ việc xảy ra chứ không chỉ riêng một vấn đề về đất đai. Toà phải giải quyết tất cả các lĩnh vực trong đời sống, việc này đã làm cho Toà trở nên quá tải, dẫn đến sự chi trệ trong việc giải quyết.
  • Thời gian giải quyết của Tòa án đa phần chậm chạp hơn so với các phương thức giải quyết khác.
  • Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề xuyên biên giới, hoặc có yếu tố nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn vì các vấn đề phải va chạm: Chủ quyền quốc gia, xung đột pháp luật.
  • Giá trị công nhận và thi hành của phán quyết tòa không mang tính quốc tế, thông thường chỉ có giá trị trong nước là chủ yếu. Trừ một số trường hợp phán quyết sẽ có giá trị và được công nhận nếu như cả hai nước đều có hiệp định hỗ trợ tư pháp. Việc công nhận phán quyết của Toà án nước ngoài, một số quốc gia Pháp, Đức, Nhật có thủ tục đặc biệt: phán quyết của Tòa nước ngoài phải trải qua công đoạn xem xét, sau đó được nhà nước cấp phép, công nhận và cho phép thi hành. Về nguyên tắc họ chỉ căn cứ pháp luật của quốc gia mình để công nhận bản án của Tòa nước ngoài, cho thi hành bản án đó nếu không trái với luật định, và các nguyên tắc trong nước của mình.

Việt Nam, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về QSDĐ cũng được trao cho Tòa dân sự và thủ tục tố tụng dân sự truyền thống sẽ được sử dụng chung để giải quyết tranh chấp về QSDĐ, song song đó Việt Nam kết hợp, áp dụng thêm tính đặc thù của Luật đất đai trong giải quyết tranh chấp về QSDĐ bằng Toà án, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Vì bản thân pháp luật tố tụng dân sự truyền thống không thể đi sâu vào các ngõ ngách riêng cho lĩnh vực đất đai, nên cần có sự hổ tương đến từ Luật đất đai

Từ những phân tích nêu trên, có thể khái niệm:GQTCQSDĐtại TAND là việc TA đại diện cho quyền lực Nhà nước thực hiện các hoạt động tố tụng theo trình tự, thủ tục do PL quy định nhằm xóa bỏ những mâu thuẫn, bất đồng vê quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

2.Đặc trưng của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

2.1. Đặc trưng về thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ tại Tòa án nhân dân là quyền thụ lý, xem xét, ban hành các quyết định khi giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự nói chung, trong việc giải quyết các tranh chấp QSDĐnói riêng, bao gồm: thẩm quyền theo loại vụ việc, thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo cấp toà án và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn25.

Trong quan hệ PL về QSDĐ thì việc GQTCQSDĐ là một trong những biện pháp quan trọng để PL về đất đai nói chung được phát huy hiệu quả. Từ thực tiễn cho thấy có nhiều phương thức để GQTCQSDĐ như hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai bằng thủ tục hành chính do cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai thực và giải quyết tranh chấp QSDĐbằng thủ tục tố tụng do Toà án nhân dân thực hiện.

Về thẩm quyền giải quyết TCĐĐ nói chung và tranh chấp QSDĐ có đặc thù đó thuộc về TAND. Trong đó, TAND có thẩm quyền GQTCQSDĐđối với các loại tranh

chấp về QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, ly hôn giữa vợ chồng; tranh chấp về đòi lại đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ dù đương sự có giấy chứng nhận QSDĐhoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 LĐĐ năm 2013. Về nguyên tắc, việc phân định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổđược tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ của nhà nước, quyền lợi của đương sự, tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa cùng cấp.

Xét về đặc trưng về thẩm quyền giải quyết của Toà án theo loại theo thủ tục tố tụng, theo đó phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ PL mà Toà án áp dụng để giải quyết. Theo đó, ở Việt Nam đối với các tranh chấp về QSDĐ mang tính chất dân sự thì thuộc thẩm quyền của Toà án, được xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự và các bên phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục tố tụng dân sự do PL quy định, với các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

2.2. Đặc trưng về áp dụngpháp luật trong việc giải quyết tranh chấp

Giải quyết TCĐĐ là nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong LĐĐ năm 2013. Theo đó, nội dung này do cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và căn cứ vào các quy định của PL nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.

Quan hệ đất đai nói chung và GQTCQSDĐ nói riêng có liên quan đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau nên phạm vi điều chỉnh một số ngành luật khác nhau như: BLDS, BLTTDS, LĐĐ, Luật Hôn nhân và gia đình,…Trên thực tế GQTCQSDĐ không chỉ xảy ra liên quan đến LĐĐ mà còn liên quan đến các đạo luật khác.

Do đặc thù của đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý nên hoạt động giải quyết TCĐĐ phải dựa trên sở hữu toàn dân về đất đai. Bên cạnh đó, QSDĐ là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nên việc GQTCQSDĐ không chỉ dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách PL của nhà nước mà còn phải căn cứ vào phong tục, tập quán ở địa phương.

Ngoài ra, do hệ thống chính sách, pháp luật về QSDĐ có sự khác nhau qua các thời kỳ, vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đai, Toà án phải căn cứ vào pháp luật tại thời điểm phát sinh tranh chấp để giải quyết tranh chấp.

2.3. Đặc trưng về việc xác định, xác minh tài liệu, chứng cứ

Xác minh tài liệu, chứng cứ là một vấn đề có tầm quan trọng bậc nhất trong việc giải quyết tranh chấp nói chung và GQTCQSDĐnói riêng tại TA. Bên cạnh đó, xuất phát từ việc quá trình sử dụng đất rất lâu dài, trải qua nhiều khoảng thời gian với những nguyên tắc, định hướng sử dụng đất khác nhau của Nhà nước nên việc áp dụng PL đất đai thời kỳ nào để giải quyết tranh chấp giữa các bên luôn là vấn đề mà TA phải chú trọng.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 quy định: Đương sự có yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho TA tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp26.

Bên cạnh đó, của BLTTDS năm 2015 cũng quy định việc xác minh, thu thập chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:

  1. Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
  2. Thu thập vật chứng;
  3. Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
  4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
  5. Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
  6. Yêu cầu TA thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
  7. Yêu cầu TA ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  8. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của PL27.

Việc xác định, xác minh tài liệu, chứng cứ QSDĐ thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài, qua nhiều thời kỳ. Do đó, việc thu thập tài liệu, chứng cứ là cực kỳ khó khăn. Do đó, khi Toà án tiến hàng xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ trong quá trình GQTCQSDĐcần lưu ý các vấn đề như sau:

Thứ nhất, làm rõ nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất. Để làm được điều này đòi hỏi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần phải xác định nguồn gốc đất, nếu thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi thời gian nào có đúng quy định PL hay không và thực tế tranh chấp QSDĐ do ai sử dụng. Để xác minh, thu thập chứng cứ về vấn đề trên thì Toà án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tổ chức họp hoà giải. Bên cạnh đó, Toà án còn những vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn thì tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ đối với những người có QSDĐ liền kề hoặc chính quyền địa phương nơi có đất tranh chấp tại thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ và tại thời điểm xảy ra tranh chấp QSDĐ.

Thứ hai, xác minh,thu thập chứng cứ về việc kê khai, đăng ký QSDĐqua các thời kỳđể làm rõ các vấn đề trên cần yêu cầu cơ quan đang lưu giữ tư liệu địa chính đó, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu.

Thứ ba, thu thập tài liệu, chứng cứ về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ xem việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ có đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; đúng đối tượng sử dụng đất theo quy định PL không.Trên cơ sở đó, TA hủy hay không hủy giấy chứng nhận QSDĐ. Sau đó, xác định thẩm quyền giải quyết vụ án là của TA cấp huyện hay TA cấp tỉnh.

Để làm rõ vấn đề về tranh chấp QSDĐ thì Toà án phải tiến hành xác định, xác minh tài liệu, chứng cứ. Qua đó, Thẩm phán yêu cầu cơ quan đang lưu giữ hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ(Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu cấp huyện không còn lưu giữ tài liệu). Ngoài ra, TA phải gửi Công văn yêu cầu Uỷ ban nhân dân cùng cấp có ý kiến về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ tranh chấp có đúng quy định PL không, cũng như việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ có đúng đối tượng sử dụng đất hay không. Để Uỷ ban nhân dân cùng cấp sớm có văn bản phúc đáp TA vấn đề này, Thẩm phán cần gửi kèm các tài liêu chứng cứ về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, việc kê khai đang ký đất qua các thời kỳ như đã đề cập với Công văn của TA. Qua đó, Uỷ ban nhân dân cùng cấp có nhiều căn cứ để phúc đáp cho TA.28

2.4. Đặc trưng về trình tự, thủ tục giải quyết

Do đặc thù về GQTCQSDĐ thường mang tính chất gay gắt và phức tạp, do đó việc giải quyết tranh chấp không hề đơn giản. PL về đất đai đã quy định các nguyên tắc cơ bản về giải quyết TCĐĐ nhằm đảm bảo công tác này được thực hiện một cách công bằng khách quan và đúng PL. Điều này có nghĩa là giải quyết tranh chấp quyền sủ dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, giải quyết tranh chấp đất QSDĐ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước có nghĩa là không phải bất cứ cơ quan, tổ chức nào cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà chỉ cơ quan, cá nhân được pháp luật đất đai quy định mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ.

Để giải quyết các tranh chấp về QSDĐ thông qua Toà án thì trong quá trình giải quyết tranh chấp về QSDĐ người sử dụng đất phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự của BLTTDS. Đồng thời, Thẩm phán phải căn cứ vào các quy định của LĐĐ, các chứng cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Bài viết Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status