x
Trang chủ » Khái niệm, đặc điểm về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh

Khái niệm, đặc điểm về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh

Bình chọn

Khái niệm, đặc điểm về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm, đặc điểm về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch. vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh
Chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh

1. Khái niệm chuyển nhượng

Chuyển nhượng theo nghĩa thông thường là sự bán hoặc cho đi một vật, tài sản của người này cho người người khác. Thực tế hàng ngày, chúng ta thường ít sử dụng thuật ngữ này trong giao tiếp, bởi thay vì nói “tôi chuyển nhượng cho anh căn nhà này”, người ta sẽ nói “tôi bán/tặng cho anh căn nhà này”. Do vậy, thuật ngữ “chuyển nhượng” thường được sử dụng trong lĩnh vực pháp lý là chủ yếu, vì nó liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu, giao dịch dân sự nói chung.

Theo từ điển Black’s Law: “Chuyển nhượng được hiểu là di chuyển hoặc loại bỏ một vật gì từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang người khác; là chuyển hoặc bàn giao từ người này sang người khác, đặc biệt là thay đổi quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối với một vật. Ngoài ra chuyển nhượng còn có nghĩa là bán hoặc cho đi.” Theo từ điển Wex1: “Chuyển nhượng là một hành động nhờ đó quyền sở hữu tài sản được chuyển giao một cách tự nguyện từ người này sang người khác. Đó là một cách xử lý tài sản hoặc quyền tài sản dưới hình thức bán, chuyển tiền, cho thuê, giấy phép, cầm giữ, quà tặng, v.v.”

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, chuyển nhượng hiểu theo nghĩa chung nhất là hành động chuyển dịch tài sản, quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác dưới các hình thức khác nhau như: bán, tặng, cho thuê, mượn. Việc chuyển nhượng này có thể xuất phát từ những quy định của pháp luật hoặc từ hành vi pháp lý của các chủ thể có liên quan (thể hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng). Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc chuyển nhượng xuất phát từ hành vi pháp lý được thực hiện bằng các hợp đồng, giao dịch mà không nghiên cứu các trường hợp chuyển nhượng bắt buộc theo luật hoặc theo quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng như các trường hợp chuyển nhượng khác (các trường hợp chuyển nhượng này không xuất phát từ ý chí của các bên trong giao dịch chuyển nhượng mà xuất phát từ ý chí, mệnh lệnh hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước).

2. Khái niệm dự án

Khác với thuật ngữ “chuyển nhượng”, thường được sử dụng trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là pháp lý về BĐS, thì thuật ngữ “dự án” được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chúng ta có thể hiểu dự án là tập hợp các kế hoạch bao gồm những chính sách, hành động, dự trù kinh phí, các nguồn lực khác… được tổ chức thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong một lĩnh vực nhất định.

Pháp luật Việt Nam không có quy định giải thích về thuật ngữ “dự án” nói chung, nhưng trong LĐT 2020, có quy định “dự án đầu tư” là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động ĐTKD trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.2 Như vậy, với khái niệm trên về DAĐT, pháp luật nước ta đã giới hạn việc triển khai thực hiện DAĐT là trong dài hạn hoặc trung hạn (ít nhất là trên 2 năm), điều này cho thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận khái niệm dự án theo nghĩa thông thường là được thực hiện trong một thời gian nhất định. LĐT 2020 quy định rõ về thời gian thực hiện DADT để cho thấy được tầm quan trọng, mức độ thực hiện mang tính dài hơi của các DAĐT, nhằm phân biệt với các dự án khác, không có tính chất đầu tư. Trong khái niệm “dự án đầu tư” của LĐT 2020, chúng ta bắt gặp thuật ngữ “đầu tư kinh doanh”, vậy để làm rõ hơn về dự án đầu tư kinh doanh, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích khái niệm “đầu tư kinh doanh”.

3. Khái niệm đầu tư kinh doanh

Đầu tư kinh doanh là một cụm từ được ghép bởi 02 từ có nghĩa là “đầu tư” và kinh doanh” – những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và được giải thích khá nhiều trong các từ điển, sách chuyên ngành về kinh tế, pháp luật.

Trong khoa học kinh tế, đầu tư được xem là hoạt động sử dụng các nguồn “nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”. Theo Từ điển Luật học: “Đầu tư là việc cá nhân, tổ chức đưa các loại tài sản vào làm vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh”. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là hoạt động của các chủ thể bằng cách bỏ vốn, tài sản, bằng các hình thức, cách thức do pháp luật quy định nhằm mục đích sinh lời, tìm kiếm lợi nhuận. Trong các văn bản pháp luật của nước ta, trước đây LĐT 2005 quy định khái niệm “đầu tư” như sau: “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Kinh doanh theo Từ điển tiếng Việt, được hiểu là “tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi”. Ở nghĩa phổ thông kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất, đồng thời những hoạt động đó phải có sinh lợi.

Theo Luật DN 2020: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”3.

Như vậy, có thể thấy cả hai thuật ngữ “đầu tư” và “kinh doanh” có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận.

LĐT 2014 và cả LĐT 2020 đã không giải thích khái niệm “đầu tư” nói chung như LĐT 2005, thay vào đó, LĐT 2020 đã giải thích khái niệm “đầu tư kinh doanh là việc NĐT bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh”4. Để lý giải điều này, có thể các nhà làm luật nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 thuật ngữ “kinh doanh” và “đầu tư” cũng như nhấn mạnh bản chất của hoạt động “đầu tư” luôn là hoạt động có tính chất tạo lập (thông qua việc bỏ vốn, tài sản) để thực hiện các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đầu tư kinh doanh là hoạt động của các cá nhân, tổ chức bỏ vốn đầu tư (tiền, tài sản, quyền sở hữu tài sản) vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

4. Khái niệm dự án đầu tư kinh doanh

Từ khái niệm “dự án” và “đầu tư kinh doanh” ta có thể hiểu “dự án ĐTKD là tập hợp các kế hoạch bao gồm những chính sách, hành động, dự trù kinh phí, các nguồn lực khác… được tổ chức thực hiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Dự án ĐTKD là sản phẩm, kết quả được tạo ra từ hoạt động ĐTKD của cá nhân, tổ chức, do đó nó được xem là tài sản của cá nhân, tổ chức.

Trong khoa học pháp lý hiện nay, nước ta không có khái niệm dự án ĐTKD, thay vào đó chúng ta được nghe giải thích về “dự án đầu tư” trong LĐT. Tuy nhiên, về bản chất khái niệm “đầu tư kinh doanh” theo LĐT chính là khái niệm đầu tư – đây là hoạt động mang tính tìm kiếm lợi nhuận, do đó chúng ta có thể hiểu dự án ĐTKD là dự án đầu tư nói chung.

Dự án ĐTKD có những đặc điểm riêng biệt, do đó cần có những quy định pháp lý chặt chẽ về chuyển nhượng DA ĐTKD. Cụ thể, một DA ĐTKD thường có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, dự án ĐTKD có mục tiêu, kết quả xác định. Đặc điểm này thể hiện tính thống nhất mục tiêu, kết quả của một DA gồm nhiều thành phần khác nhau. Mỗi DA có thể gồm nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập nhưng tập hợp các kết quả cụ thể phải hình thành nên kết quả chung của dự án. Do đó, tất cả các DA đều phải có kết quả được xác định rõ ràng.

Thứ hai, dự án ĐTKD có thời gian tồn tại hữu hạn. Đặc điểm này xuất phát từ thời gian thực hiện DA là có xác định trong một thời hạn nhất định: trung hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, đây là thời gian thực hiện DA bao gồm các giai đoạn từ lúc hình thành, phát triển đến khi kết thúc thực hiện. Sản phẩm sau đó của DA có thể tồn tại kéo dài và được chuyển giao lại cho bộ phận quản lý, vận hành. Ví dụ một DA đầu tư xây dựng NOTM khi triển khai thực hiện sẽ xuất phát từ giai đoạn chuẩn bị, xin chủ trương đầu tư, phê duyệt DA, triển khai thi công và quyết toán, bàn giao DA NOTM, kết thúc DA là việc chuyển giao NOTM cho bộ phận quản lý, vận hành.

Thứ ba, sản phẩm của dự án ĐTKD mang tính đơn chiếc, độc đáo. Sản phẩm và dịch vụ do DA đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại. Ví dụ như một dự án đầu tư khu căn hộ Vinhomes hay hệ thống đường tàu điện Suối Tiên – Bến Thành,… luôn là duy nhất và khác biệt với những công trình đầu tư khác. Đây là một đặc điểm cho thấy sự khác biệt của DA với quá trình sản xuất: kết quả của DA không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao.

Thứ tư, môi trường quản lý dự án mang tính “va chạm”. Môi trường quản lý DA có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động. Đặc điểm này xuất phát từ việc thực hiện DAĐT liên quan đến nhiều bên: chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước… và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án.

Thứ năm, tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án ĐTKD thường có độ rủi ro cao.

5. Khái niệm chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh

Từ khái niệm “chuyển nhượng” và “dự án đầu tư kinh doanh”, chúng ta có thể hiểu chuyển nhượng dự án ĐTKD là việc chuyển nhượng toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp đối với dự án ĐTKD từ chủ đầu tư cũ sang chủ đầu tư mới phù hợp với quy định của pháp luật. Chuyển nhượng dự án ĐTKD xuất phát chủ yếu từ hành pháp lý của các NĐT tức là từ các giao dịch chuyển nhượng. Tuy nhiên, dự án ĐTKD là tài sản phức tạp, đặc thù, có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và trong nhiều trường hợp ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng của đất nước nên việc chuyển nhượng phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Vì có những đặc điểm riêng biệt của dự án ĐTKD, nên hoạt động chuyển nhượng dự án ĐTKD có những đặc điểm nhất định, được pháp luật quy định chặt chẽ.

6. Đặc điểm của chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh

Một là đối tượng của chuyển nhượng là dự án ĐTKD – một loại tài sản phức tạp, có nhiều đặc thù khác với các tài sản thông dụng khác.

Dự án ĐTKD là một loại hàng hóa đặc biệt, có tính cá biệt cao và có thể ảnh hưởng, tác động đến kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng…Các tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan trong dự án ĐTKD đan xen, không tách rời nhau như: QSDĐ, quyền sở hữu công trình xây dựng, quyền sở hữu trí tuệ, người lao động, bí quyết công nghệ, kinh doanh,… tạo thành giá trị của DA, vì vậy điều này khiến cho việc chuyển nhượng dự án ĐTKD trở nên khác biệt so với việc chuyển nhượng một loại tài sản thông thường khác.

Hai là, chuyển nhượng dự án ĐTKD phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và chịu sự quản lý, sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước.

Đặc điểm này xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTKD vì những đặc điểm cơ bản của dự án ĐTKD như: liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý DA; môi trường quản lý DA mang tính “va chạm”; tính bất định và rủi ro cao. Bên cạnh đó, xét ở khía cạnh kinh tế, dự án ĐTKD có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương, khu vực,.. thậm chí còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, do đó đòi hỏi hoạt động chuyển nhượng dự án ĐTKD chịu sự điều chỉnh chặt chẽ từ hệ thống pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Ba là, chủ thể phải thỏa mãn, đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định thì mới được tham gia chuyển nhượng DA ĐTKD.

Sau khi nhận chuyển nhượng thành công, chủ thể nhận chuyển nhượng DA sẽ trở thành nhà đầu tư của dự án, vì vậy, chủ thể nhận chuyển nhượng dự án ĐTKD phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành NĐT theo quy định của pháp luật. Để lý giải cho việc tại sao pháp luật lại quy định những điều kiện, tiêu chuẩn đối với các chủ thể tham gia các giao dịch chuyển nhượng, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để tránh tình trạng đầu cơ, chuyển nhượng DA để trục lợi; nhiều dự án ĐTKD trong các ngành, nghề, lĩnh vực, khu vực,… có ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc gia…

Bốn là, việc chuyển nhượng dự án ĐTKD chỉ làm thay đổi NĐT của DA chứ không làm chấm dứt hoạt động của dự án ĐTKD.

Bản chất của chuyển nhượng dự án ĐTKD là sự chuyển dịch quyền sở hữu các tài sản, quyền tài sản và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án ĐTKD. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng dự án ĐTKD thì chỉ làm thay đổi NĐT của dự án, hoạt động của DA vẫn tiếp tục được thực hiện, đảm bảo hoàn thành DA theo tiến độ, kế hoạch. Chính vì vậy, mà pháp luật quy định cụ thể những điều kiện, tiêu chuẩn đối với NĐT tham gia vào giao dịch chuyển nhượng dự án ĐTKD.

Đặc điểm này của chuyển nhượng dự án ĐTKD khác với hoạt động chuyển nhượng vốn của các tổ chức sở hữu DA hay hoạt động mua bán, sáp nhập DN (M&A

– Mergers and Acquisitions). Sau giao dịch M&A, toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ của DN bị mua, bị sáp nhập được chuyển giao cho bên mua, bên được sáp nhập và

DN được mua lại bị chấp dứt hoạt động, không còn tồn tại hay sau giao dịch chuyển nhượng vốn, bên nhận chuyển nhượng vốn sẽ tiếp nhận toàn bộ các quyền, nghĩa vụ đối với phần vốn góp của bên chuyển nhượng trong công ty. Do đó, về bản chất đây là sự thay đổi thành viên trong công ty, có sự tương đồng với chuyển nhượng DA là sự thay đổi CĐT dự án, tuy nhiên đối với giao dịch chuyển nhượng vốn thủ tục pháp lý tuân theo quy định của Luật DN, còn chuyển nhượng DA thì tuân theo quy định của LĐT và các luật chuyên ngành như: Luật KDBĐS, Luật Nhà ở,.. đồng thời hệ quả pháp lý của chuyển nhượng vốn có thể ảnh hưởng lớn đối với DA, thậm chí là chấm dứt hoạt động của DA nếu DN thay đổi định hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, còn đối với chuyển nhượng DA, CĐT mới phải tiếp tục kế thừa quyền và các nghĩa vụ liên quan của DA, cam kết thực hiện DA theo quy định. 

Bài viết Khái niệm, đặc điểm về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh  được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Quản trị chuỗi cung ứng

Bình chọn Quản trị chuỗi cung ứng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quản trị chuỗi cung ứng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]

Luận văn Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học […]

Luận văn Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]

Luận văn Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Luận văn Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status