x
Trang chủ » Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng

Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng

Bình chọn

Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch. vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng

Với sự phát triển của hệ thống pháp lý, mà cụ thể là luật Dân sự cùng các ngành luật khác, các quan hệ xã hội ngày càng được pháp luật bảo vệ, tôn trọng và yêu cầu các bên tuân thủ. Một quan hệ xã hội được xác lập theo đúng quy định của pháp luật, đồng nghĩa với việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên được hình thành. Nếu một bên chủ thể vi phạm những nguyên tắc mà pháp luật đã đề ra hay đơn thuần là vi phạm nghĩa vụ, ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức khác buộc phải bù đắp cho chủ thể gánh chịu những hậu quả bất lợi do HVVP.

Trong mối quan hệ hợp đồng và đặc biệt là hợp đồng thương mại, nếu HVVP của một bên gây ra những tổn thất nhất định thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu được BTTH cho những mất mát đó. Với bản chất song vụ của hợp đồng thương mại, nghĩa vụ BTTH được đặt ra cho HVVP là điều tất yếu. Điều này nhằm khắc phục được những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. “BTTH trong khoa học pháp lý có thể được khái quát như một chế tài tiền tệ dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt hại”2. “Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, BTTH là hình thức trách nhiệm được tất cả hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng”3. “Trong trường hợp bên có quyền bị vi phạm đã áp dụng các hình thức trách nhiệm khác thì họ vẫn không

đương nhiên mất quyền đòi BTTH. Vì vậy, có thể coi BTTH là một giải pháp vạn năng cho mọi trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng”4.

LTM 2005 quy định chế tài BTTH tại khoản 1 Điều 302 LTM 2005: “BTTH là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do HVVP hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Trong mối quan hệ kinh doanh, thương mại, tại thời điểm hợp đồng được xác lập dưới nhiều hình thức thì quyền và nghĩa vụ của các bên được hình thành, vì vậy HVVP gây thiệt hại cho bên còn lại dù có được quy định hay không trong hợp đồng thì chủ thể vi phạm cũng phải có nghĩa vụ BTTH. Đây là trách nhiệm pháp lý mang tính chất tất yếu khi một bên phải gánh chịu những tổn thất về mặt vật chất hay tinh thần.

Chế tài BTTH được quy định trong cả LTM 2005 và BLDS 2015 như một biện pháp để nhằm “khắc phục hợp đồng” bằng việc bù đắp những tổn thất của chủ thể gây ra những thiệt hại.

Chế tài BTTH thể hiện mục đích là bù đắp, bồi hoàn toàn bộ thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm hơn là trừng trị bên có HVVP hợp đồng. Như vậy, chế tài BTTH là một chế tài mang tính chất tài sản, việc BTTH chính là bồi thường những tổn thất thực tế bị mất mát do HVVP của một bên trong hợp đồng. Về lý thuyết, BTTH là làm cho HVVP hợp đồng của bên kia trong quan hệ thương mại trở nên vô hại về mặt vật chất đối với bên bị vi phạm hợp đồng5.

Từ đó có thể thấy, BTTH đối với KLTTĐLĐH là việc bên vi phạm phải đền bù cho bên chủ thể bị vi phạm những lợi ích nhất định đáng lẽ được hưởng nếu mục đích của hợp đồng không đạt được bởi HVVP của một bên. Đối với KLTTĐLĐH, việc bên phạm BTTH là một biện pháp pháp lý nhằm mục đích bù đắp, khôi phục lại những lợi ích vật chất, những khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ. Điều này giúp cân bằng quyền lợi giữa các bên. Rõ ràng chúng ta có thể nhìn nhận BTTH đối với KLTTĐLĐH là một phần trong chế định BTTH trong LTM 2005. Trong LTM 2005 quy định BTTH dựa trên tổn thất gồm 2 loại đó là:

(i) Tổn thất thực tế: Khoản 2 Điều 302 LTM 2005 quy định về tổn thất thực tế, theo đó thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được bằng tiền mà bên bị vi phạm phải chịu như hàng hóa mất mát, hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại đã xảy ra do bị vi phạm. Khi so sánh với CISG, thiệt hại thực tế được CISG xem xét là sự sụt giảm trong tài sản hoặc tình hình tài chính hiện tại. Dựa vào thực tiễn tài phán và căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của thiệt hại mà phân chia thiệt hại thực tế thành ba loại: thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp và thiệt hại phát sinh liên quan.

  • Thiệt hại trực tiếp về cơ bản là giá trị giảm đi mà bên bị vi phạm phải gánh chịu, tức là sự chênh lệch giữa giá trị mà bên bị vi phạm đáng lẽ phải nhận được khi hợp đồng được thực hiện đúng và giá trị bên bị vi phạm thực tế nhận được do hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng. Đối với trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ, thiệt hại trực tiếp có thể được bồi thường căn cứ vào Điều 75, 76 CISG. Tức là dựa vào chênh lệch giá giữa vào hàng hóa được thỏa thuận trong hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ. Trong trường hợp, hợp đồng không bị hủy bỏ và bên mua vẫn nhận hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì giá trị của hàng hóa không phù hợp phải được khấu trừ, bên mua được bồi thường chênh lệch giữa hàng hóa theo hợp đồng và giá hàng hóa không phù hợp do bên bán giao6. Trong vụ kiện thiết bị thi công7, khi bên bán giao ba mặt hàng thiết bị thi công theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên mua, bên mua chỉ nhận một mặt hàng và từ chối nhận đối với hai mặt hàng còn lại. Do đó, bên bán đã bán lại hai mặt hàng còn lại cho một đối tác khác. Tòa án phúc thẩm Oberlandesgerich – Áo đã bác kháng cáo của bên mua và chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên bán, được tính bằng chênh lệch giữa giá hàng hóa đã bán trong giao dịch thay thế và giá hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, chênh lệch giữa giá hàng hóa trong giao dịch thay thế và giá hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng được xem là trực tiếp và được bồi thường theo CISG.

  • Thiệt hại phát sinh có liên quan được hiểu là thiệt hại xảy ra khi bên bị phạm thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại toàn bộ, thiệt hại phát sinh có liên quan có thể bao gồm chi phí của bên bán lưu giữ và bảo quản hàng hóa trong thời gian tìm kiếm bên thứ ba để bán lại hàng hóa trong trường hợp bên mua vi phạm hợp đồng vì từ chối nhận hàng; chi phí bên mua bỏ ra để nhận hàng, lưu giữ và bảo quản hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cũng như chi phí vận chuyển để trả lại cho bên bán. Trong vụ việc DVD8, theo hợp đồng được giao kết, bên bán có nghĩa vụ giao toàn bộ đầu DVD trong một đợt giao hàng cho bên mua, việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng L/C và L/C chỉ được thanh toán sau khi bên bán đã giao toàn bộ hàng hóa. Tuy nhiên, bên bán đã giao hàng thành 05 đợt và việc thanh toán bằng L/C đã được tiến hành khi chỉ một phân hàng hóa được giao. Bên mua cho rằng việc bên bán đã giao hàng không đúng thời hạn và cách thức đã thỏa thuận trong hợp đồng và điều này gây thiệt hại về kinh tế hết sức nặng nề cho bên mua. Đặc biệt, bên mua yêu cầu bên bán phải bồi thường cho bên mua chi phí vận chuyển phát sinh mà bên mua phải bỏ ra để nhận hàng theo 05 đợt. Hội đồng Trọng tài cho rằng hành vi vi phạm hợp đồng do trì hoãn việc giao hàng, việc bên bán thay đổi cách thức giao hàng cũng là hành vi vi phạm hợp đồng và bên bán buộc phải bồi thường thiệt hại đối với chi phí vận chuyển phát sinh này.
  • Thiệt hại gián tiếp là thiệt hại kéo theo vượt quá thiệt hại trực tiếp nhưng vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên vẫn tiên liệu được thiệt hại có thể xảy ra do hậu quả của hành vi vi phạm. Thiệt hại gián tiếp chủ yếu là trách nhiệm của bên bị vi phạm đối với bên thứ ba do hậu quả của hành vi vi phạm. Có thể thấy, mặc dù bên bị phạm trong hợp đồng mới có quyền đòi bồi thường thiệt hại nhưng hành vi vi phạm hợp đồng thứ nhất dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng có liên quan. Do đó, trách nhiệm của bên bị vi phạm đối với bên thứ ba được xem là thiệt hại có thể được bồi thường theo CISG. Điển hình là trường hợp bên mua đã bán lại hàng hóa cho khách hàng nhưng hàng hóa này bị lỗi do vi phạm từ phía bên bán. Nếu bên mua đã thỏa thuận với khách hàng về việc áp dụng chế tài phạt vi hợp đồng, bên mua có thể yêu cầu bên bán bồi thường tương xứng với khoản phạt vi phạm theo Điều 74 CISG9. Trong vụ kiện xe ô tô cũ10, bên mua là đại lý xe, mua xe ô tô đã qua sử dụng từ bên bán để bán lại cho khách hàng của bên mua. Các tài liệu mà bên bán cung cấp cho bên mua đều thể hiện chiếc xe được cấp giấy phép lần đầu tiên vào năm 1992 và số dặm trên đồng hồ đo ở mức thấp. Tuy nhiên, sau khi xe đã được bên mua bán lại, khách hàng của bên mua phát hiện xe được cấp giấy phép năm 1990 và số dặm thực tế trên đồng hồ cao hơn rất nhiều. Bên mua buộc phải bồi thường thiệt hại do hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cho khách hàng. Do đó, bên mua yêu cầu bên bán phải bồi thường lại một khoản tương ứng. Tòa phúc thẩm – Đức nhận định thiệt hại của bên mua phải bồi thường cho khách hàng chính là thiệt hại gián tiếp phát sinh từ hành vi phạm hợp đồng được giao kết giữa bên mua và bên bán bởi bên mua phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba

(ii) KLTTĐLĐH: Theo Investopedia, “khoản lợi hay lợi nhuận (profit) mô tả lợi ích tài chính nhận được khi doanh thu đạt được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trừ đi nhưng chi phí, thuế và các hoạt động liên quan nhằm duy trì hoạt động”11. Còn theo Black’s law Dictionary thì “khoản lợi chính là khoản lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm hoặc chế tạo trừ đi giá trị lao động, vật liệu, tiền thuê và tất cả các chi phí”12.

Có thể thấy khoản lợi hay lợi nhuận ở đây chính là lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn có được sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ đi tất cả những chi phí kinh

doanh, sản xuất, thuế và duy trì hoạt động). Khoản lợi trong hợp đồng thương mại được hiểu là mục đích của các bên trong hợp đồng hướng tới bởi “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”13. Nhưng KLTTĐLĐH lại chưa được LTM 2005 quy định, định nghĩa rõ ràng, cụ thể. Pháp luật dân sự cũng không quy định vấn đề này mà chỉ dừng ở việc nêu ra những loại thiệt hại được bồi thường tại Điều 361 BLDS 2015: “Tổn thất về mặt tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút”. Trong CISG, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ có thể được hiểu là khoản lợi mà bên bị vi phạm chưa có được trên thực tế, nhưng nếu căn cứ vào mục đích mà bên bị vi phạm đặt ra khi giao kết hợp đồng và không có hành vi vi phạm của bên kia, khoản lợi nhuận này có thể đạt được. Như vậy, khái niệm khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ bao gồm mọi giá trị tăng thêm mà bên bị vi phạm bỏ lỡ do hành vi vi phạm của bên kia. Khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ có thể phát sinh trong một số trường hợp sau14:

  • Bên bán không giao hàng và bên mua không thể có được lợi nhuận từ việc bán lại hàng hóa đó;
  • Khi bên mua dự định sử dụng hàng hóa làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất nhưng bên bán không giao hàng làm cho hoạt động sản xuất của bên mua bị gián đoạn hay nghiêm trọng hơn là không thể duy trì;
  • Bên bán giao hàng hóa không phù hợp khiên dây chuyền sản xuất thành phẩm không hoạt động do lỗi hàng hóa mà bên bán giao;
  • Bên bán là nhà sản xuất hay là bên trung gian bỏ lỡ khoản lợi nhuận dự kiến nếu bán được hàng khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Ví dụ trong vụ kiện than cốc15, bên mua và bên bán đã giao kết hợp đồng mua bán một lượng than cốc nhất định được cung cấp bởi bên thứ ba. Tại thời điểm hàng được giao đến bên mua, bên mua phát hiện trọng lượng, chất lượng của hàng hóa không đúng như mô tả được nêu trong giấy chứng nhận phân tích hàng hóa thể hiện

tại thời điểm bốc hàng. Do đó, bên mua từ chối nhận hàng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Hội đồng trọng tài ICC nhận định, tại thời điểm bốc hàng, việc phân tích, kiểm tra hàng hóa được tiến hành bởi một cơ quan độc lập do hai bên chỉ định, bên mua không bị ràng buộc bởi việc xác định hàng hóa của cơ quan độc lập này. Do đó, mặc dù bên mua vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại vơi tổn thất xảy ra nhưng theo Điều 44, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ bị loại trừ.

Với cách hiểu của tác giả từ những định nghĩa trên thì KLTTĐLĐH trong LTM 2005 được hiểu chính là lợi ích vật chất mà bản thân hợp đồng thương mại đó hướng tới. Dựa trên thực tế của hoạt động thương mại, khoản lợi thường là thu nhập, lợi nhuận đạt được khi thực hiện hợp đồng. Chính vì mục đích của hợp đồng hướng tới là lợi nhuận mà từ đó làm căn cứ để xác định được lợi nhuận mà một bên sẽ có được khi thực hiện đúng với cam kết ban đầu.

Nội hàm của khoản 2 Điều 302 LTM 2005 tương tự như Điều 74 của CISG 1980 khi mà công ước cũng đưa ra những loại tổn thất nhất định: “Mức BTTH do vi phạm hợp đồng của một bên bao gồm giá trị tổn thất, kể cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra”. Có thể thấy pháp luật Việt Nam đã kế thừa nội dung của CISG 1980. Tuy nhiên những nhà nghiên cứu CISG 1980 luôn ngầm định rằng những quy định cứng của CISG 1980 còn quá nhiều vấn đề và chính vì vậy mà Tập san án lệ về Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của UNCITRAL được hình thành như một tài liệu quan trọng của các chuyên gia, cơ quan tài phán trong việc định hướng, sử dụng chính xác phù hợp với mục tiêu hài hòa hóa pháp luật của CISG 1980. Trong khi đó tại Việt Nam, việc sử dụng án lệ còn khá mới mẻ trong việc định hình tư duy chung cho các vụ việc có tính chất tương tự. Điều này dẫn tới sự nội luật hóa quy định của CISG 1980 gây ra không ít khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp mà cụ thể ở đây chính là vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH của chủ thể bị vi phạm. Với sự tiếp thu nội hàm của CISG 1980, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ trong CISG 1980 được nội luật hóa thành cụm từ “khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng” trong LTM 2005. Dù loại hình tổn thất có khác nhau về mặt tên gọi nhưng xét về bản chất thì khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ và KLTTĐLĐH không khác nhau.

Như vậy, theo CISG 1980, giá trị tổn thất bao gồm giá trị giảm đi mà bên bị vi phạm phải gánh chịu (thiệt hại thực tế) và giá trị tăng thêm mà bên bị vi phạm bỏ lỡ (khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ). Quy định này đã thể hiện triết lý của CISG về mục đích tồn tại của chế tài BTTH, đó là việc BTTH phải đặt bên bị vi phạm vào vị thế kinh tế mà họ có được trong trường hợp bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng16.

Cụm từ “khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng” được LTM 2005 quy định như một phần của chế định BTTH nhưng chưa có bất có văn bản pháp lý nào quy định một cách rõ ràng những khoản lợi trực tiếp này có những đặc điểm, phân loại như thế nào. Tổng hợp từ những phân tích phía trên, tác giả xin phép đưa ra nhận định của cá nhân đối với cụm từ này “BTTH đối với KLTTĐLĐH là bồi thường những khoản lợi đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng trong điều kiện bình thường, nếu bị vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Theo đó, khoản lợi này có thể là những giá trị tăng thêm mà bên bị vi phạm bỏ lỡ do việc thực hiện không đúng hợp đồng của bên vi phạm”.

2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng

Là một phần của chế tài bồi thường thiệt hại, bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng mang những đặc điểm tương tư như đặc điểm của bồi thường thiệt hại như:

  • Một là, chủ thể được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại là các bên trong hợp đồng. Bên bị vi phạm có thể chọn áp dụng hay không áp dụng chế tài này đối với bên kia. Như vậy, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại phụ thuộc hoàn toàn vào quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng.
  • Hai là, bản chất của chế tài bồi thường thiệt hại không phải là sự trừng phạt mà là một biện pháp nhằm bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm gây ra, nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa có hành vi vi phạm.
  • Ba là ngoài điều kiện là có hành vi vi phạm, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại còn đòi hỏi phải có thiệt hại xảy ra và thiệt hại này là hậu quả mang tính chất trực tiếp của hành vi vi phạm hợp đồng.
  • Bốn là, chế tài bồi thường thiệt hại và việc áp dụng chế tài này không làm loại trừ việc áp dụng những chế tài khác.

Với những đặc điểm nêu trên, chế tài bồi thường thiệt hại vừa mang tính chất phòng ngừa, vừa mang chức năng xử lý vi phạm. Cụ thể, việc gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của các bên trong việc thực hiện hợp đồng, thúc đẩy họ phải nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng để tránh những hậu quả bất lợi sẽ phải gánh chịu, từ đó ngăn ngừa và hạn chế được phạm hợp đồng xảy ra. Đồng thời thông qua việc buộc bên vi phạm phải bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm của mình gây ra cho bên kia và đã thể hiện chức năng xử lý vi phạm của chế tài này.

Bài viết Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status