Khái niệm, chức năng, phân loại và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Khái niệm, chức năng, phân loại và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán ra sao? Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?
Nội dung chính
1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Xét mối quan hệ trong thị trường chứng khoán và thị trường tài chính – thị trường vốn thì thị trường chứng khoán là một phần của thị trường tài chính. Thị trường tài chính gồm: Thị trường tài chính ngắn hạn (thị trường tiền tệ) và thị trường tài chính dài hạn (thị trường vốn); trong đó, thị trường tài chính dài hạn bao gồm: thị trường tín dụng dài hạn, thị trường cầm cố và thị trường chứng khoán.
Theo từ điển tiếng Anh kinh tế (“Longman Dictionary of Business English”,
1985), thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức, là nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo các quy tắc đã được ấn định.
Theo Luật Chứng khoán Việt Nam, số 70/2006/QH11 và Luật bổ sung sửa đổi số 62/2010/QH12, thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức, nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường.
Thị trường chứng khoán cũng là thị trường tài chính bâc cao, nơi mà các nhà đầu tư (người mua/ người bán chứng khoán) luôn cần có các thông tin tài chính minh bạch để đưa ra các quyết định kinh tế của mình; nếu không, các nhà đầu tư chứng khoán có thể chịu thiệt hại rất nặng nề nếu như các thông tin tài chính mà họ dựa vào để ra quyết định không đảm bảo độ tin cậy.
2. Chức năng của thị trường chứng khoán
Chức năng của TTCK thể hiện vai trò cụ thể của TTCK đối với nền kinh tế, cụ thể là:
Huy động vốn: Thông qua TTCK, các công ty, tổ chức kinh tế, Chính phủ có thể phát hành các cổ phiếu (stock), trái phiếu (bond), gọi chung là chứng khoán để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư.
Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư: Đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, mặc dù chịu nhiều rủi ro hơn, nhưng có khả năng sinh lời nhiều hơn – do không chỉ nhờ vào lãi suất mà còn nhờ vào việc mua/ bán lại các cổ phiếu, trái phiếu này trên TTCK, qua đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn.
Công cụ di chuyển đầu tư: Một trong những sức hấp dẫn nhất của TTCK chính là giúp NĐT di chuyển vốn đầu tư một cách dễ dàng thông qua việc quyết định mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó trên thị trường, đồng thời, có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt (tính thanh khoản cao) khi cần thiết.
Khuyến khích cạnh tranh: Giá cổ phiếu và trái phiếu của một công ty có thể lên hoặc xuống tùy vào nhu cầu thị trường. Điều này thúc đẩy các công ty có chứng khoán niêm yết phải nỗ lực kinh doanh hiệu quả, liên tục đổi mới công nghệ, phát triển thương hiệu để chứng khoán của công ty hấp dẫn trong mắt các NĐT.
Phản ánh sức khỏe nền kinh tế: Chỉ số chứng khoán phản ánh giá chứng khoán, được coi là phản ảnh sức khỏe nền kinh tế, cũng như mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp niêm yết.
Công cụ hội nhập vào nền kinh tế thế giới: Nhờ vào công cụ di chuyển vốn dễ dàng, TTCK là công cụ để các nền kinh tế đang phát triển hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế thế giới.
Để các chức năng của TTCK phát huy tác dụng, các nhà quản lý yêu cầu các thông tin được công bố trên TTCK phải được cung cấp kịp thời, đầy đủ, đảm bảo tính minh bạch và có độ tin cậy cao.
3. Phân loại thị trường chứng khoán
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, TTCK được phân loại khác nhau. Cụ thể như
sau:
Căn cứ vào quá trình lưu thông chứng khoán: TTCK bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi chứng khoán được phát hành lần đầu ra công chúng, thị trường thứ cấp là nơi các chứng khoán được mua đi bán lại.
Căn cứ vào phương thức giao dịch: TTCK bao gồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. Thị trường tập trung là thị trường chính thức, có tổ chức, trong đó các chứng khoán được niêm yết và giao dịch mua bán tại một nơi gọi là SGDCK hay Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch: TTCK bao gồm: thị trường trao ngay, thị trường giao dịch kỳ hạn và thị trường giao dịch tương lai.
4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Trên TTCK, các chủ thể chính tham gia thị trường gồm: Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết chứng khoán, các NĐT chứng khoán và các định chế tài chính trung gian.
Các tổ chức phát hành chứng khoán tiến hành chào bán chứng khoán lần đầu qua thị trường sơ cấp nhằm tăng vốn phục vụ cho việc tài trợ các dự án, mục tiêu hoạt động của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành chứng khoán có thể gồm: Chính phủ – phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư; chính quyền địa phương – phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án, nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương; các công ty cổ phần – phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty; các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn – phát hành trái phiếu doanh nghiệp; các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ – phát hành chứng chỉ đầu tư.
Sau khi chứng khoán của các tổ chức phát hành được chào bán lần đầu trên TTCK sơ cấp, hay thường gọi là chào báo cổ phiếu lần đầu ra công chúng, sẽ được các NĐT giao dịch, mua bán lại trên TTCK thứ cấp. Khi các tổ chức phát hành tiến hành niêm yết chứng khoán là việc công bố chứng khoán đủ tiêu chuẩn giao dịch tại thị trường chính thức (SGDCK hay Trung tâm GDCK). Tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết trên TTCK.
Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và NĐT được coi là những chủ thể tạo nên sự sôi động của TTCK. Trong đó, các công ty cổ phần là tổ chức phát hành và tổ chức niêm yết quan trọng, tạo ra nguồn hàng hóa (cổ phiếu, trái phiều) thường niên và có khối lượng giao dịch đáng kể trên thị trường chứng khoán.
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]
Bình chọn Luận văn thạc sĩ về kinh tế phát triển là một sản phẩm nghiên cứu của những sinh viên theo học chương trình này, nhằm hoàn thành yêu cầu học tập cấp bậc thạc sĩ. Do đó, luận văn có những tiêu chí riêng biệt cần tuân thủ. Hãy tham khảo ngay 100 […]
Bình chọn Những mẫu luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực Lưu trữ học luôn nhận được sự quan tâm lớn. Điều này xuất phát từ việc nhu cầu theo đuổi chương trình thạc sĩ ngành này ngày càng gia tăng. Trong quá trình thực hiện luận văn, việc chọn lựa đề tài và phương […]
Bình chọn Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và viết luận văn trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là về quản lý chất lượng, hãy tham khảo danh sách 100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý chất lượng nổi bật nhất. Luận Văn 3C đã tổng hợp […]
Bình chọn Trong bối cảnh kinh tế phát triển mạnh mẽ và tình hình toàn cầu ngày càng phức tạp, việc hiểu và ứng dụng các phương pháp thống kê một cách chính xác trở nên vô cùng cần thiết. Dành cho những ai đang quan tâm đến lĩnh vực thống kê kinh tế, Luận […]
Bình chọn Chủ đề kinh tế đầu tư thực sự hứa hẹn và thú vị cho việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Do đó, Luận Văn 3C đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực này, bao gồm hơn 100 đề tài luận văn […]
Bình chọn Trong lĩnh vực Luận văn thạc sĩ Ngành Kinh Tế Chính Trị, có rất nhiều đề tài thú vị và độc đáo. Tuy nhiên, khi học viên chọn những đề tài này để làm bài, họ sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đầu tiên, việc thiếu tài liệu tham khảo […]
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về sự hài lòng của nhân viên giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về sự […]