x
Trang chủ » Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính

Bình chọn

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê  luận văn thạc sĩ của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ – Bảng giá 2023

1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp và tạo nên thực thể của sản phẩm xây lắp.

Ví dụ: gạch, ngói, xi măng, sắt, thép, bê tông đúc sẵn…

Đối với sản phẩm xây lắp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn (từ 60-70%) trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm. Đối với loại chi phí này, doanh nghiệp thường phải căn cứ vào dự toán chi phí của từng công trình, hạng mục công trình và điều kiện thi công để tính toán và xác định.

Các nguyên tắc kế toán

Khi kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần tôn trọng các nguyên tắc sau đây:

– Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất phải được xác định theo nguyên tắc giá gốc. Nếu xuất vật liệu từ kho phải tính giá thực tế xuất dùng. Có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá: phương pháp nhập trước-xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước, phương pháp giá bình quân hoặc phương pháp giá đích danh. Nếu mua vật liệu dùng ngay cho sản xuất phải xác định theo giá mua cộng với các chi phí thu mua.

– Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan, theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ định mức tiêu hao theo hệ số, số lượng sản phẩm…

– Phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình và hạng mục công trình.
– Trị giá NVLTT còn lại ở cuối kỳ trước chưa sử dụng hết để lại công trường tiếp tục sử dụng ở kỳ sau hoặc đưa về nhập kho.
– Cuối kỳ hạch toán hoặc thi công công trình hoàn thành phải kiểm kê, đánh giá lại các nguyên vật liệu còn thừa chưa sử dụng hết, phế liệu thu hồi nếu có của từng công trình để chuyển sang kỳ sau hoặc đưa về nhập kho và ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình đó.

Do đó chi phí NVLTT thực tế trong kỳ được xác định:

Kế toán chi phí sản xuất

Chứng từ sử dụng

– Hóa đơn mua hàng

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

– Giấy đề nghị tạm ứng.

– Phiếu chi…

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).

Trình tự kế toán

Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được trình bày theo Sơ đồ 2.1.

2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản chi phí cho lao động tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng, vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, thu dọn công trường không phân biệt công nhân thuộc biên chế doanh nghiệp hay công nhân thuê ngoài.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công công trình.

Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm:

– Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý công trình, công nhân vận hành máy thi công.
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính tiền lương của công nhân trực tiếp thi công. Các khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung (TK 627)

Các hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp xây lắp:

– Trả lương theo thời gian: Căn cứ vào bảng chấm công và các cấp bậc của từng công nhân, hệ số hưởng lương kế toán lập bảng thanh toán lương.
– Trả lương theo công nhật: Căn cứ vào số công của người lao động thực tế làm việc và đơn giá lương một ngày công.
– Trả lương khoán: Căn cứ vào khối lượng xây dựng hoặc theo công việc người lao động hoàn thành và đơn giá cho một khối lượng công việc hoặc đơn giá phần công việc đó được ký kết trên hợp đồng giao khoán, kế toán tính tiền lương phải trả cho người lao động.

Nguyên tắc kế toán

Khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

– Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho công trình, hạng mục công trình nào phải được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương. Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình mà không thể hạch toán riêng thì phải tập hợp chung rồi phân bổ cho từng công trình hay hạng mục công trình theo tiêu thức hợp lý.

– Phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình.

Chứng từ sử dụng

– Bảng chấm công hoặc theo dõi công tác của các tổ, đội thi công.

– Phiếu làm thêm giờ.

– Hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán, hợp đồng vụ việc.

– Bảng tính lương .

– Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Trình tự kế toán

Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được trình bày theoSơ đồ 2.2.

3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Nội dung kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Máy thi công là các loại máy móc được sử dụng trực tiếp tại công trường để thi công hoặc lắp đặt các công trình, hạng mục công trình. Các loại máy này muốn sử dụng được cần phải có nhiên liệu như: xăng, dầu, điện, khí nén…và phải có công nhân vận hành máy.

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhiên liệu, khấu hao máy, chi phí nhân công vận hành máy và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy.

– Chi phí sử dụng máy thi công được chia làm 2 loại:

+ Chi phí tạm thời: Là những chi phí có liên quan đến sử dụng máy thi công nhưng không phải phục vụ trực tiếp cho thi công như: Chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử, di chuyển máy giữa các công trình… chi phí này được tập hợp và phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công cho từng công trình hoặc hạng mục công trình.

+ Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy phục vụ trực tiếp ở công trường như: Chi phí về nhiên liệu, vật liệu, tiền lương công nhân vận hành máy, khấu hao máy, chi phí sửa chữa thường xuyên…

– Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công hoặc doanh nghiệp sử dụng máy thi công trong trường hợp các doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng.

+ Doanh nghiệp tự mua sắm máy móc thiết bị, tự quản lý và sử dụng để thi công các công trình (trường hợp này không thành lập tổ, đội máy riêng biệt). Chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công được tập hợp trực tiếp vào TK 623 chi tiết theo từng công trình.

+ Doanh nghiệp mua máy móc nhưng giao cho các tổ, đội quản lý và điều hành sử dụng máy (trường hợp này doanh nghiệp lập các tổ, đội chuyên về máy thi công). Tổ, đội có thể hạch toán chung với hệ thống kế toán của doanh nghiệp hoặc tổ chức hạch toán độc lập. Tùy theo việc tổ chức kế toán ở đội máy thi công sẽ có phương pháp hạch toán phù hợp.

+ Doanh nghiệp thuê máy móc bên ngoài: Chi phí thuê máy được hạch toán vào TK 623 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

Nguyên tắc kế toán

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

– Phải hạch toán chi tiết các khoản chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời để tập hợp, phân bổ một cách phù hợp cho từng công trình, hạng mục công trình.
– Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với mô hình quản lý và sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp.
– Chi phí sử dụng máy thi công phục vụ cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải tập hợp vào chi phí công trình, hạng mục công trình đó dựa trên giá thành đơn vị một giờ công chạy máy. Nếu không thể hạch toán riêng phải tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tiêu thức phù hợp như: Số giờ công phục vụ thực tế, số giờ công dự toán, chi phí dự toán…

Chứng từ sử dụng

– Phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công

– Nhật ký theo dõi hoạt động xe máy thi công

Tài khoản sử dụng

TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công TK 623 có 6 Tài khoản cấp 2

TK 6231 – Chi phí nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ: phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, công nhân phục vụ máy thi công kể cả khoản tiền ăn giữa ca của các công nhân này. Tài khoản này không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính theo tỷ lệ trên tiền lương của công nhân sử dụng xe, máy thi công (Các khoản tính trích này được phản ánh vào TK 627: Chi phí sản xuất chung).

TK 6232: Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu như xăng, dầu, mỡ..) vật liệu khác phục vụ xe máy thi công.

TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất: Dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công

TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình

TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện, nước, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ…

TK 6238: Chi phí bằng tiền khác: Dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công, khoản chi cho lao động nữ…

Trình tự kế toán

Việc kế toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm tổ chức công tác thi công bằng máy của đơn vị xây lắp (phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công). Có 2 trường hợp hạch toán chi phí sử dụng máy thi công là:

– Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng, đội máy thi công có tổ chức thực hiện kế toán riêng. Trình tự kế toán được trình bày theo
Sơ đồ 2.3.

– Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công (hạch toán chung). Trình tự kế toán được trình bày theo Sơ đồ 2.4.

4. Kế toán chi phí sản xuất chung Nội dung kế toán

Chi phí sản xuất chung trong hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây dựng ở công trường.
Chi phí sản xuất chung trong xây dựng bao gồm:

– Chi phí nhân viên quản lý đội xây dựng: Là những chi phí phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của nhân viên quản lý đội xây dựng (đội trưởng đội thi công, kỹ thuật, thủ kho, kế toán đội xây dựng, nhân viên bảo vệ công trường…)

– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công.

– Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu dùng để xây lắp, dựng lán trại tạm thời và vật liệu phục vụ cho việc quản lý xây dựng tại công trường.
– Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí về CCDC sản xuất dùng trong quá trình thi công công trình, hạng mục công trình và cho đội quản lý xây dựng như: xô, xẻng, giao xây, máy bơm nước, xe kéo, quạt điện…

– Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của TSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý thi công (không bao gồm khấu hao của máy thi công)
– Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý thi công như điện, nước, điện thoại…
– Chi phí khác bằng tiền: Gồm những chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể trên cho phục vụ quản lý thi công xây lắp như: chi phí tiếp khách, văn phòng phẩm cho đội quản lý thi công…

Ngoài ra, khi hạch toán chi phí sản xuất chung phải được chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định (chi phí sản xuất chung định phí) và chi phí sản xuất chung biến đổi (chi phí sản xuất chung biến phí).

– Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng tổ đội sản xuất… Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn mức công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

– Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp… Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Nguyên tắc kế toán

– Kế toán chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình đồng thời phải chi tiết theo các nội dung chi phí. Nếu chi phí sản xuất chung không thể hạch toán riêng cho từng công trình hoặc hạng mục công trình thì phải tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo những tiêu thức phù hợp như: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT hoặc chi phí SXC theo dự toán đã xây dựng.

– Phải quản lý tốt các chi phí giao khoán cho các đội xây dựng nếu có. Chi thanh toán cho các đội xây dựng những chi phí hợp lý, trong dự toán phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn. Từ chối thanh toán những chi phí ngoài dự toán, bất hợp lý.

Chứng từ sử dụng

Là những chứng từ hợp pháp, hợp lệ phục vụ cho sản xuất chung như hoá đơn bán hàng, bảng kê phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, hóa đơn tiền điện, tiền nước dùngriêng cho từng công trình…
Tài khoản sử dụng

TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 627 có 6 TK cấp 2
TK 6271: Chi phí nhân quản lý đội xây dựng

TK 6272: Chi phí vật liệu

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định

TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6278: Chi phí bằng tiền khác

Trình tự kế toán

Trình tự kế toán chi phí sản xuất chungđược trình bày theo Sơ đồ 2.5

5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Nội dung kế toán

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được thực hiện vào cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành dựa trên các khoản chi phí đã tập hợp được cho từng công trình hoặc hạng mục công trình.

Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng và những chi phí không thể tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng thì phải phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp. Trong ngành xây dựng cơ bản thường phân bổ thực hiện phân bổ chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.

Nguyên tắc kế toán

– Việc tổng hợp chi phí xây lắp phải thực hiện theo từng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành dựa trên các khoản mục chi phí đã tập hợp.
– Các khoản mục chi phí nếu liên quan đến nhiều công trình hay hạng mục công trình phải được phân bổ theo tiêu thức hợp lý.

Tài khoản sử dụng

TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trình tự kế toán

Trình tựkế toán tập hợp chi phí sản xuất được trình bày theo Sơ đồ 2.6. 2.5.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quy trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Sản phẩm dở dang của doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành khối lượng công tác xây lắp trong kỳ và chưa được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán.

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định tính trung thực, hợp lý của việc tính giá của sản phẩm sản xuất trong kỳ và từ đó xác định được chính xác lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.

Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác cần phải tiến hành kiểm kê khối lượng nguyên vật liệu chưa sử dụng tại công trường thi công. Bộ phận kế toán cần kết hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật tại công trường thi công để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang.

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng:

– Đánh giá theo chi phí thực tế phát sinh

Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp công trình, hạng mục công trình bàn giao thanh toán khi đã hoàn thành toàn bộ. Sản phẩm dở dang là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng chi phí thực tế xây lắp phát sinh lũy kế từ khi khởi công xây dựng cho đến cuối kỳ báo cáo.

Dck = Dđk + C

Trong đó:

Dck: Là chi phí dở dang cuối kỳ

Dđk: Là chi phí dở dang đầu kỳ trước

C: Là chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ

– Đánh giá theo giá dự toán và mức độ hoàn thành của sản phẩm xây lắp dở dang:

Phương pháp này áp dụng đối với trường hợp công trình, hạng mục công trình bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành. Khi đó, sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Sản phẩm xây dựng dở dang cuối kỳ được xác định bằng cách phân bổ chi phí thực tế phát sinh của phần việc, hạng mục công trình hoàn thành và chưa hoàn thành theo giá dự toán của phần việc, hạng mục đó với mức độ hoàn thành thực tế của từng phần việc, hạng mục công trình.

Kế toán chi phí sản xuất

Dck: Là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ

Ddk: Là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ

C : Chi phí xây lắp thực tế phát sinh trong kỳ

Zdtht: Giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) của các khối lượng hay giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ.

Zdtdd: Giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) của các khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành.

7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

a) Kỳ tính giá thành

Việc tính giá thành chỉ được thực hiện ở một kỳ nhất định gọi là kỳ tính giá thành.Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá cho đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm, lao vụ không thể tính vào bất kỳ thời điểm nào mà phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài hay ngắn và đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp.

Đối với các doanh nghiệp xây lắp, do đặc điểm tổ chức sản xuất và hình thức nghiệm thu, bàn giao thanh toán khối lượng xây lắp sản phẩm hoàn thành nên kỳ tính giá thành là thời điểm sản phẩm được hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao thanh toán.

b) Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Nó mang tính thuần túy kỹ thuật, tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường là hạng mục công trình, toàn bộ các công trình hoặc hối lượng xây lắp hoàn thành.

Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán lựa chọn sử dụng, một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá sau:

– Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp)

Đây là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp vì việc sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu, giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ dàng thực hiện.

Tùy vào từng phương thức nghiệm thu, bàn giao công trình được quy định trên hợp đồng mà kế toán có thể sử dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp.
Cụ thể:

Nếu hợp đồng quy định nghiệm thu một lần toàn bộ công trình, hoặc một hạng mục công trình độc lập khi nhà thầu hoàn thành bàn giao thì giá thành công trình là toàn bộ chi phí từ khi khởi công đến khi kế thúc được xác định như sau:

Nếu hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu phải nghiệm thu, bàn giao nhiều lần các hạng mục công trình có xác định riêng rẽ về giá trị trong tổng giá trị của hợp đồng thì giá thành của từng công trình, hạng mục công trình được xác định:

– Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn vị thi công, kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình và chi phí sản xuất cho cả nhóm để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.


 Tổng giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao

Tỷ lệ tính giá thành = Tổng giá thành dự toán khối lượng, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao

– Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp, thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra các bộ phận sản xuất khác nhau.Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành.Theo phương pháp này giá thành công trình được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội cộng với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Z = Dđk + C1 + C2 + …+ Cn –Dck

Trong đó C1, C2,…, Cn là chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình.

– Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất và phát sinh vượt mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kế hoạch giá thành. Nội dung của phương pháp này như sau:

Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí được duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức. So sánh chi phí phát sinh với định mức để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm.

8. Kế toán chi phí sản xuất trong điều kiện khoán:

Hình thức giao khoán công việc là một hình thức quản lý khá mới trong các doanh nghiệp và nó được áp dụng nhiều ở các doanh nghiệp xây lắp. Theo đó các đơn vị nhận thầu sau khi ký được hợp đồng sẽ giao khoán lại cho các đội, đơn vị cấp dưới trực thuộc công ty để thực hiện thực hiện thi công công trình, hạng mục công trình dưới hình thức khoán gọn. Quan hệ thanh toán trong giao khoán nôi bộ được thực hiện thông qua tài khoản 136- Phải thu nội bộ.

Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương thức giao khoán được khái quát thông qua sơ đồ sau:

Xem thêm các bài viết:

=>Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

=>Cơ sở lý luận kế toán chi phí sản xuất theo hệ thống kê khai thường xuyên

=>Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

=>luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim

=>Cơ sở lý luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị 

=>luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cho thuê văn phòng tạiCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhân lực

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Cở sở lý luận Nội dung kế toán trách nhiệm

Bình chọn Cở sở lý luận Nội dung kế toán trách nhiệm giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Tổ chức các trung tâm trách nhiệm, Chỉ tiêu […]

Quan hệ kế toán trách nhiệm với tổ chức phân cấp quản lý

Bình chọn Quan hệ kế toán trách nhiệm với tổ chức phân cấp quản lý giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quan hệ kế toán trách nhiệm […]

Cơ sở lý luận kế toán trách nhiệm

Bình chọn Cơ sở lý luận kế toán trách nhiệm giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về:Bản chất của kế toán trách nhiệm, vai trò của kế toán […]

Luận văn Kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toánKế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị

Bình chọn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn […]

Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Bình chọn Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]

Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cho thuê văn phòng tạiCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cho thuê văn phòng tạiCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhân lực  cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status