x
Trang chủ » Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị

Bình chọn

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về:Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán quản trị. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê  luận văn thạc sĩ của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ – Bảng giá 2023

1. Phân loại chi phí sản xuất

– Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động có nghĩa là những chi phí này sẽ tăng, giảm như thế nào đối với các mức độ thay đổi của hoạt động kinh doanh.Mục đích của cách phân loại này là cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và điều tiết chi phí.

Theo cách phân loại này chi phí được phân làm 3 loại:

Biến phí: Là những chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, được chia thành biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Biến phí thường bao gồm các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp…

Định phí: Là những khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Định phí được chia làm 2 loại là định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc. Định phí thường gồm các khoản như chi phí khấu hao máy móc, thiết bị dùng trong phân xưởng, chi phí thuê nhà xưởng…

Chi phí hỗn hợp: là những chi phí có cả yếu tố cố định và yếu tố biến đổi. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Chi phí hỗn hợp thường gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp…

Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, xây dựng các mô hình kế toán chi phí và giúp nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.

– Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

Để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý, ngoài các cách phân loại trên, chi phí còn được phân loại thành chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội.

Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, tập hợp trực tiếp cho sản phẩm, lao vụ đó. Trên góc độ quản trị doanh nghiệp, chi phí trực tiếp thường mang tính chất có thể tránh được, tức là nó phát sinh và mất đi cùng với sự phát sinh và mất đi của một hoạt động cụ thể.

Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều khối lượng khác nhau nên phải tập hợp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Trên góc độ quản trị doanh nghiệp, chi phí gián tiếp thường mang tính chất không thể tránh được.

Chi phí cơ hội: Là phần lợi nhuận tiềm năng bị từ bỏ khi lựa chọn phương án hoạt động này thay vì một phương án hoạt động khác. Chi phí cơ hội là khoản chi phí không được theo dõi trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng đối với việc ra quyết định. Nhà quản trị cần xem xét các chi phí cơ hội của các phương án khác nhau để đưa ra quyết định lựa chọn phương án đem lại lợi nhuận cao nhất.

– Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Nếu sản phẩm chưa được bán thì chi phí sản phẩm sẽ nằm trong giá thành (trị giá vốn) của hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Nếu sản phẩm đã được bán ra thì chi phí sản phẩm trở thành chi phí của giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Chi phí thời kỳ: Là các chi phí để hoạt động sản xuất kinh doanh trong các chi phí này không tạo nên giá trị của hàng tồn kho mà tham gia xác định kết quả kinh doanh ngay trong kỳ chúng phát sinh, chúng có ảnh hưởng đến lợi nhuận và chúng được phản ánh, ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

2 Lập dự toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm

Dự toán là các kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.Định kỳ doanh nghiệp tiến hành lập dự toán tổng quát bao gồm tập hợp các dự toán chi tiết cho tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1. Lập dự toán chi phí sản xuất

Dự toán chi phí sản xuất được lập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong kỳ.Trên cơ sở dự toán chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực có hạn và có cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Dự toán chi phí sản xuất trong xây dựng bao gồm dự toán nguyên vật liệu liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí máy thi công và dự toán chi phí sản xuất chung.

a) Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếpđược xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình (hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp) hoặc xác định theo hao phí vật liệu và bảng giá tương ứng của các vật tư sử dụng :

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo công thức :


Trong đó:

– VL: Mức dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

– Qi: lượng vật liệu thứ i tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự toán xây dựng công trình;

– DVLi: là đơn giá vật liệu trong xây dựng

Phân tích sai lệch giữa thực tế và dự toán

Căn cứ vào lượng vật liệu thực tế đưa vào thi công tại côngtrường, kế toán xác định mức chênh lệnh giữa thực tế và dự toán làm căn cứ để đánh giá mức tiêu hao vật liệu thực tế là tiết kiệm hay lãng phí.

Xác định theo công thức sau:

CLVL = VL1 – VL0

Trong đó:

CLVL: Mức chênh lệch vật liệu giữa thực tế với dự toán

VL1: Chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh

VL0: Mức dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b) Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lập căn cứ vào khối lượng công tác xây lắp và đơn giá nhân công đã được công bố (chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng công trình) nhân với hệ số điều chỉnh nhân công (KNC) theo từng thời điểm thay đổi mức lương tối thiểu chung.

Xác định theo công thức:

Trong đó :

Qi: Khối lượng công tác xây dựng thứ i

Dinc: là đơn giá nhân công trong xây dựng

Knc: hệ số điều chỉnh nhân công

Phân tích sai lệch giữa thực tế và dự toán

Căn cứ vào mức tiêu hao chi phí nhân công thực tếtại côngtrường, kế toán xác định mức chênh lệnh giữa thực tế và dự toán làm căn cứ để đánh giá sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp.

Xác định theo công thức sau:

CLNC = NC1 – NC0

Trong đó:

CLNC: Mức chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế với dự toán

NC1: Chi phí nguyên nhân công trực tiếp thực tế phát sinh

NC0: Mức dự toán chi phí nhân công trực tiếp c) Dự toán chi phí sử dụng máy thi công

Dự toán chi phí sử dụng máy thi công được lập căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng và đơn giá máy thi công đã được công bố nhân với hệ số điều chỉnh máy thi công (KMTC) theo từng thời điểm thay đổi mức lương tối thiểu chung của công nhân vận hành máy và chi phí bù chênh lệch giá nhiên liệu. Xác định theo công thức:

Trong đó :

Qi:Khối lượng công tác xây dựng thứ i

Dim: là đơn giá máy thi công trong xây dựng

Kmtc: hệ số điều chỉnh máy thi công

Phân tích sai lệch giữa thực tế và dự toán

Căn cứ vào chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh tại côngtrường, kế toán xác định mức chênh lệnh giữa thực tế và dự toán làm căn cứ để đánh giá chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh đã tiết kiệm hay lãng phí:

Xác định theo công thức sau:

CLM = M1 – M0

Trong đó:

CLM: Mức chênh lệch chi phí sử dụng máy thi công giữa thực tế với dự toán

M1: Chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh

M0: Mức dự toán chi phí sử dụng máy thi công

d) Dự toán chi phí sản xuất chung

– Dự toán chi phí sản xuất chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình

Chi phí trực tiếpT= VL+NC+M+TT

Trong đó TT: Chi phí trực tiếp khác (nếu có) TT= (VL+NC+M) x tỷ lệ%
Dự toán chi phí sản xuất chung: C = T x tỷ lệ%

Mức tỷ lệ % tùy thuộc vào quy định của từng đơn vị xây dựng và điều kiện thi công của từng công trình. Trường hợp cần thiết nhà thầu thi công tự tổ chức khai thác các loại vật liệu cát, đá để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí sản xuất chung tính trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và máy thi công.

Phân tích sai lệch giữa thực tế và dự toán

Căn cứ vào chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế phục vụ thi công tại côngtrường, kế toán xác định mức chênh lệnh giữa thực tế và dự toán làm căn cứ để đánh chi phí sản xuất chung biến động thực tế là tiết kiệm hay lãng phí.

Xác định theo công thức sau:
CLC= C1 – C0
Trong đó:

CLC: Mức chênh lệch chi phí sản xuất chung giữa thực tế với dự toán

C1: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh

C0: Mức dự toán chi phí sản xuất chung

Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựngtrình bày theoBảng 2.1

Bảng phân tích chênh lệch chi phí gữa thực tế và dự toán Bảng 2.2 2.6.2.2. Xác định giá thành sản phẩm sản xuất
Giá thành sản phẩm sản xuất (hay giá phí sản phẩm sản xuất) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và báo cáo hàng tồn kho cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Giá phí sản phẩm sản xuất cũng đóng vai trò to lớn đối với việc ra các quyết định chiến lược cũng như các quyết định kinh doanh của các nhà quản lý.

Để xác định giá phí cho sản phẩm sản xuất, kế toán cần đo lường chi phí sau đó phân chia cho từng đơn vị sản xuất. Có nhiều phương pháp để đo lường chi phí cũng như phân chia chi phí cho từng đơn vị sản xuất. Kế toán quản trị chi phí truyền thống có ba phương pháp để đo lường chi phí cho sản phẩm sản xuất là phương pháp chi phí thực tế, phương pháp chi phí thông thường và phương pháp chi phí tiêu chuẩn. Để phân chia chi phí cho từng đơn vị sản xuất, kế toán có hai phương pháp là xác định chi phí theo công việc và xác định chi phí theo quá trình sản xuất.

a) Xác định giá phí sản xuất

– Phương pháp chi phí thực tế: Chi phí của sản phẩm sản xuất được tính toán trên cơ sở các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Với phương pháp này, tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khi phát sinh đều được phản ánh vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong thực tế, chi phí sản xuất chung không được xác định trước khi sản phẩm được hoàn thành. Vì vậy phương pháp này trên thực tế ít được các doanh nghiệp áp dụng.

– Phương pháp chi phí thông thường: Chi phí của sản phẩm sản xuất được tính toán bằng cách cộng các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công thực tế phát sinh và chi phí sản xuất chung ước tính phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Đầu năm tài chính, doanh nghiệp tiến hành ước tính tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong năm và ước tính mức độ phát sinh của tiêu thức sẽ sử dụng để tính toán tỷ lệ chi phí sản xuất chung xác đinh trước (gọi là tiêu thức phân bổ).

Tỷ lệ chi phí sản xuất chung định trước xác định theo công thức:

Trong kỳ khi tiến hành sản xuất sản phẩm, kế toán sẽ tiến hành xác định mức độ thực tế của tiêu thức phân bổ và tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Chi phí sản xuất = Mức độ tực tế của tiêu x Tỷ lệ % chi phí sản xuất chung phân bổ thức phân bổ chung xác định trước

Theo phương pháp này, tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được sử dụng để tổng hợp bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC phân bổ ước tính cho sản xuất sản phẩm còn chi phí SXC thực tế phát sinh sẽ được theo dõi lũy kế trên tài khoản chi phí sản xuất chung.

– Phương pháp chi phí tiêu chuẩn: Theo phương pháp này giá phí sản phẩm sản xuất theo các chi phí định mức cho các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC. Phần chênh lệch giữa chi phí định mức và chi phí thực tế sẽ được xử lý vào giá vốn hàng bán. Để áp dụng phương pháp này, các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng các định mức chi phí cụ thể cho từng loại sản phẩm và nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chi phí định mức và chi phí thực tế, các định mức chi phí cần được định kỳ xem xét lại cho hợp lý.

b) Xác định giá thành đơn vị sản xuất

Để hoàn thành quá trình xác định giá phí sản phẩm sản xuất, kế toán cần tiến hành tính toán chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất hoàn thành (giá thành đơn vị sản phẩm). Tùy thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất, kế toán lựa chọn một trong hai phương pháp xác định chi phí theo công việc hoặc xác định chi phí theo quá trình sản xuất để tính giá thành đơn vị sản phẩm.

– Phương pháp xác định giá thành theo công việc: Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, các sản phẩm khác nhau cả về đặc tính và quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được hạch toán trực tiếp cho từng công việc (từng đơn đặt hàng). Chi phí cho mỗi đơn đặt hàng được theo dõi trên một phiếu chi phí công việc. Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành được xác định bằng cách chia tổng chi phí của đơn đặt hàng cho số lượng sản xuất sản phẩm của đơn đặt hàng đó.

– Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng loạt, các sản phẩm giống nhau cả về hình thức, đặc tính và quá trình sản xuất. Theo phương pháp này các chi phí sản xuất được hạch toán lũy kế cho tất cả các sản phẩm sản xuất trong kỳ. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất trong kỳ chia cho số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ đó.

3. Báo cáo phân tích ra quyết định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Báo cáo quản trị thường được soạn thảo thông tin của nhà quản trị. Kỳ báo cáo của kế linh hoạt tùy theo yêu cầu sử dụng toán quản trị thường xuyên hơn và
ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính và thường gắn với một mặt hoạt động để đưa ra một quyết định cụ thể. Luận văn đưa ra một số báo cáo có tính chất điển hình, phản ánh nội dung cơ bản nhằm đạt được mục đích ra quyết định quản trị chi phí.

3.1. Báo cáo chi phí sản xuất

Mục đích: Cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và theo từng khoản mục chi phí.

Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí.
Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí, mỗi đối tượng được lập theo dõi trên cùng một dòng.

Báo cáo chi phí sản xuấttrình bày theo Bảng 2.3.

3.2. Báo cáo giá thành sản phẩm

Mục đích: Cung cấp thông tin về tổng giá thành sản xuất thực tế của từng sản phẩm trên cơ sở đó so với giá thành kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của từng đơn vị trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và đưa ra các quyết định liên quan đến việc định giá sản phẩm tương tự.

Cơ sở lập: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Phương pháp lập: Liệt kê các chỉ tiêu giá thành kế hoạch, giá thành thực tế của từng sản phẩm, tổng giá thành cho từng sản phẩm trong doanh nghiệp, mỗi đối tượng giá thành được theo dõi trên cùng một dòng.

Báo cáo giá thành sản phẩmtrình bày theo Bảng 2.4.

3.3. Phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận

Mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận được thể hiện chủ yếu trong việc phân tích điểm hòa vốn. Thông qua việc phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định cho phép ta xác định được mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp chi phí đã bỏ ra.

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán được chủ đầu tư chấp nhận:

Lãi góp đơn vị: Là chênh lệch giữa đơn giá bán với biến phí một đơn vị sản phẩm.

Tỷ lệ lãi góp: Là mối quan hệ giữa tổng mức số dư đảm phí với tổng doanh thu hoặc mối quan hệ giữa biến phí một sản phẩm với đơn giá bán và được biểu hiện bằng số %.

Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp cho nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, trong mối liên hệ nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu để đạt điểm hòa vốn, từ đó ra quyết định để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, căn cứ vào các chỉ tiêu xác định điểm hòa vốn, kết hợp với lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn ta có thể xác định được lượng sản phẩm, hay doanh thu cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn theo công thức:

Xem thêm các bài viết:

=>Cơ sở lý luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị

=>Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

=>Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

=>luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Cở sở lý luận Nội dung kế toán trách nhiệm

Bình chọn Cở sở lý luận Nội dung kế toán trách nhiệm giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Tổ chức các trung tâm trách nhiệm, Chỉ tiêu […]

Quan hệ kế toán trách nhiệm với tổ chức phân cấp quản lý

Bình chọn Quan hệ kế toán trách nhiệm với tổ chức phân cấp quản lý giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quan hệ kế toán trách nhiệm […]

Cơ sở lý luận kế toán trách nhiệm

Bình chọn Cơ sở lý luận kế toán trách nhiệm giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về:Bản chất của kế toán trách nhiệm, vai trò của kế toán […]

Luận văn Kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toánKế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính

Bình chọn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn […]

Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Bình chọn Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]

Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cho thuê văn phòng tạiCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cho thuê văn phòng tạiCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhân lực  cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status