Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá
Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá . Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.

==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế – Bảng giá 2024
Nội dung chính
1. Hiệu quả sử dụng vốn ODA
1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả được đánh giá trên cơ sở chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA được nhìn nhận trên góc độ kinh tế.
Trên giác độ kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn ODA phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Với các dự án sử dụng vốn ODA, do tính chất và mục đích sử dụng của nguồn vốn này, hiệu quả kinh tế được xét tới ở phạm vi rộng hơn, mang tính chất tổng thể nền kinh tế của một địa phương, một vùng hay cả nước. Hiệu quả kinh tế được đánh giá và xem xét mang tính lâu dài và cũng phải một thời gian rất dài sau khi thực hiện xong dự án mới có thể xác định được hiệu quả kinh tế theo các chỉ số mang tính tương đối. Đó là do phạm vi ảnh hưởng và tác động của các dự án sử dụng vốn ODA thường là rộng, và phải gắn liền với việc thực hiện đồng thời các yếu tố về thể chế, kinh tế và xã hội trong phạm vi địa bàn dự án.
1.2. Hiệu quả xã hội
Trên giác độ xã hội, hiệu quả sử dụng vốn ODA có thể nhận thấy ngay trong quá trình thực hiện hoặc ngay sau khi kết thúc dự án. Hiệu quả xã hội đề cập tới các khía cạnh tích cực về y tế, sức khỏe, văn hóa và giáo dục mà các đối tượng thụ hưởng trực tiếp hay gián tiếp được tiếp cận và hưởng thụ, đồng thời hiệu quả sử dụng cũng liên quan chặt chẽ tới vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái nhằm hướng tới một môi trường trong sạch đảm bảo cho sự phát triển chung bền vững. Hiệu quả xã hội thường là trên diện rộng và có tác động lan tỏa, tạo tiền đề cho sự phát huy hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh khác. Hiệu quả xã hội của dự án sử dụng vốn ODA có tác động lâu dài và thường mang tính bền vững hơn so với các dự án đầu tư thông thường, do đặc tính và mục tiêu sử dụng của nguồn vốn ODA.
Nhìn nhận và so sánh giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cũng như mối quan hệ giữa chúng qua các dự án sử dụng vốn ODA, có thể thấy tính xã hội thể hiện rõ nét hơn. Hiệu quả xã hội sẽ là tiền đề để đạt tới hiệu quả kinh tế và thường thì khó có thể tách bạch hoàn toàn dung lượng, mức độ của hiệu quả kinh tế trong các dự án sử dụng vốn ODA do mức độ và phạm vi đóng góp của chúng.
Không thể tính toán một cách tách bạch hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn ODA, ngoài những chỉ tiêu tính toán trong giai đoạn nghiên cứu khả thi ban đầu và phải một thời gian dài sau khi dự án đi vào vận hành, khai thác mới có thể nhận biết và đánh giá được một phần hiệu quả kinh tế. Hiệu quả ODA thường được đánh giá dựa trên cơ sở đóng góp được bao nhiêu vào sự phát triển kinh tế – xã hội trong phạm vi địa bàn dự án, mức độ đóng góp vào GDP, mức độ đóng góp vào việc cải thiện và nâng cao môi trường đầu tư, …
2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA
2.1. Tốc độ giải ngân các dự án
Một dự án được đánh giá là có hiệu quả cao thông qua thời gian, thời hạn giải ngân. Tốc độ giải ngân đánh giá một cách cơ bản tiến độ sử dụng vốn cho triển khai dự án.
Giải ngân là một quá trình chi tiêu nguồn vốn, nguồn tiền theo một kế hoạch đã được phê duyệt trước. Một nước cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại ODA để phát triển hạ tầng. Nhà tài trợ yêu cầu lập một kế hoạch thực hiện hàng năm, trong đó thể hiện ngân sách chi tiêu của cả năm. Kế hoạch này đã được nhà tài trợ thông qua và đồng ý cung cấp ngân sách. Việc chi tiêu, thanh toán một cách hợp pháp cho các hoạt động, dự án theo kế hoạch này gọi là giải ngân.
Tỷ lệ giải ngân là tỷ lệ giữa số tiền đã chi tiêu, thanh toán hợp pháp so với nguồn ngân sách đã phân bổ, phê duyệt trong cùng khoảng thời gian. Tỷ lệ giải ngân thường được tính theo quý, năm.
Có bốn vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân dự án là chất lượng, tiến độ giai đoạn chuẩn bị dự án mà nổi lên là vấn đề thủ tục, quy trình; tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng; chất lượng nhà thầu; lựa chọn tư vấn ở các khâu của dự án.
2.2. Sử dụng vốn đúng mục đích
Sự tham gia rộng rãi của các đối tượng thụ hưởng vào quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA là yếu tố quan trọng để giúp ODA được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Một khi các cấp chính quyền cam kết mạnh mẽ và chỉ đạo sát sao và có sự tham gia rộng rãi của người dân thì bất kỳ chương trình và dự án ODA nào, dù lớn hay nhỏ đều được thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng với hiệu quả cao và bền vững.
Hiệu quả tích cực thường đạt được khi các đối tượng thụ hưởng được tham gia vào các dự án công cộng (đường sá, cầu cảng, y tế, giáo dục …). Việc tham gia đó làm cho dự án được thiết kế phù hợp hơn với thực tế, sát với lợi ích của người hưởng lợi, tránh được tình trạng độc quyền gây lãng phí trong việc cung cấp dịch vụ công của khu vực nhà nước.
Nhiều dự án ở các địa phương đã rất thành công nhờ sự chỉ đạo sát sao và quyết tâm cao của các cấp chính quyền. Ngoài ra, các chương trình và dự án ODA có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội và người thụ hưởng kết quả quá trình này là người dân. Do vậy, huy động sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội và đoàn thể trong quá trình thực hiện và giám sát quá trình thực hiện là đảm bảo quan trọng sự thành công của chương trình, dự án ODA.
Mặt khác, việc tham gia của cộng đồng nói chung và người hưởng lợi nói riêng vào các công đoạn của dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo minh bạch tài chính, buộc các thành viên tham gia, Chính phủ, người cung ứng dịch vụ có trách nhiệm hơn đối với tiến độ cũng như chất lượng dự án. Ngoài ra, các dự án đầu tư có kết quả tốt hơn ở những nước mà người dân được tự do thể hiện quan điểm của mình. Chính bởi vậy, trong hàng loạt sáng kiến mới của các nhà tài trợ thì việc khuyến khích sự tham gia của những người hưởng lợi và sự làm chủ của địa phương đã được đề cao.
Những năm gần đây, lượng vốn vay ODA kém ưu đãi do Nhật Bản tài trợ có xu hướng gia tăng. Trong bối cảnh như vậy, định hướng sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản cần có những thay đổi phù hợp để mọi đối tượng và thành phần trong xã hội đều có thể tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ này.
2.3. Vấn đề lãng phí, tham ô, tham nhũng
Nạn lãng phí, tham ô và tham nhũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm và xảy ra sâu sắc ở Việt Nam. Đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì viện trợ là mảnh đất màu mỡ của nạn tham nhũng và các biến tướng của nhiều dạng thao túng, biển thủ ngân quỹ. Nạn tham nhũng trở thành một quốc nạn trong bộ máy điều hành đất nước, từ cả những quan chức cao cấp của Chính phủ.
Trong các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế sử dụng vốn ODA thì tệ tham nhũng là khá phổ biến và biểu hiện ở nhiều sắc thái khác nhau. Do kết cấu hạ tầng kinh tế là một lĩnh vực đầu tư có nhiều hạng mục với nhiều khoản cần mua sắm, lại phức tạp về các thông số kinh tế – kỹ thuật, bao trùm một phạm vi rộng lớn cả về quy mô số lượng lẫn tiêu chuẩn chất lượng, nên việc kiểm tra tài chính dự án là điều không dễ dàng. Ngoài ra, vật liệu, thiết bị phục vụ cho quá trình thực hiện dự án lại có nhiều lựa chọn thay thế. Bởi vậy cơ hội để rút tiền ngân quỹ của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là không ít và điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dự án.
Thực tế cho thấy, những dự án có sự quản lý trực tiếp của nước ngoài ít bị thất thoát hơn những dự án trong nước trực tiếp quản lý. Và trong những năm qua, tình trạng này cũng vẫn còn diễn ra sâu sắc ở các dự án có sử dụng vốn ODA, con số thất thoát lên tới 30% tổng số vốn đầu tư.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí trong sử dụng vốn ODA có thể do công trình được đầu tư không phù hợp với nhu cầu của người dân hay phù hợp với nhu cầu của người dân nhưng lại được đặt ở một vị trí không thuận lợi với đại bộ phận người dân hưởng lợi từ dự án.
Còn nguyên nhân gây ra tình trạng tham nhũng có thể là do nhận thức chưa đúng về ODA, hạn chế về cơ chế quản lý, quản lý lỏng lẻo…bắt nguồn từ những lý do cơ bản sau:
– Thứ nhất là do bản chất tích cực của ODA đã bị người sử dụng lợi dụng để mưu cầu các mục đích riêng.
– Thứ hai là do người ta nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn về thực chất của nguồn vốn ODA, cho rằng ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển- là thứ cho không … nhưng trên thực tế thì phần lớn nguồn vốn ODA là vốn vay, phần cho không chỉ chiếm tỷ trọng rất ít.
– Thứ ba là do ODA là nguồn vốn được cấp với số lượng lớn, chủ yếu được ưu tiên sử dụng cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, mà kết cấu hạ tầng là một lĩnh vực có nhiều hạng mục với nhiều khoản cần mua sắm nên việc kiểm tra tài chính dự án là điều không dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho tệ hối lộ, tham nhũng nảy sinh và hoành hành.
2.4. Các công trình dự án được thực hiện phát huy sau đầu tư
Các sản phẩm được tạo ra từ các dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA chủ yếu là các công trình công cộng, công trình phúc lợi chung của toàn xã hội. Hiệu quả sử dụng vốn ODA được đánh giá thông qua:
- Chất lượng các công trình được tạo ra từ việc sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển.
- Số vốn sử dụng để có được một công trình đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn của dự án đầu tư, hoặc số công trình đủ tiêu chuẩn chất lượng được tạo ra từ một lượng vốn viện trợ nhất định. Tiêu chí này thể hiện hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư.
- Việc sử dụng và vận hành các công trình này có hiệu quả. Có những công trình thực tế đã xảy ra tình trạng trì trệ trong vận hành hay nằm yên trong nhiều năm sau được đầu tư. Điều này có thể do sự bất cập trong nhiều khâu khảo sát và triển khai dự án. Ví dụ thực tế như một số công trình cung cấp nước sạch cho các bản vùng sâu vùng xa Tây Nguyên được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Sau khi các công trình được hoàn thành thì chỉ đưa vào hoạt động 1 tháng đầu tiên sau đó thì trở thành một bãi lau sậy do địa thế không phù hợp cho việc lấy nước của đồng bào, công trình được xây dựng giữa một vũng, ở một nơi rộng nhưng lại không có người đến. Vì vậy mà dự án đã trở nên vô hiệu sau đầu tư.
- Tuổi thọ và tính kế thừa của dự án cũng là một tiêu chí đánh giá đáng kể. Khấu hao của dự án đã được tính toán trong quá trình lập dự án đầu tư. Song thực tế, nhiều công trình khi đi vào vận hành hoạt động thì có mức khấu hao lớn hơn nhiều so với dự kiến của dự án làm cho tuổi thọ của dự án giảm đáng kể so với dự kiến. Điều này xảy ra phần lớn là do chất lượng công trình thi công thấp hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, lý do chính là do quá trình quản lý thi công không sát sao nên gây thất thoát ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Còn một vấn đề bên cạnh đó là tính kế thừa của dự án. Dự án khi đầu tư xây dựng phải được đặt trong một tổng thể quy hoạch các dự án và phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển chung của vùng, địa phương có dự án. Tính kế thừa của dự án được thể hiện trong sự phù hợp của dự án khi có những dự án mới cùng mục tiêu được đầu tư ở địa phương, hay dự án đầu tư nâng cấp dự án.

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Quản trị chuỗi cung ứng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quản trị chuỗi cung ứng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]
Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]
Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]
Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]