x
Trang chủ » Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Bình chọn

Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ra sao. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp, nếu có khó khăn và cần sự hỗ trợ liên lạc với Luận văn 3C để được hỗ trợ viết bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết luận văn tại đây nhé.

===> Dịch vụ viết luận văn thuê

2.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Có các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến khái niệm “hiệu quả”, cụ thể gồm hai cách tiếp cận sau:
Hiệu quả là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó của một chủ thể trong những điều kiện nhất định.
Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả nhằm đạt mục đích nào đó của chủ thể tương ứng với một đơn vị nguồn lực đã bỏ ra trong quá trình thực hiện hoạt động.
Theo các tiếp cận thứ hai, hiệu quả của một hoạt động nào đó được gắn với một mục đích nhất định, trong đó mục tiêu cụ thể đã được xác định chính là mức độ thu lại kết quả. Như vậy, hiệu quả luôn gắn với mục tiêu nhất định, đồng nghĩa với việc không thể xác định hiệu quả của các hoạt động không có mục tiêu.
Khái niệm hoạt động doanh nghiệp là một khái niệm mang tính học thuật và không có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm này. Trong những năm của thập niên 50, hoạt động doanh nghiệp được xác định như là một phạm vi mà trong đó tổ chức được xem như là một hệ thống xã hội thực hiện mục tiêu của nó (Georgopoulos &Tannenbaum, 1957), đánh giá hoạt động ở giai đoạn này tập trung vào công việc, con người và cấu trúc của tổ chức. Những năm thập niên 60 và 70, tổ chức bắt đầu phát triển cách đánh giá mới để đánh giá hoạt động vì vậy hoạt động được xác định như một khả năng của tổ chức để khai thác nguồn lực cho việc tham gia và sử dụng những nguồn lực có giới hạn (Yuchtman & Seashore, 1967). Vào những năm 80 được đánh dấu bằng việc xác định mục tiêu của tổ chức phức tạp hơn, nhưng nhà quản trị bắt đầu nhận thức được một tổ chức thành công nếu nó hoàn thành được mục tiêu (hiệu quả) và tận dụng được nguồn lực (hiệu suất). Một khái niệm khác về hoạt động của tổ chức: hoạt động tổ chức bao gồm các chỉ số tài chính và phi tài chính được đưa ra dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu và kết quả (Lebans & Euske, 2006).
– Đối với các doanh nghiệp có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo lường bằng các chỉ số tài chính, hay hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng là hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính được đo lường bằng hai cách. Cách truyền thống là đo bằng các chỉ tiêu kế toán về lợi nhuận như: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS),… (Skandalis và Liargovas, 2010). Ngoài ra, ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh thì hiệu quả tài chính được đo bằng các chỉ số thị trường như: chỉ số giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVR), và chỉ số Tobin’s Q (Zeitun & Tian, 2007).
– Đối với các doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo bằng các yếu tố phi tài chính như hiệu quả quản lý, hiệu quả xã hội (trường hợp các công ty phi chính phủ, phi lợi nhuận,…).
Khả năng sinh lợi được xem như là một cách để xác định và đo lường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo Jaggi và Considine (1990), lợi nhuận là một chỉ số rất quan trọng để xác định vị trí tài chính của công ty. Công ty được xem là yếu kém về tài chính khi lợi nhuận của nó yếu hơn so với các công ty khác trong ngành công nghiệp. Trong nghiên cứu của họ, họ cũng sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi. Burns (1985) và Meric et al. (1997) lợi nhuận đo bằng ba tỷ lệ: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tài sản thuần và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Đồng thời, ROA là một thước đo tình trạng tài chính tốt hơn so với các cách thức đo lường lợi nhuận kết quả kinh doanh như là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Các công ty nếu sở hữu nhiều tài sản thì cần một mức thu nhập ròng cao hơn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh so với công ty sở hữu ít tài sản, khi đó lợi nhuận nhỏ này có thể sinh ra một tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản khá ổn định. ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận (trước thuế hoặc ròng) chia cho tổng tài sản. Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường sử dụng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn lợi nhuận ròng.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số quan trọng nhất nếu đứng trên góc độ cổ đông. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ đông. ROE được xác định bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho giá trị vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty dùng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cho nên hệ số ROE càng cao thì những cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.
2.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
2.2.1. Đòn bẩy tài chính
Yếu tố đòn bẩy tài chính được đo lường bằng hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu . Việc sử dụng đòn bẩy là quyết định quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ đông và các giá trị thị trường của công ty. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần có ý nghĩa đối với cổ tức và rủi ro của các cổ đông, điều này ảnh hưởng đến chi phí vốn và giá trị thị trường của công ty.
Theo lý thuyết Modigiliani & Miller (1963) cho rằng lãi tiền vay sẽ tạo ra một lá chắn thuế thu nhập cho doanh nghiệp và vì thế khuyến khích doanh nghiệp tài trợ hoạt động của mình bằng toàn bộ nợ vay. Trong khi đó, chi phí vốn chủ sở hữu không có được ưu điểm này vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Chính vì vậy, giá trị doanh
nghiệp được tăng lên khi sử dụng nợ vay nhờ lợi ích của tấm chắn thuế. Tuy nhiên, kết luận này quá tuyệt đối và không hợp lý vì có nhiều yếu tố khiến lợi ích của việc sử dụng nợ vay bị triệt tiêu, điển hình trong đó là nguy cơ phá sản. Lý thuyết đánh đổi (trade off) do Kraus và Litzenberger (1973) khởi xướng và tiếp tục được phát triển ở nghiên cứu của Myers (1984) và các công trình nghiên cứu khác. Kraus và Litzenberger (1973) đã đưa nhận xét rằng đòn bẩy tài chính tối ưu phản ánh một sự đánh đổi giữa lợi ích về thuế của nợ vay và chi phí phá sản. Theo Myers (1984), một doanh nghiệp tuân theo lý thuyết đánh đổi sẽ thiết lập một tỷ lệ nợ trên giá trị của doanh nghiệp và dần dần điều chỉnh về tỷ lệ đó. Tỷ lệ này được quyết định bằng cách cân bằng giữa lợi ích từ lá chắn thuế đối với nợ và chi phí phá sản. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là phải đánh giá chi phí và lợi ích của những lựa chọn đòn bầy tài chính khác nhau.
2.2.2. Tính thanh khoản
Thanh khoản đề cập đến mức độ mà các nghĩa vụ nợ đáo hạn trong vòng 12 tháng có thể được chi trả từ tiền mặt hoặc tài sản sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt. Nó được đo lường bằng khả năng thanh toán hiện hành (tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn). Tính thanh khoản cho thấy khả năng chuyển đổi từ tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và phản ánh khả năng quản lý vốn lưu động của công ty.
Trong tài chính kinh tế, có hai động cơ để công ty quyết định duy trì thanh khoản khoản cao là do đầu cơ và phòng ngừa. Một công ty có thể sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của mình khi nguồn bên ngoài không có hoặc quá cao. Mặt khác, tính thanh khoản cao hơn sẽ cho phép một công ty để đối phó với huống bất ngờ và duy trì các hoạt động trong thời gian kinh doanh thấp điểm. Ngược lại với các lý do trên, nếu duy trì một lượng thanh khoản vừa đủ thì có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh, nhưng một lượng thanh khoản lớn thì có thể gây hại nhiều hơn được lợi, vì dòng tiền không đi vào hoạt động mà bị ứ động vốn (Skandalis và Liargovas, 2010) .
2.2.3. Tỷ lệ tài sản cố định
Tỷ lệ tài sản cố định được đo lường bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. Một doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định thì có khả năng vay nợ nhiều hơn do các ngân hàng thường đòi hỏi tài sản thế chấp. Tỷ lệ tài sản cố định cao có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng sử dụng đòn bẩy nợ cao, điều này có thể giúp doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển. Hơn nữa, tài sản cố định cũng bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông và chủ nợ tránh khỏi rủi ro khi công ty gặp nguy cơ phá sản. Một tỷ lệ tài sản cố định cao đồng nghĩa với vốn lưu động của công ty thấp dẫn đến khoản phải thu, hàng tồn kho và dự trữ tiền mặt thấp. Điều này có thể làm hạn chế khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Hơn nữa, trong thời kỳ khủng hoảng, việc giữ nhiều tài sản cố định khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn, khó linh hoạt thay đổi quy mô và cơ cấu để cải thiện hiệu quả hoạt động.
2.2.4. Quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng quy mô của tổng tài sản, quy
mô của doanh thu hoặc số lượng nhân viên trong doanh nghiệp (Skandalis &
Liargovas, 2010). Mô hình lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (hay còn gọi là lợi
nhuận tăng dần theo quy mô) cho thấy chi phí bình quân trên một sản phẩm sản
xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm. Quy mô lớn có thể đóng góp cho doanh nghiệp: khả năng lớn hơn để tận dụng lợi thế các nền kinh tế của quy mô; công suất lớn hơn để đa dạng hóa các hoạt động và sản phẩm và khả năng lớn hơn để thực hiện các chiến lược nhằm tăng rào cản đối với sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn cũng có nhược điểm, đó là với quy mô lớn, cơ cấu của doanh nghiệp sẽ cồng kềnh hơn, quan liêu hơn, ít linh hoạt hơn. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp khi môi trường kinh tế thay đổi, nó ngăn cản doanh nghiệp thích ứng nhanh với thị trường mới, từ đó làm giảm hiệu quả doanh nghiệp.
2.2.5. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của công ty là tốc độ tăng doanh thu, được đo bằng
doanh thu năm t trừ cho doanh thu năm t-1, tất cả chia cho doanh thu năm t-1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phản ánh tình hình tạo ra doanh thu của năm nay so với năm trước, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của các chính sách bán hàng của công ty. Một tốc độ tăng trưởng dương sẽ cho thấy công ty đang có những tiến bộ trong công tác bán hàng đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận của công ty. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng âm là dấu hiệu cảnh báo sự yếu kém trong công tác điều hành hoạt động công ty.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tăng dần đều ngày càng tăng được lợi nhuận trong khi các công ty có tốc độ tăng trưởng giảm dần dễ làm thiệt hại hợp đồng và cuối cùng bị loại khỏi thị trường (Safarova, 2010)

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]

Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Bài viết liên quan
100 đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển hay nhất

Bình chọn Luận văn thạc sĩ về kinh tế phát triển là một sản phẩm nghiên cứu của những sinh viên theo học chương trình này, nhằm hoàn thành yêu cầu học tập cấp bậc thạc sĩ. Do đó, luận văn có những tiêu chí riêng biệt cần tuân thủ. Hãy tham khảo ngay 100 […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành lưu trữ học hay nhất

Bình chọn Những mẫu luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực Lưu trữ học luôn nhận được sự quan tâm lớn. Điều này xuất phát từ việc nhu cầu theo đuổi chương trình thạc sĩ ngành này ngày càng gia tăng. Trong quá trình thực hiện luận văn, việc chọn lựa đề tài và phương […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý chất lượng điểm cao

Bình chọn Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và viết luận văn trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là về quản lý chất lượng, hãy tham khảo danh sách 100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý chất lượng nổi bật nhất. Luận Văn 3C đã tổng hợp […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thống kê kinh tế chọn lọc

Bình chọn Trong bối cảnh kinh tế phát triển mạnh mẽ và tình hình toàn cầu ngày càng phức tạp, việc hiểu và ứng dụng các phương pháp thống kê một cách chính xác trở nên vô cùng cần thiết. Dành cho những ai đang quan tâm đến lĩnh vực thống kê kinh tế, Luận […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh tế đầu tư điểm cao

Bình chọn Chủ đề kinh tế đầu tư thực sự hứa hẹn và thú vị cho việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Do đó, Luận Văn 3C đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực này, bao gồm hơn 100 đề tài luận văn […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh tế chính trị chọn lọc nhất

Bình chọn Trong lĩnh vực Luận văn thạc sĩ Ngành Kinh Tế Chính Trị, có rất nhiều đề tài thú vị và độc đáo. Tuy nhiên, khi học viên chọn những đề tài này để làm bài, họ sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đầu tiên, việc thiếu tài liệu tham khảo […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Cơ sở lý luận về sự hài lòng của nhân viên

Bình chọn Cơ sở lý luận về sự hài lòng của nhân viên giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về sự […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status