Cơ sở lý thuyết về rủi ro cho vay Ngân hàng thương mại
Cơ sở lý thuyết về rủi ro cho vay Ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về rủi ro cho vay, Thông tin bất cân xứng trong hoạt động cho vay ngân hàng, Phân loại rủi ro cho vay và Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.
==> Dịch Vụ Viết thuê luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2025
Nội dung chính
1. Khái niệm về rủi ro cho vay
Theo Finley (2008), tín dụng là hình thức huy động vốn thông qua việc vay mượn từ các TCTC. Nói cách khác, đó là khoản tiền được cung cấp bởi TCTC hoặc khoản nợ được ghi nhận. Theo Luật tổ chức tín dụng (2024) cho vay là một hình thức cấp tín dụng, trong đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền nhằm sử dụng vào mục đích nhất định, trong một thời gian xác định, theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận giữa hai bên. Rủi ro, theo định nghĩa, là sự bất định về tương lai, thể hiện mối nguy hiểm tiềm ẩn rằng kết quả thực tế có thể lệch so với dự kiến. Các rủi ro mà NHTM phải đối mặt bao gồm RRTD, rủi ro phi tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro danh mục đầu tư, rủi ro lãi suất và rủi ro công đoàn (Bhattacharya & Thakor, 1993). Trong số các rủi ro này, RRTD nói chung và RRCV nói riêng là mối nguy thường gặp nhất đối với các TCTC, đặc biệt là ở cả nước phát triển và đang phát triển (Zribi và Boujelbène, 2011). Vì cho vay là một hình thức cấp tín dụng nên RRCV là 1 phần của RRTD.
RRTD nói chung và RRCV nói riêng được cho là một trong những nguy cơ trọng yếu mà các TCTD phải đối mặt. Sự thành công của hoạt động ngân hàng phụ thuộc chặt chẽ vào việc đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả RRTD và RRCV, bởi nó có mức độ tác động lớn hơn bất kỳ rủi ro nào khác. Việc thiếu tôn trọng các cam kết từ phía bên vay hoặc đối tác có thể dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng.
Theo Ekinci và Poyraz (2019) RRCV được định nghĩa là rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là yếu tố nội sinh quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mức độ rủi ro cao của các khoản nợ xấu trên bảng cân đối kế toán làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. RRCV có thể hiểu là rủi ro mà một bên không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình hoặc không đáp ứng được các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận. Nó có thể phát sinh từ nhiều hoạt động, chẳng hạn như vỡ nợ hoặc nghĩa vụ trái phiếu, hoặc từ người bảo lãnh, nhà cung cấp dịch vụ tăng cường tín dụng hoặc đối tác phái sinh không đáp ứng các nghĩa vụ của mình.
Theo Ủy ban Basel (BCBS, 2011), RRCV phát sinh khi bên đối tác không hoàn thành trách nhiệm tài chính theo thỏa thuận đã ký kết. Tại Việt Nam, RRCV được hiểu là nguy cơ khách hàng không thực hiện, hoặc không đủ khả năng thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ trả nợ theo cam kết với ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNN, 2016).
Từ các quan điểm trên, RRCV là nguy cơ thiệt hại đối với NHTM phát sinh trong quá trình cho vay. Nguyên nhân chính là khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, bao gồm cả việc chậm trả hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi theo cam kết. RRCV có thể gây ra tổn thất tài chính nghiêm trọng cho NHTM, thể hiện qua việc giảm lợi nhuận và giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng, RRCV có thể dẫn đến thua lỗ hoặc thậm chí phá sản.
2. Thông tin bất cân xứng trong hoạt động cho vay ngân hàng
Sự chuyển đổi số của các TCTD tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, dẫn đến sự chênh lệch thông tin giữa các bên do hạn chế về chất lượng và khả năng tiếp cận hệ thống thông tin. Theo Tunçay, C. M., & Gökçe, A. (2017) thông tin bất cân xứng hình thành khi một trong các bên trên thị trường có thông tin tốt hơn hoặc nhiều hơn bên kia. Thông thường, bên sở hữu nhiều thông tin hơn hoặc thông tin tốt hơn về sản phẩm được giao dịch trên thị trường hàng hóa hơn người mua là người bán. Tuy nhiên, có khả năng xảy ra tình trạng ngược lại người mua có thể sở hữu nhiều thông tin hơn hoặc tốt hơn so với người bán, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ gây ra những bất lợi lớn. Ngân hàng là bên bán thường sẽ có ít thông tin về khách hàng và dự án kinh doanh ít hơn khách hàng. Sự thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin từ phía khách hàng về thông tin cá nhân, dự án, lịch sử tín dụng, hay tài sản thế chấp nhằm mục đích đạt được khoản vay đã đặt ra thách thức cho các TCTD trong việc đánh giá chính xác tiềm năng và hiệu quả của khách hàng, dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Hậu quả là, các TCTD có thể phải đối mặt với thiệt hại do thiếu thông tin. Việc gia tăng các dự án mang tính rủi ro sẽ đẩy cao tỷ lệ RRCV và thậm chí có khả năng dẫn đến sự sụp đổ toàn diện của thị trường tín dụng. Vì vậy, có thể thấy rằng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tồn tại RRCV vì thông tin bất cân xứng.
3. Phân loại rủi ro cho vay
3.1. Phân loại theo nguyên nhân rủi ro phát sinh
Theo Bùi Diệu Anh (2020) phân tích RRCV dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể được phân loại thành hai loại bao gồm rủi ro giao dịch (Transsaction Risk) và Rủi ro danh mục (Portfolio risk).
Rủi ro giao dịch (Transaction risk)
Rủi ro giao dịch là rủi ro phát sinh từ những hạn chế trong quy trình cấp tín dụng, bao gồm giai đoạn trước, trong và sau khi cấp tín dụng, bao gồm:
Rủi ro lựa chọn phát sinh trong quá trình sàng lọc, phân tích và đánh giá các đề nghị vay vốn nhằm đưa ra quyết định cấp tín dụng của NHTM.
Rủi ro bảo đảm liên quan đến những tiêu chuẩn bảo đảm: Hình thức bảo đảm, các loại tài sản bảo đảm, các thủ thể tham gia bảo đảm, mức cấp tín dụng tối đa trên giá trị tài sản hoặc các điều khoản được quy định trong hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm.
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quá trình tác nghiệp trong một chu trình cấp tín dụng.
Rủi ro danh mục (Portfolio risk)
Rủi ro danh mục là rủi ro liên quan đến việc quản lý danh mục cho vay kém hiệu quả, bao gồm các loại rui ro như sau:
Rủi ro nội tại phát sinh từ các yếu tố riêng biệt của chính khách hàng vay, xuất phát từ đặc điểm hoạt động và cách sử dụng vốn vay của khách hàng. Bởi liên quan chặt chẽ đến đặc điểm của chủ thể được cấp tín dụng, rủi ro nội tại là yếu tố không thể loại bỏ hoàn toàn.
Rủi ro tập trung phát sinh khi các TCTD tập trung quá mức vào việc cấp tín dụng cho một khách hàng, ngành nghề, loại hình cho vay hoặc khu vực địa lý cụ thể. Việc này vi phạm nguyên tắc đa dạng hóa vốn, dẫn đến sự phân bố rủi ro không đồng đều. Do bản chất nội tại của rủi ro và khả năng không thể loại trừ hoàn toàn, việc đa dạng hóa trở thành yếu tố cần thiết để giảm thiểu và kiểm soát nguy cơ tập trung trong hoạt động tín dụng của các TCTD.
3.2. Phân loại theo tính chất rủi ro cho vay
Theo Bùi Diệu Anh (2020) RRCV có thể phân loại theo tính chất thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan
Rủi ro khách quan
Thực trạng khách quan về RRCV có thể phát sinh, dù cả ngân hàng và khách hàng đều tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ, do tác động từ những yếu tố bất khả kháng. Những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, hoặc trường hợp người vay mất tích hay qua đời… đều có khả năng dẫn đến RRCV.
Rủi ro chủ quan
Rủi ro chủ quan phát sinh từ lỗi của chủ thể được cấp tín dụng hoặc của ngân hàng gây ra, có thể là do cố ý hoặc không cố ý dẫn đến việc mất mát vốn cho khoản vay.
4. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay
Có nhiều nguyên dân dẫn đến RRCV và có thể phân chia thành các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Sự hình thành RRCV tại các TCTD có thể bắt nguồn từ cấu trúc quản trị nội bộ, cơ cấu cổ đông hoặc trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự. Theo nghiên cứu của Wang & Switzer (2013), những ngân hàng sở hữu ban quản trị quy mô lớn, độc lập, ít nhà đầu tư tổ chức và các giám đốc tài chính có kinh nghiệm dày dặn thường thể hiện mức RRCV thấp hơn. Ngoài ra, trình độ chuyên môn hạn chế của nhân viên ngân hàng có thể hạn chế khả năng đánh giá, phân tích và dự báo hiệu quả các dự án đầu tư, đặc biệt là những dự án quy mô lớn và thời gian dài. Điều này dẫn đến những quyết định cho vay, đầu tư sai lầm vào các kế hoạch, dự án kinh doanh kém hiệu quả. Bên cạnh đó, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng, trong đó đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định. Sự thiếu minh bạch, ưu tiên lợi ích cá nhân hoặc mục tiêu doanh thu bất chấp chất lượng dự án đều có thể dẫn đến RRCV, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của TCTD.
Công tác quản lý và giám sát sau cấp tín dụng hiện nay chưa đạt hiệu quả tối ưu. Thực trạng cho thấy việc tập trung vào khâu thẩm định trước khi cấp tín dụng thường được ưu tiên hơn so với việc rà soát, thẩm định vốn sau khi khách hàng nhận được khoản vay. Để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và khả năng trả nợ ổn định, việc kiểm tra, giám sát sau giải ngân cần được thực hiện liên tục. Theo dõi hoạt động của khách hàng là nhiệm vụ trọng yếu, nhằm xác minh việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng và đồng thời phát hiện cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân có thể là do tâm lý ngại gây phiền toái cho khách hàng của cán bộ ngân hàng hoặc do hệ thống thông tin quản lý kinh doanh của doanh nghiệp lỗi thời, thiếu cập nhật hoặc thiếu thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu.
4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Nguyên nhân của vấn đề này có thể từ phía người đi vay trong việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo thỏa thuận và không có thiện chí trả nợ. Hầu hết các doanh nghiệp khi vay tiền từ ngân hàng đã có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp sử dụng tiền vay không theo mục đích hoặc có ý định gian lận, chiếm dụng tiền từ ngân hàng còn tồn tại một số ít. Hậu quả của việc này rất nặng nề và ảnh hưởng xấu tới uy tín của ngân hàng, cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác.
Sự thiếu hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ việc ưu tiên đầu tư vào tài sản cố định và dự án dài hạn khi vay vốn từ ngân hàng, bỏ qua việc đổi mới phương thức quản lý và đầu tư vào hệ thống giám sát hoạt động kinh doanh. Việc mở rộng quy mô doanh nghiệp vượt quá khả năng quản lý có thể dẫn đến tình trạng phá sản.
Thực trạng minh bạch tài chính của các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được đảm bảo. Việc vay vốn quá mức dẫn đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu gia tăng đáng kể, trở thành nguyên nhân chủ yếu của nợ xấu. Thêm vào đó, báo cáo tài chính được công bố bởi doanh nghiệp thường thể hiện bức tranh lạc quan hơn so với kết quả kiểm toán và HTXH nội bộ của ngân hàng. Việc thiếu sót trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đã dẫn đến sự chủ quan của nhân viên ngân hàng trong đánh giá rủi ro. Do đó, tài sản đảm bảo trở thành nguồn trả nợ thứ cấp chủ yếu để giảm thiểu tổn thất khi xảy ra RRCV.
4.3. Nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài
Chu kỳ phát triển kinh tế có nhiều biến động sẽ dẫn đến RRCV. Môi trường kinh tế không thuận lợi như: Sự suy thoái kinh tế làm tăng RRCV (Jabbouri &Naili, 2019), Tỷ lệ lạm phát có tác động đến RRCV (Rinaldi & Sanchis-Arellano, 2006). Bên cạnh đó, các chính sách của Chính phủ, những thay đổi về luật pháp liên quan đến tín dụng, đầu tư nước ngoài, lãi suất, cán cân thanh toán, cũng như hành vi tiêu dùng, đều góp phần tạo nên những biến động ảnh hưởng trực tiếp đến RRCV. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chịu tác động mạnh mẽ từ những yếu tố như cạnh tranh thị trường, chính sách của Chính phủ, luật pháp liên quan đến sở hữu, cầm cố, thế chấp tài sản, và sự thay đổi trong nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng. Tất cả những yếu tố này đều có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và gia tăng RRCV.
Hoạt động tín dụng cũng chịu chịu tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới. Sự chênh lệch giá vàng giữa thị trường quốc tế và trong nước, biến động tỷ giá của các đồng ngoại tệ lớn cùng với giá cả của các mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào như sắt, thép, xăng dầu… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, gián tiếp tác động đến hoạt động tín dụng. Thêm vào đó, các ngân hàng nội địa còn phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các TCTC quốc tế.Ngoài ra, RRCV bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, khiến rủi ro nợ xấu gia tăng. Điển hình là dịch bệnh Covid-19 vừa qua khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn, dẫn đến nợ xấu tăng cao hoặc nhảy nhóm nợ

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]