x
Trang chủ » Cơ sở lý luận về thuế

Cơ sở lý luận về thuế

Bình chọn

Cơ sở lý luận về thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về thuế. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

1. Khái niệm về thuế

Theo Chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị học, thế kỉ XIX, Các-Mác nhận định: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”.

Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định: “Thuế là một khoản nộp NSNN bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”.

Từ việc tổng hợp các khái niệm về thuế và qua các giác độ khác nhau, tác giả luận văn khái quát khái niệm về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay như sau: “Thuế là một khoản nộp NSNN bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.”

Cơ sở lý luận về thuế
Cơ sở lý luận về thuế

Xem thêm: luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế  Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế

2. Đặc điểm của thuế

Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và thể hiện ở những đặc điểm riêng giúp chúng ta phân biệt thuế với các công cụ khác. Có thể phân loại các đặc điểm đó như sau:

2.1. Tính quyền lực

Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn luôn có công dụng là nguồn thu chính bổ sung cho nguồn tài chính cho nhà nước, đây cũng là chức năng cơ bản của thuế. Nhờ chức năng huy động các nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. 90% nguồn thu Ngân sách được tạo lập từ thuế, chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì mới đảm bảo việc thực hiện thu thuế đạt hiệu quả cao nhất, tạo lập nguồn thu tài chính cho quốc gia.

Chính vì vậy, Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật.

2.2. Tính bắt buộc

Thuế có một thuộc tính cơ bản là tính bắt buộc, có thể dùng để phân biệt thuế với các nguồn động viên tài chính khác của NSNN.

Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt – việc động viên mang tính chất bắt buộc của nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một phần thu nhập của NNT được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự lợi ích hoặc quyền lợi nào khác cho NNT, mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân.

Bắt buộc đối với NNT, thể hiện ở chỗ dù họ có muốn hay không, khi họ đáp ứng được những điều kiện luật định thì bắt buộc phải nộp thuế cho NSNN.

Bắt buộc đối với người thu thuế, thể hiện ở chỗ khi thay mặt cho nhà nước tiến hành thu thuế, các CQT phải thực hiện thu đúng chủ thể, bất kì chủ thể nào đáp ứng các điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế, không được phép lựa chọn hành vi có thu thuế hay không thu thuế và đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.

2.3. Tính không hoàn trả trực tiếp

Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: thuế được hoàn lại cho NNT một cách gián tiếp thông qua các dịch vụ công do nhà nước cung cấp. Việc hoàn trả gián tiếp này được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Trước khi thu thuế, nhà nước không hề trực tiếp cung cấp một dịch vụ công cộng nào cho NNT. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự hoàn trả trực tiếp nào cho người dân hay NNT.

3. Vai trò của thuế

Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế đã thay đổi, thì thuế đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Vai trò của thuế có thể được nhìn thấy trong các phương diện sau:

3.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

Thuế có nhiệm vụ phân phối lại thu nhập quốc dân, do vậy Ngân sách nhà nước được hình thành nhờ thuế, đây là nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng. NSNN được thu từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau, nhằm đáp ứng yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn, số thu từ thuế thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thu NSNN. Đây là nguồn thu ổn định nhất được hoạch định cẩn thận dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế đất nước và dự báo tiềm năng hàng năm.

3.2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Một trong những mặt hạn chế của kinh tế thị trường là sự chênh lệch lớn về mức sống và thu nhập giữa các tầng lớp xã hội. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng lớn. Nhà nước phải can thiệp vào việc phân phối thu nhập và của cải trong xã hội. Thuế là một công cụ quan trọng mà các quốc gia có thể sử dụng để tác động trực tiếp đến quá trình này.

Việc cân bằng thu nhập giữa các tầng lớp xã hội được thực hiện bằng công cụ sử dụng các loại thuế gián thu và thuế trực thu, mà đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ cao cấp, đắt tiền là đối tượng chịu thuế chủ yếu của loại thuế này. Các hàng hoá, dịch vụ này thường chỉ được sử dụng nhiều bởi những người có thu nhập cao trong xã hội, do đó việc sử dụng loại thuế này có thể điều tiết bớt một phần thu nhập của họ.

Thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần là loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.

Trong cơ chế thị trường, thuế không chỉ có nhiệm vụ là nguồn thu chủ yếu của NSNN, mà còn là một công cụ kích thích sự phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dưới góc độ công lý, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền nhận và cung cấp hàng hóa công cộng nhất định, sau khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Ngoài ra, theo chính sách kinh tế của đất nước, nhà nước có thể tác động thông qua thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh doanh trong một số ngành, vùng kinh tế nhất định để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng, hình thành cơ cấu hợp lý hơn.

3.3. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Vai trò này được thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về thuế trong thực tế. Để bảo đảm công tác thu thuế và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định luật thuế đã ban hành, CQT và các cơ quan liên quan phải nắm rõ số lượng, quy mô của các cơ sở sản xuất, ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các tiêu chuẩn chi tiêu nhất định và các phương pháp kế toán riêng có. Thông qua hoạt động thu thuế, CQT sẽ nhận thức được những khó khăn mà họ gặp phải và giúp họ tìm ra mọi giải pháp khả thi. Đồng thời, từ hoạt động thu thuế, CQT nâng cấp được nhiều kỹ năng quản lý kinh tế để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này tốt hơn. Như vậy, thông qua hoạt động QLT mà các mặt hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể được kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện, bảo đảm thực hiện tốt nền hành chính công trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

3.4. Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Với nền kinh tế thị trường hiện nay, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Trên thực tế, sự phát triển của một quốc gia là kết quả của nỗ lực của cả một cộng đồng, sẽ không công bằng nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế với tất cả mọi người. Bởi vậy quá trình phân phối thu nhập cần có sự can thiệp của Chính phủ, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa thông qua việc sử dụng các công cụ thuế.

Với các sắc thuế như: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNCN… theo hướng thuế đánh cao vào những hàng hóa đắt tiền, dịch vụ chất lượng cao cấp, người có thu nhập cao nhằm làm giảm bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao. Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ phận dân chúng. Như vậy, việc qui định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng như trên bên ngoài như là một sự cưỡng chế nhưng bên trong nhằm điều chỉnh các mối quan hệexã hội nhất định.

Bài viết Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
hướng dẫn cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất

Bình chọn Một bài tiểu luận thành công thường sở hữu cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm khởi đầu, hãy yên tâm, vì trong bài viết này, Luận văn 3C sẽ trình bày cho bạn về cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ ngành Trung Quốc Học chọn lọc nhất

Bình chọn Ngành Trung Quốc học đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp và nghiên cứu. Điều này có lý do rõ ràng, khi mà văn hóa Trung Quốc ngày càng thấm nhuần vào đời sống Việt Nam qua nhiều hình thức phong phú. Thêm vào […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Bình chọn Việc nghiên cứu và viết luận văn về Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật yêu cầu người thực hiện phải có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng phân tích sâu sắc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết bài luận của mình, hãy […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa hay nhất

Bình chọn Để hỗ trợ các bạn học viên tìm kiếm những đề tài mới mẻ và thú vị, Luận văn 3C đã biên soạn một danh sách các 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Những đề tài trong danh sách này được tổng hợp từ các trường đại học trên […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục chọn lọc nhất

Bình chọn Với 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi tìm kiếm chủ đề cho luận văn của mình. Chỉ cần chọn một đề tài phù hợp với sở thích, bạn đã có thể bắt tay ngay vào việc triển khai […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chọn lọc nhất

Bình chọn Luận văn thạc sĩ Triết học là một tác phẩm yêu cầu người viết đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài phù hợp là rất quan trọng, cần thiết và nên được ưu tiên thực hiện ngay từ đầu. Luận văn […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học hay nhất

Bình chọn Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đề tài phù hợp cho bài luận văn thạc sĩ về Chủ nghĩa Xã hội Khoa học có thể là một thử thách lớn đối với các bạn học viên. Để giúp các bạn khởi động và hoàn thành công việc này, hôm nay, chúng […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước chọn lọc

Bình chọn Các nghiên cứu thạc sĩ về Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước đang được các học viên rất quan tâm và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy việc triển khai sẽ diễn ra như thế nào, và cần bao gồm những nội dung cũng như chủ đề gì? Nếu […]

Bài viết liên quan
100 + đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế hay nhất

Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]

Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế

Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về quản lý nợ […]

Cơ sở lý luận về nợ thuế

Bình chọn Cơ sở lý luận về nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về nợ thuế. Nếu các bạn cần […]

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế  Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia […]

Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]

Cơ sở lý luận về đầu tư công

Bình chọn Cơ sở lý luận về đầu tư công giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về đầu tư công. Nếu các […]

Luận văn thạc sĩ Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế  Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status