x
Trang chủ » Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng

Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng

Bình chọn

Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Rủi ro và rủi ro tín dụng
Rủi ro và rủi ro tín dụng

1. Rủi ro và rủi ro tín dụng

Có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro tùy thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Rủi ro có thể hiểu là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm hoặc mất những cơ hội thị trường. Tuy nhiên trong NHTM, các quan niệm đó đều có thể hiểu rủi ro là việc xuất hiện của những biến cố không mong đợi dẫn đến sự tổn thất về tài sản của Ngân hàng, làm giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ thêm một khoản chi phí khác để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Rủi ro tín dụng là rủi ro vốn có trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Có thể hiểu đối với NHTM, rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu lại được gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán gốc lãi của khách hàng không đúng hạn.
Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động Ngân hàng. Các Ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt động bảo lãnh, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính… Ngân hàng đã duy trì một chính sách quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
– Thiết lập một môi trường quản lý rủi ro tín dụng phù hợp;
– Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;
– Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp;
– Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng.
Ngân hàng tiến hành xét duyệt qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụng được xét duyệt một cách độc lập, đồng thời việc phê duyệt các khoản vay được thực hiện trên cơ sở hạn mức tín dụng được giao cho từng cấp có thẩm quyền.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2023

2. Các loại rủi ro tín dụng

Rủi ro rất đa dạng và có thể phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng, có bốn loại rủi ro chính là: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản.
– Rủi ro tín dụng là rủi ro bị tổn thất tài sản khi bên vay là những khách hàng hay các Ngân hàng không có khả năng thanh toán khoản vay theo đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký.
– Rủi ro thị trường trong hoạt động Ngân hàng là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập hoặc vốn của Ngân hàng do những biến động bất lợi của các yếu tố trên thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa… Do rủi ro thị trường bao trùm một phạm vi rất rộng, trong hoạt động của Ngân hàng thường gặp các lại rủi ro sau:
+ Rủi ro do yếu tố tỷ giá là loại rủi ro tổn thất tài sản khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với Ngân hàng.
+ Rủi ro do yếu tố lãi suất là rủi ro làm giảm thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất biến động theo chiều hướng bất lợi.
+ Rủi ro do yếu tố giá cả là loại rủi ro phát sinh trong các hoạt động phái sinh hàng hóa, đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn đầu tư… khi giá cả thay đổi.
– Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tổn thất tài sản xảy ra do hoạt động kém hiệu quả ví dụ như hệ thống thông tin không đầy đủ, hoạt động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm hoạ không lường trước được.
– Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi Ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt hoặc phải chuyển đổi ra tiền mặt với mức giá thấp hơn so với giá thị trường hoặc không thể vay mượn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.
Ngoài ra còn có thể phân loại rủi ro như sau:
a. Phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân thành: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
– Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh loại rủi ro này là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, thẩm định khách hàng và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá, thẩm định và phân tích tín dụng để ra quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng); rủi ro đảm bảo (rủi ro liên quan đến các vấn đề xung quanh TSĐB), rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay và quản lý khoản vay).
– Rủi ro danh mục: nguyên nhân phát sinh của rủi ro danh mục là do những hạn chế trong quá trình quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng. Có 2 loại rủi ro danh mục gồm: rủi ro tập trung (do Ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số đối tượng, một ngành kinh tế, một vùng địa lý hoặc cùng loại hình cho vay có rủi ro) và rủi ro nội tại (rủi ro này được xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn).
b. Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
Rủi ro khách quan là loại rủi ro làm thiệt hại gây ra hậu quả như: tai nạn bất khả kháng do thiên tai (mưa bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, sụt lở…); địch họa; tai nạn; ốm đau; người vay chết hoặc mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi hai bên đều thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ và trách nhiệm.
Rủi ro chủ quan là do nguyên nhân chính thuộc về chủ quan của người vay (lừa đảo; bỏ trốn; dùng sai mục đích sử dụng vốn; hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ, phá sản không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng; vi phạm pháp luật…) hoặc do từ phía Ngân hàng (trình độ đạo đức, năng lực chuyên môn của cán bộ hạn chế, yếu kém; thực hiện cam kết với khách hàng chưa đúng hoặc chưa đầy đủ; chính sách của Ngân hàng không phù hợp với thực trạng kinh tế của địa bàn và chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; công tác kiểm soát trước và sau vay, đảm bảo tín dụng thực hiện chưa tốt; Ngân hàng tập trung vào một đối tượng, khu vực, ngành nghề…).

3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Có các biện pháp thường được áp dụng để giảm thiểu rủi ro như sau:
– Một là, đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng: Đây là biện pháp tốt nhất để chủ động trong việc phân tán rủi ro tín dụng. NH chia nguồn tiền vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau và khách hàng ở địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của Ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các Ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:
+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.
+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hau những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổn số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
+ Cho vay với nhiều loại kỳ hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp Ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát…và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.
– Hai là, cho vay đồng tài trợ: trên thực tế, có những doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một Ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các Ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên.
Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần còn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các Ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này.
Hiện nay NHNN Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho vay đồng tài trợ là tiền đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động đó. Để thực hiện có hiệu quả hình thức tín dụng này, các Ngân hàng phải có ý thức hợp tác, đồng thời cần phải có một Ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp giữa họ, vai trò này có thể giao cho NHNN hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.
– Ba là, mua bảo hiểm tín dụng: Trong đời sống xã hội, “bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như : Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau :
+ Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… không có khả năng trả nợ vay Ngân hàng, khi đó công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam.
+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
+ Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay
Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi đó nhiều người lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm vào đó, ngành bảo hiểm nước ta cũng chưa thực sự phát triển đạt đến mức độ tạo dựng được niềm tin cho khách hàng nên nhiều khách hàng cũng như Ngân hàng không mấy hứng thú trong việc mua và sử sụng bảo hiểm tín dụng.
– Bốn là, bán rủi ro: đây là hình thức chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu rủi ro. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao, Ngân hàng sẽ “bán” món vay này cho Ngân hàng khác hoặc một trung gian tài chính khác.
– Năm là, thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng, nâng cao trình độ tín dụng: thực tế những yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiệu quả và an toàn của khoản vay.

Xem thêm các bài viết:

=>luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội

=>Thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại

=>Cơ sở lý luận thẩm định tín dụng

=>Tổng quan về cấu trúc vốn và các lý thuyết về cấu trúc vốn

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Luận văn Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Mô hình hành vi tiêu dùng

Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]

Khái niệm về hành vi tiêu dùng

Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]

Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại

Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]

Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số

Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status