x
Trang chủ » Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế

Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế

Bình chọn

Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế
Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế

1. Khái niệm quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế là một trong những chức năng chính của quản lý thuế, giúp CQT nắm rõ tình hình kê khai, nộp thuế của NNT, theo dõi các khoản nợ thuế, phân tích tình hình nợ thuế của từng NNT thuộc phạm vi quản lý của CQT để tiến hành các biện pháp đôn đốc thu nợ và thực hiện CCNT, góp phần nâng cao tính tự giác trong chấp hành chính sách pháp luật về thuế của NNT và đóng góp cho việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN của CQT.

Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, phân tích tình trạng nợ thuế và các khoản thu khác do CQT quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc, nâng cao khả năng thu hồi số thuế nợ của NNT.

2. Nội dung quản lý nợ thuế

Mục tiêu cuối cùng của QLNT là đảm bảo nghĩa vụ thuế phải nộp của NNT được nộp đầy đủ vào NSNN theo quy định của pháp luật. Để thực hiện được mục tiêu trên, hoạt động QLNT cần phải tuân thủ theo quy định về hành lang pháp lý và quy trình thực hiện hoạt động quản lý nợ.

Xem thêm: Cơ sở lý luận về nợ thuế

2.1. Xây dựng hành lang pháp lý về quản lý nợ thuế

Việc xây dựng hành lang pháp lý về QLNT có ý nghĩa rất quan trọng. Hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp thực tiễn là cơ sở quan trọng để tổ chức thực hiện QLNT. Hành lang pháp lý về QLNT phải đề cập đến tất cả các mối quan hệ phát sinh trong quá trình NNT tính thuế và nộp thuế vào NSNN. Theo đó, hành lang pháp lý về QLNT phải làm rõ các vấn đề cơ bản sau: Thời hạn NNT phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; các trường hợp và điều kiện được gia hạn nộp thuế; thủ tục hồ sơ gia hạn nộp thuế; các trường hợp và thủ tục khoanh nợ thuế; các trường hợp, thủ tục và thẩm quyền xóa nợ thuế; thẩm quyền ký quyết định gia hạn nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn của CQT trong đôn đốc thu nộp thuế; các thủ tục pháp lý về đôn đốc thu nộp thuế; trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT; tỷ lệ tính tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thuế…

Hành lang pháp lý về QLNT là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về QLNT. Theo đó, quy định về QLNT là một nội dung của Luật Quản lý thuế thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội. Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ. Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2.2. Xây dựng quy trình quản lý nợ thuế

Song song với việc xây dựng hành lang pháp lý về QLNT thì một nội dung rất quan trọng của QLNT là phải xây dựng quy trình QLNT. Nội dung này thuộc trách nhiệm của CQT cấp trung ương.

Trong quy trình QLNT, nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian được quy định cụ thể nhằm tạo sự thống nhất giữa CQT các cấp trong việc thực hiện đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của NNT có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN đã được quy định tại pháp luật thuế. Quy trình QLNT là văn bản nghiệp vụ của CQT quản lý thuế áp dụng cho CQT các cấp và công chức thuộc bộ phận QLNT và các bộ phận khác của CQT có liên quan. CQT cấp Trung ương phải chủ trì xây dựng và hoàn thiện quy trình QLNT. Các CQT cấp dưới có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy trình và góp ý hoàn thiện quy trình.

2.3. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý nợ

*Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Bộ phận quản lý nợ có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo cơ quan thuế về việc thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ cho các bộ phận trong CQT, thực hiện tuần tự các công việc sau đây:

– Xác định các chỉ tiêu thu nợ;

– Dự kiến tình hình thu tiền thuế nợ;

– Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ;

– Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã lập ở điểm 2 cho CQT cấp trên hàng năm;

– Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ;

– Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở phê duyệt.

*Bước 2: Đôn đốc và xử lý tiền thuế nợ

Bộ phận quản lý nợ phụ trách thực hiện các công việc như sau:

– Phân công thực hiện hoạt động quản lý nợ thuế;

– Phân loại các khoản thuế nợ;

– Thực hiện đôn đốc thu nộp;

– Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ;

– Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh; tiền thuế nợ khó thu;

– Đôn đốc tiền thuế nợ đối với cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu;

– Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế;

– Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động quản lý nợ;

– Lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ.

Trong quá trình thực hiện hoạt động QLNT trên cần quan tâm đến các nội dung sau:

Thứ nhất, theo dõi và thống kê tình trạng nợ thuế của NNT, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của NNT. Với nội dung này, hoạt động QLNT phải theo dõi được toàn bộ số thuế ghi thu, số thuế đã thu, số thuế còn nợ lại tại một CQT cũng như trong toàn ngành thuế của một quốc gia trong một khoản thời gian nhất định. Theo đó, bộ phận QLNT phải nắm rõ được danh mục nợ thuế của một thời kỳ nhất định và lũy kế số tiền thuế nợ của toàn bộ người nộp thuế và của từng người nộp thuế đối với từng khoản thu và tất cả các khoản thu tại một CQT đến một thời điểm nhất định.

Thứ hai, thông qua việc phân loại nợ thuế, phân tích các nguyên nhân nợ thuế, … phân tích và đánh giá tình hình nợ thuế. Ở nội dung này, bộ phận QLN của cơ quan thuế phải theo dõi và giám sát sát sao thực trạng nợ bằng cách phân tích diễn biến nợ thuế trong từng khoảng thời gian nhất định để đánh giá được hoạt động QLN hiệu quả hay không. Đặc biệt, hoạt động này cần phân tích rõ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của tình hình nợ thuế nói chung và lý do nợ thuế của từng trường hợp cụ thể để có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý, đôn đốc thu nợ.

Thứ ba, tiến hành các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc NNT nộp tiền thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý. Do mục đích của QLNT là phải bảo đảm thu hồi số nợ thuế. Bởi vậy, nội dung cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của hoạt động nợ thuế là phải nhắc nhở, đôn đốc bằng các biện pháp cụ thể do pháp luật quy định để NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, chẳng hạn như nhắc nhở qua điện thoại hoặc ban hành thông báo về việc nợ thuế của NNT, …

2.4. Đánh giá hiệu quả tình hình thực hiện quy trình quản lý nợ

Vào thời điểm 31/12 hàng năm, Bộ phận QLN lập báo cáo kết quả thực hiện hoạt động QLN tại CQT địa phương và gửi báo cáo về Tổng cục Thuế. Căn cứ vào số liệu báo cáo và tình hình thực tế, Tổng cục Thuế sẽ thống kê, tổng hợp báo cáo tình hình nợ thuế của cả nước. Từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý nợ của các Cục Thuế địa phương.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra, thanh tra đột xuất hoạt động quản lý nợ của các địa phương có số nợ tăng cao, tỷ lệ xử lý nợ đọng thấp,…Từ đó, sớm nắm bắt được tình hình và đưa ra những chỉ đạo kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động QLNT.

3. Vai trò của quản lý nợ thuế

Hoạt động QLNT là một trong những chức năng chính trong hệ thống quản lý thuế. QLNT là hoạt động cuối cùng của hệ thống quản lý thuế. Đây là một chức năng cơ bản nhưng đóng vai trò quan trọng của mô hình quản lý thuế được sử dụng để quản lý hệ thống thuế, biểu hiện thông qua các phương diện sau:

Thứ nhất, qua hoạt động QLNT, cơ quan thuế theo dõi, nắm rõ chính xác tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT, thúc đẩy NNT thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN; đảm bảo chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế. Thông qua đó, QLNT giúp cải thiện ý thức tuân thủ của NNT.

Thứ hai, hoạt động QLNT làm tăng tính công bằng trong xã hội khi các đơn vị kinh doanh là ĐTNT cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hoạt động quản lý thu thuế đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của Nhà nước, chống thất thu NSNN. Thực hiện tốt hoạt động QLNT sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý thu thuế, giúp cải thiện hiệu quả của các chức năng khác như: Quản lý kê khai thuế, thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ tư, QLNT hiệu quả cũng tạo ra một kênh thông tin đáng tin cậy để xử lý các khoản nợ thuế của người nộp thuế một cách chính xác. Thông qua đó tìm ra biện pháp xử lý phù hợp các khoản nợ thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nợ thuế

4.1. Các tiêu chí định lượng

– Tỷ lệ Tổng nợ/Tổng thực thu vào NSNN

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả hoạt động QLNT của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của hoạt động đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm. Đồng thời, đánh giá khả năng thu hồi nợ của từng địa phương trên tổng số thuế ghi thu từng thời kỳ biến động như thế nào, so sánh tỷ lệ thực hiện trong kỳ này với thực tế kỳ trước sẽ giúp CQT cấp trên có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động thu hồi nợ tại địa phương đó. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao, ngược lại.

– Tỷ lệ Tổng số tiền thu hồi nợ/Tổng nợ có khả năng thu

Tỷ lệ này phản ánh khả năng thu hồi nợ của cơ quan thuế. Tiêu chí này phản ánh hiệu quả hoạt động QLNT và đôn đốc thu của cơ quan thuế đối với tiền thuế nợ có khả năng thu đạt đến mức độ nào. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của cơ quan thuế đạt hiệu quả, đã thực hiện tốt các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Qua đó, cho thấy cần tập trung các biện pháp quản lý nợ và đôn đốc thu nộp với những loại nợ nào trong một thời kỳ nhất định.

– Tỷ lệ Tổng số nợ về thuế, phí/Tổng số thuế thực thu vào NSNN

Tiêu chí này phản ánh tình hình quản lý các khoản nợ thuế, phí của cơ quan thuế. Từ đó đánh giá khả năng kiểm soát số tiền thuế nợ phát sinh mới và tình hình nợ đọng về thuế, phí trên số thực thu NSNN.

4.2. Các tiêu chí định tính

Thứ nhất, mức độ hài lòng của NNT với hoạt động QLNT trong việc áp dụng, hướng dẫn quy định của pháp luật, thái độ phục vụ, sự linh hoạt, cải cách thủ tục hành chính.

Mức độ hài lòng của người nộp thuế sẽ góp phần đánh giá kết quả hoạt động QLNT đã tốt hay chưa, từ đó đưa ra kinh nghiệm để hoàn thiện hoạt động QLNT.

Thứ hai, sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong tuân thủ pháp luật về QLNT. Tiêu chí này cho thấy NNT tuân thủ một cách miễn cưỡng hay tự nguyện pháp luật về QLNT. Nếu NNT tự nguyện tuân thủ với tâm lý thoải mái trên cơ sở tự hào về nghĩa vụ thuế sẽ là tín hiệu tốt hơn là trường hợp NNT tuân thủ vì thấy rằng nếu không tuân thủ sẽ bị phát hiện và xử phạt. Trong trường hợp NNT miễn cưỡng thực hiện đúng quy định pháp luật về thuế thì nguy cơ vi phạm khi cho rằng có thể hành

vi vi phạm không bị phát hiện sẽ tăng lên. Mức độ tự nguyện hay miễn cưỡng trong tuân thủ của NNT mặc dù khó lượng hóa, song có thể đánh giá ở một chừng mực nhất định thông qua khảo sát bằng bảng hỏi hoặc bằng sự quan sát trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn NNT.

Thứ ba, nỗ lực khắc phục khó khăn của NNT để nộp thuế đúng hạn. Việc người nộp thuế chủ động trong khắc phục khó khăn về kinh tế, tài chính của doanh nghiệp để nộp tiền thuế đúng hạn cho thấy các biện pháp QLNT đạt được hiệu quả thay vì phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế

5.1. Yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân về phía các cơ quan QLT như về tổ chức hoạt động quản lý nợ, nguồn lực quản lý nợ hoặc về các công cụ hỗ trợ quản lý như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế.

Thứ nhất, việc tổ chức hoạt động QLNT không được kiểm soát một cách khoa học sẽ tác động đến việc theo dõi nợ không chính xác. Mặt khác, hoạt động quản lý nợ chồng chéo giữa các bộ phận khác liên quan sẽ làm tăng sự phụ thuộc của bộ phận này vào bộ phận khác, làm giảm tính chặt chẽ trong khâu quản lý, thất thoát nợ hoặc chậm thu hồi nợ.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động QLNT. Việc tăng cường đào tạo các kỹ năng QLN cho bộ phận cán bộ, công chức sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đôn đốc, thu nợ nói riêng và quản lý thuế nói chung. Nếu cán bộ quản lý nợ không nắm vững nghiệp vụ thì khi gặp những vấn đề phức tạp sẽ trở nên bối rối và không thể nhanh chóng đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề.

Thứ ba, hệ thống phần mềm hỗ trợ hay các công cụ hỗ trợ quản lý thuế cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động QLNT. Nếu không kịp thời nghiên cứu, thiết kế các phần mềm quản lý nợ thì sẽ không phát huy tối đa hiệu quả của CNTT, dẫn tới số liệu nợ trên phần mềm không thống nhất với số liệu nợ thực tế của NNT, ảnh hưởng làm cho việc tính phạt gặp sai sót, sai ngày nộp tiền của NNT, sai hạn nộp thuế của từng sắc thuế… làm cho cán bộ QLN phải đối chiếu số liệu với NNT dẫn đến khối lượng công việc tăng lên.

5.2. Yếu tố khách quan

Thứ nhất, một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động QLNT phải kể đến đó là tình hình kinh tế – xã hội. Trường hợp lạm phát tăng cao, chính phủ sẽ phải triển khai áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ, điều chỉnh mức lãi suất tín dụng tăng cao sẽ làm tăng giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, theo đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình kéo dài nghĩa vụ thuế dù biết có thể sẽ bị CQT tính phạt, tiền chậm nộp.

Thứ hai, các chính sách, văn bản luật cũng có tác động đến việc áp dụng các biện pháp QLNT của CQT. Chính sách, pháp luật phải cập nhật thường xuyên, phù hợp với tình hình thực tế, bao trùm tất cả các trường hợp khó khăn để nộp dần, xoá nợ, khoanh nợ. Tránh trường hợp một số NNT không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng CQT vẫn tính phạt chậm nộp lại càng làm cho số nợ tăng lên, sẽ càng làm cho việc QLNT gặp nhiều khó khăn. Những trường hợp trên làm mất tính chính xác khi đánh giá hiệu quả hoạt động QLNT.

Thứ ba, một yếu tố tác động chủ yếu tới hiệu quả của hoạt động QLNT là ý thức tuân thủ của ĐTNT. Nếu NNT không có ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế, cố tình dây dưa chây ỳ không nộp thì việc QLNT sẽ gặp nhiều khó khăn. Trường hợp do chính sách quy định chưa rõ, NNT sẽ cố tình kê khai tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình chây ỳ không nộp…

Thứ tư, trong hoạt động QLNT, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với CQT là rất cần thiết. Để thực hiện đôn đốc nợ, thu hồi nợ, CQT phải phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân tại các địa phương, NHTM, cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh, Tổng cục hải quan… Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân cũng cần phải quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan thuế để nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNT.

Bài viết Cơ sở lý luận về quán lý nợ thuế được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Bài viết liên quan
100 + đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế hay nhất

Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]

Cơ sở lý luận về nợ thuế

Bình chọn Cơ sở lý luận về nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về nợ thuế. Nếu các bạn cần […]

Cơ sở lý luận về thuế

Bình chọn Cơ sở lý luận về thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về thuế. Nếu các bạn cần thêm bài […]

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế

1/5 - (1 bình chọn) Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế  Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]

Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]

Cơ sở lý luận về đầu tư công

Bình chọn Cơ sở lý luận về đầu tư công giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về đầu tư công. Nếu các […]

Luận văn thạc sĩ Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế  Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status