x
Trang chủ » Cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

Cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

Bình chọn

Cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đều coi luật pháp là một trong những phương tiện chủ yếu bảo vệ NTD, là một hệ thống các quy tắc xử sự liên quan đến nhiều mặt như quan hệ xã hội dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự, trình tự tố tụng có liên quan đến đời sống tiêu dùng của cá nhân. Vì thế, yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội với sự phối hợp của nhiều biện pháp, mà chủ yếu trong đó là biện pháp pháp luật.

Tác giả Bryan A.Garner trong cuốn sách “Từ điển pháp luật Hoa Kỳ- Black’s Law Dictionary” đã định nghĩa về pháp luật bảo vệ NTD được hiểu là “Luật bảo vệ NTD là luật của bang hoặc liên bang được ban hành nhằm bảo vệ NTD trước những hành vi thương mại hoặc những hoạt động tín dụng không lành mạnh có liên quan đến hàng tiêu dùng, đồng thời bảo vệ NTD trước những hàng hoá nguy hại hoặc hàng giả20”
.

Theo quy định của Inđônesia thì “Luật bảo vệ NTD là toàn bộ những nổ lực đảm bảo sự chắc chắn về mặt pháp lý để bảo vệ cho NTD”. Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ NTD của Inđônesia là khá rộng, bao gồm: toàn bộ các loại hàng hóa, hữu hình hoặc vô hình, di động hoặc bất động, có thể tiêu thụ hoặc không thể tiêu thụ, có tính thương mại được NTD tiêu dùng, sử dụng hoặc khai thác và tất cả các loại hình dịch vụ cũng như các hình thức quảng bá hàng hóa và dịch vụ.

Ở nước ta, Đạo luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành vào năm 1999 dưới dạng “Pháp lệnh”. Đây có thể coi là một

bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cho thấy các quy định pháp luật hiện hành có nhiều bất cập và không phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong tình hình mớ21i. Do đó, ngày 17 tháng 11 năm 2010 thì Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thay thế Pháp lệnh năm 1999, chính thức có hiệu lực hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Tại tờ trình về việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) của Bộ Công thương đã đánh giá như sau: “Trong hơn 10 năm thực thi (2011-2022), các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam”22.

Có thể nói, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng bằng pháp lý thông qua việc Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng từ giai đoạn tìm kiếm, mua hàng hoá, dịch vụ trên thị trường đến giai đoạn tiêu dùng sản phẩm cũng như hậu quả phát sinh (nếu có). Theo TS Nguyễn Thị Thư (2013) thì “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng được hiểu là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”23

Với tư cách là một chế định cơ bản của pháp luật bảo vệ NTD thì “Pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi và mang lại sự công bằng cho NTD trong các quan hệ tiêu dùng TPTS”

Xem thêm: Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

2. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

2.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về việc đảm bảo các quyền lợi của quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

Thứ nhất, Quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và điều kiện bảo đảm ATTP tươi sống nhằm BVQLNTD.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn này bao gồm hệ thống các chỉ số về giới hạn ở ngưỡng an toàn cho phép của các chất có trong TPTS và bao bì, hộp đựng TPTS được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn VN (TCVN) hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng làm cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm. Những vi phạm được xác định ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của NTD trong lĩnh vực này rất đa dạng, nó có thể là hành vi sản xuất TPTS thấp hơn hoặc cao hơn tiêu chuẩn giới hạn; cung cấp thông tin cho NTD vượt quá thành phần thực tế; quy trình chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển không đúng kỹ thuật… Do vậy, nếu không có những thang đo này, NTD và các cơ quan QLNN sẽ không thể kiểm soát và phân biệt được TPTS an toàn và TPTS không an toàn. Điều này, đồng nghĩa với việc, pháp luật về BVQLNTD không phát huy được giá trị. Nhà sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình cũng là lúc quyền lợi của NTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống về cơ bản đã được bảo đảm. Hiện nay, các quy định về hệ thống tiêu chuẩn và điều kiện SX&KD TPTS đã được tiếp cận theo hướng chuyển từ phương thức quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm (dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố áp dụng); từ quản lý theo công đoạn sang quản lý theo quá trình, chuỗi cung cấp TPTS. Theo đó, nội dung pháp luật về tiêu chuẩn TPTS gồm: (i) Các quy định về sử dụng chất cấm, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản TPTS; (ii) Các quy định về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành với các loại TPTS;

(iii) Các quy định về quy trình, thủ tục công bố chất lượng và công bố hợp quy với sản phẩm TPTS.

Bên cạnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng TPTS, một trong các yếu tố quan trọng là cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định. Do đó, các quy định pháp luật về điều kiện SX&KD TPTS có ý nghĩa

quan trọng. Các quy định này gồm: (i) Các quy định về thành lập và điều kiện hoạt động của CS sản xuất kinh doanh TPTS; (ii) Các quy định về điều kiện của người tham gia SX&KD TPTS; (iii) Các quy định pháp luật về bảo quản, chế biến, vận chuyển TPTS. Các quy định về kiểm nghiệm, phân tích và cảnh báo nguy cơ mất ATTP đã tạo khuôn khổ pháp lý để các CS kiểm định thông qua các biện pháp kỹ thuật xác định nguy cơ TPTS mất an toàn và cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động kiểm soát ATTP.

Thứ hai, Quy định về kiểm soát các hoạt động sản xuất và kinh doanh TPTS nhằm BVQLNTD

Hoạt động kiểm soát ATTP là nhiệm vụ trọng tâm nhằm BVQLNTD thực phẩm liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều khâu trong quá trình từ sản xuất đến phân phối, tiêu dùng. Nội dung pháp luật về kiểm soát ATTP bao gồm các quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan QLNN ở trung ương, địa phương và các tổ chức xã hội trong hoạt động này. Đây là tiền đề hình thành và kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan QLNN về ATTP, phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý. Ngoài ra, còn có các quy định về quy trình, thẩm quyền, phương thức kiểm soát ATTP nhằm BVQLNTD. Để BVQLNTD TPTS thì một trong các kênh đó là bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan QLNN về ATTP và BVQLNTD. Pháp luật về kiểm soát hoạt động SX&KD TPTS là căn cứ để thực hiện hoạt động này.

Từ kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, các cơ quan QLNN sẽ buộc các chủ thể sản xuất TPTS phải dừng cung cấp, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng trên thị trường. Việc thanh tra, kiểm tra cũng là cơ sở để xử lý các hành VPPL luật của người SX&KD TPTS. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân SX&KD TPTS sẽ bị xử lý VPHC hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các chủ thể quản lý cũng đưa ra các cảnh báo với NTD về những TPTS không an toàn chưa được thu hồi để NTD không sử dụng; cung cấp các thông tin hướng dẫn sử dụng TPTS một cách an toàn. Như vậy, thông qua việc thực hiện chức năng thông tin, cảnh báo NTD mà quyền của NTD được bảo vệ.

2.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về các phương thức quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

Thứ nhất, Phương thức khiếu nại với nhà SX&KD TPTS Khi NTD TPTS cho rằng mình bị xâm hại quyền lợi hợp pháp, thì họ có quyền sử dụng các biện pháp nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình. Việc NTD tự bảo vệ quyền lợi của mình là rất cần thiết, bởi lẽ đây là phản ứng đầu tiên thể hiện thái độ của NTD với các hành vi vi phạm của nhà sản xuất. Qua đó, phản ánh nhận thức và trách nhiệm của NTD với việc đấu tranh cho lợi ích chính đáng của mình. Tuy nhiên, việc khiếu nại của NTD phải phù hợp với tính

chất, mức độ xâm phạm đến quyền đã được pháp luật ghi nhận và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Thứ hai, Phương thức khởi kiện tại cơ quan tài phán

Luật BVQLNTD năm 2010 ghi nhận hai phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và thương nhân là trọng tài và tòa án. Trọng tài và tòa án là giải pháp cuối cùng được các bên viện tới khi có tranh chấp phát sinh. Trong trường hợp NTD và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung thông qua các phương thức như thương lượng hoặc hòa giải có thể thỏa thuận lựa chọn phương pháp là gửi đơn đến cơ quan tài phán trung gian – trọng tài. Tuy nhiên, NTD cần lưu ý điều khoản trọng tài là một vấn đề được pháp luật về trọng tài quy định, theo đó nếu các bên không thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài, thì trọng tài sẽ không không có thẩm quyền thụ lý đơn kiện nếu tranh chấp đó phát sinh và một bên khởi kiện tại tòa án.

Trong thực tế, hầu hết các giao dịch giữa NTD TPTS và thương nhân lại ít khi có điều khoản thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp. Do đó, NTD TPTS phải thỏa thuận bằng văn bản riêng với thương nhân sau khi có tranh chấp phát sinh về việc lựa chọn phương thức trọng tài. Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp nhằm BVQLNTD thông qua trình tự, thủ tục tố tụng dân sự. Để phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng, NTD hoặc đại diện hợp pháp của NTD có thể nộp đơn kiện tại tòa án có thẩm quyền. Phương thức này có ưu điểm bởi giá trị hiệu lực trong phán quyết của tòa án là cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện thi hành án, buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật, theo đó quyền lợi của NTD TPTS sẽ được bảo vệ. Khi khởi kiện tại tòa án, NTD hoặc đại diện NTD phải thực hiện theo trình tự tố tụng thông thường hoặc trình tự tố tụng rút gọn.

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status