Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh
Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Nội dung chính
1. Khái niệm pháp luật thuế hộ kinh doanh
Từ trước đến nay, Nhà nước thường có ba cách để động viên thu nhập xã hội cho nguồn NSNN: quyên góp, vay và sử dụng những công cụ quyền lực để người dân phải thực hiện đóng góp tài chính cho NSNN. Hai hình thức đầu phụ thuộc vào tính tự nguyện và tự giác của người dân, riêng hình thức sử dụng những công cụ quyền lực để người dân đóng góp một phần tiền thu được và NSNN – đó gọi là Thuế.
Theo quy định của Luật quản lý thuế “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”8.
Như vậy sự ra đời của Thuế gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và thu nhập của người dân. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, xã hội, Nhà nước có những chế định để thực hiện quyền lực của mình để thực hiện việc thu thuế nhằm đảm bảo chi tiêu công. Những chế định pháp luật đó được thực hiện bằng các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có tính bắt buộc, ta gọi đó là pháp luật thuế. Quan hệ thu – nộp thuế giữa nhà nước và người dân phải được thực hiện dựa trên những quy định của nhà nước, đó chính là pháp luật thuế.
Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào NSNN. Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu NSNN.
Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụng các quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điều chỉnh cao.
Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế gồm có các nhóm quan hệ như:
Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế: bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi. Để thực hiện điều chỉnh nhóm quan hệ này, Nhà nước ban hành Luật quản lý thuế, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN.
Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế: Quy định về nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, công bằng.
Ngoài ra còn có nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm, khiếu kiện, khiếu nại.
Xét về đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, bao gồm các đối tượng sau: Nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện quyền lực, được xây dựng bởi một hệ thống các ban ngành quản lý trực tiếp, chủ thể được điều chỉnh trực tiếp của pháp luật đó là người nộp thuế gồm: Tổ chức, hộ gia đình, HKD, cá nhân nộp thuế.
HKD là một trong những chủ thể được pháp luật thuế điều chỉnh. Pháp luật thuế đối với HKD là một bộ phận của pháp luật thuế nói chung. Các quan hệ giữa HKD và cơ quan nhà nước được điều chỉnh bởi quy định pháp luật. HKD là chủ thể quan trọng của nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào NSNN.
Như vậy có thể hiểu, pháp luật thuế đối với HKD là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế là HKD nhằm hình thành nguồn thu NSNN.
2. Đặc điểm pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh
Pháp luật thuế đối với HDK cũng là một bộ phận của pháp luật thuế nói chung, tổng hợp tất cả các quy định điều chỉnh các quan hệ phát sinh về thu, nộp, quản lý giữa cơ quan nhà nước và HKD. Do vậy, pháp luật thuế đối với HKD vừa mang đặc điểm chung của pháp luật thuế, vừa mang đặc điểm riêng biệt liên quan đến đối tượng điều chỉnh đó là HKD.
Đặc điểm thứ nhất, pháp luật thuế đối với HKD mang tính bắt buộc. Tính bắt buôc được biểu hiện, đối với người nộp thuế, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định đều phải thực hiện nghĩa vụ để kê khai, nộp thuế cho NSNN. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, phải thu đúng, thu đủ, không phân biệt đối xử, thực hiện đúng luật, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.
Đặc điểm thứ hai, pháp luật thuế đối với HKD mang tính quyền lực nhà nước. Thuế ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước, và nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Tính quyền lực thể hiện ở việc nhà nước dùng pháp luật để thực hiện việc quản lý, thu thuế, thông qua pháp luật, nhà nước cho phép NNT được làm gì, không cho phép làm gì, hay bắt buộc phải làm những gì. Khi cần thiết nhà nước sử dụng các chế tài để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Đối với NNT là HKD, nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh, bắt buộc những trường hợp nào phải thực hiện đóng thuế cho nhà nước.
Đặc điểm thứ ba, pháp luật thuế đối với HKD mang tính quy phạm phổ biến.
“Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”9
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thuế đối với HKD ở đây chính là các quy định pháp luật chính là chuẩn mực, định hướng cho hành vi của tất cả các chủ thể là HKD trên cả nước. Phạm vi tác động của pháp luật thuế là rất rộng lớn, là khuôn mẫu ứng xử cho NNT.
Đặc điểm thứ tư, pháp luật thuế đối với HKD mang tính đơn giản, dễ hiểu, và dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. HKD là một chủ thể kinh tế mang tính nhỏ lẻ, quy mô, mức độ hoạt động nhỏ so với mô hình doanh nghiệp, mức độ nhận thức, hiểu biết pháp luật thuế còn nhiều hạn chế, do đó đòi hỏi pháp luật thuế đối với HKD phải mang tính đơn giản, dễ hiểu và dễ vận dụng để mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, HKD chủ yếu áp dụng theo phương thức nộp thuế khoán, chỉ một bộ phận nhỏ áp dụng theo chế độ tự kê khai tự nộp. Đối với hình thức nộp thuế khoán, HKD chỉ phải nộp thuế cố định hàng tháng và ổn định nguyên một năm, rất đơn giản và thuận lợi, không phải thực hiện mở SSKT, quyết toán thuế hằng năm.
Như vậy, pháp luật thuế đối với HKD là tổng hợp các quy định pháp luật dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa HKD và cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua pháp luật nhà nước thiết lập các quyền và nghĩa vụ đối với NNT. Pháp luật thuế đối với HKD là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, giúp nhà nước quản lý tốt NNT, đảm bảo công bằng và tạo nguồn thu cho NSNN.
3. Vai trò pháp luật thuế hộ kinh doanh
Ngày nay, HKD là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và ngày càng đóng góp một phần không nhỏ cho xã hội. Do đó, vai trò của pháp luật thuế đối với HKD cũng vô cùng quan trọng. Là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh có những vai trò sau:
Vai trò quan trọng nhất là tạo nguồn thu cho NSNN. Theo tổng hợp số liệu từ Bộ Tài chính, thu thuế chiếm tỷ trọng hơn 70% đến hơn 80% trong tổng thu NSNN. Bằng việc ban hành pháp luật, Nhà nước thực hiện việc quản lý, giám sát, kiểm tra để đảm bảo nguồn thu tối đa, tránh thất thu, trốn thuế làm giảm nguồn thu ngân sách. Thu từ HKD bao gồm thu thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB…hàng năm góp phần động viên vào nguồn thu chung của NSNN.
Vai trò kế tiếp của pháp luật thuế đối với HKD mang tính vĩ mô là giúp điều tiết nền kinh tế. Bằng việc sử dụng công cụ pháp luật thuế, Nhà nước có thể mở rộng hoặc thu hẹp, hạn chế sự phát triển, mở rộng một số ngành, ví dụ như việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu bia, các dịch vụ xa xỉ như karaoke, vũ trường, mát xa…
Pháp luật thuế đối với HKD là một trong những công cụ để hướng dẫn tiêu dùng và đảm bảo công bằng cho các thành phần của xã hội. Về vai trò hướng dẫn tiêu dùng, phấp luật thuế đánh thuế cao đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng như rượu, và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng như miễn thuế GTGT đối với hoạt động SXKD về giáo dục, khám chữa bệnh… Đối với vai trò đảm bảo cho sự công bằng của xã hội, được thể hiện qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi loại hình kinh tế có những điều kiện kinh doanh giống nhau. Ví dụ theo quy định luật thuế GTGT, thuế TNCN đối với HKD có cùng ngành nghề kinh doanh áp dụng cùng một tỷ lệ tính thuế như nhau.
Pháp luật thuế đối với HKD góp phần khuyến khích phát triển của kinh tế cá thể: Vai trò này thể hiện ở pháp luật thuế đối với HKD tương đối đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn. Mức thuế suất thấp, dễ dàng đăng ký, nộp thuế khích lệ HKD tham gia hoạt động SXKD.
Pháp luật thuế đối với HKD nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai và minh bạch giữa các HKD: Quy định về “công khai mức thuế”, ấn định thuế theo cùng quy mô, ngành nghề kinh doanh, cùng địa bàn, nhằm tạo sự dân chủ, công khai trong chính sách thuế.
Bài viết Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
- Website: https://luanvan3c.com/
- Hotline: 0966.736.325 (zalo)
- Email: luanvan3c@gmail.com

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]
Bình chọn Một số khái quát về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Một số khái quát […]