x
Trang chủ » Cơ sở lý luận về nhãn hiệu

Cơ sở lý luận về nhãn hiệu

Bình chọn

Cơ sở lý luận về nhãn hiệu giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về nhẫn hiệu, phân loại nhãn hiệu, điều kiện bảo nhãn hiệu và căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Cơ sở lý luận về nhãn hiệu
Cơ sở lý luận về nhãn hiệu

1. Khái niệm nhãn hiệu

Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs). Tại khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPs đưa ra khái niệm về nhãn hiệu như sau:

“Bất kỳ một dấu hiệu hoặc một tổ hợp nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng các thành viên rằng điều kiện để được khả năng đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua sửdụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.”

Theo định nghĩa của tổ chức SHTT thế giới (WIPO): “Nhãn hiệu (trademark) là một dấu hiệu dùng để xác định hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt với hàng hoá của một doanh nghiệp khác”.

Dựa trên tinh thần của các ĐƯQT đã ký kết, Việt Nam cũng đã cụ thể hóa khái niệm nhãn hiệu vào trong Luật SHTT – luật chuyên ngành của Việt Nam về SHTT. Khoản 16, Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Từ các khái niệm nhãn hiệu được đưa ra, có thể kết luận nhãn hiệu là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc bất kỳ của các dấu hiệu đó. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được. Bên cạnh đó, dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụcủa một doanh nghiệp khác. Như vậy, bất kỳdấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác nhau không thuộc các trường hợp bịtừ chối đăng ký đều có thể trở thành nhãn hiệu

Xem thêm: Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

2. Phân loại nhãn hiệu

Theo quy định của Luật SHTT, có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể như:

– Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.1

– Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.2

– Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.3

– Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.4

3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Có 2 điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ.5

Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Tuy nhiên, một số dấu hiệu như sau sẽ không không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu6:

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị –

xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút

danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử

dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận

• Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ

Thứ hai, nhãn hiệu đó khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp sau7:

• Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi

với danh nghĩa một nhãn hiệu

• Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá,

dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến

• Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt

thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

• Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

• Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu

đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

• Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây

nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người

khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người

khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm;

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là

nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
• Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử

dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

• Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch

nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

• Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của

người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

4. Căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

4.1. Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu

Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.8

Không giống như quyền tác giả đối với các loại tác phẩm (gồm tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, tác phẩm viết…) được mặc nhiên bảo hộ quyền tác giả kể từ ngảy tác phẩm được hoàn thành thì quyền về quyền SHCN thì lại khác. Cơ sở để xác lập và phát sinh quyền được bảo hộ đối với nhãn hiệu là chủ nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp đối với tên thương mại). Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, thì cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoàn toàn được xác lập toàn bộ quyền bảo hộ của mình đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký9. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký10.Tuy nhiên, cũng có trường hợp, một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi tiêu chí làm nhãn hiệu đó nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đó đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định thì nhãn hiệu sẽ không được coi là nổi tiếng nữa. Trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu. Lịch sử đã từng có những trường hợp như vậy mà điển hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN. Khi không còn là nhãn hiệu nổi tiếng, cơ chế bảo hộ vô thời hạn cũng sẽ không còn. Như vậy, quan niệm “nếu đã là nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ được bảo hộ vô thời hạn” là sai. Bởi vì, mặc dù một nhãn hiệu đã từng được coi là nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng sau một thời gian, nhãn hiệu đó đã bị lu mờ thì sẽ không được bảo hộ vô thời hạn như trước nữa. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu còn là cơ sở để chủ nhãn hiệu xem xét hàng hoá và dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Bởi trên thực tế có những trường hợp có các nhãn hiệu đã được cá nhân hoặc tổ chức tiến hành đăng ký tại Cục SHTT nhưng không được các chủ đơn này quảng cáo, sử dụng rộng rãi, nên các chủ thể kinh doanh khác không thể biết được nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hay chưa. Việc không rõ ràng này dẫn đến sự vi phạm pháp luật SHTT của các bên sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy, đã xảy ra những trường hợp chủ thể kinh doanh rõ ràng không biết, không muốn vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về SHTT do sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các sản phẩm do bên khác cung cấp.

Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lúc này sẽ được coi như là một công đoạn kiểm tra tính độc quyền của nhãn hiệu, xem xét liệu nhãn hiệu có trùng lặp với nhãn hiệu của người khác hay không để ngoài việc tránh vi phạm pháp luật thì còn tránh lãng phí chi phí quảng cáo thương hiệu và sử dụng lên sản phẩm…cuối cùng các sản phẩm này lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất.

Để xác lập quyền SHCN với nhãn hiệu, theo quy định tại, các chủ thể có quyền đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:11Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Bên cạnh đó quyền đăng ký với từng loại nhãn hiệu khác nhau còn được quy định cụ thể như sau:

– Với nhãn hiệu tập thể: Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn

hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

– Với nhãn hiệu chứng nhận: Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất

lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Trong trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; và việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Quyền đăng ký nhãn hiệu có thể chuyển giao giữa người có quyền đăng ký và ổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Thêm vào đó, đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

4.2. Thời hạn bảo hộ

Về không gian, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời gian, trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đã được để cập ở trên, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.12

Bài viết Cơ sở lý luận về nhãn hiệu được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status