x
Trang chủ » Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá

Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá

Bình chọn

Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ngành luật của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá
Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá

1. Định nghĩa phá giá

Hiện nay, đa phần người ta thường hiểu một cách đơn giản rằng: BPG có nghĩa là bán dưới giá của thị trường. Tuy nhiên, xét trong quan hệ thương mại quốc tế như hiện nay thì cách hiểu như trên là không chính xác.
Xét dưới góc độ ngôn ngữ, “bán phá giá” được định nghĩa là việc bán ồ ạt hàng hóa với giá thấp hơn thị trường, thậm chí là là chịu lỗ, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường (theo Từ điển Tiếng Việt trực tuyến, phiên bản của Trung tâm từ điển học Việt Nam) .
Đại từ điển Trung Việt – do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam được Bộ Giáo dục và đào tạo phát hành có ghi nhận: Bán phá giá là bán thấp hơn giá chung của thị trường để nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường [4,tr96].
Những cách hiểu về bán phá giá như trên có đặc điểm chung là bán hàng hóa thấp hơn giá thị trường. Theo cách hiểu thông thường thì khái niệm về BPG không quan tâm đến mục đích là gì, có nhằm mục đích cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường hay không? Vì vậy, rất khó xác định được hành vi BPG. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt trực tuyến và đại từ điển Trung Việt không chỉ quan tâm đến hiện tượng bán thấp hơn giá thị trường mà còn chú trọng đến cả mục đích của hành vi bán phá giá. Như vậy, theo các định nghĩa này đã nêu rõ bản chất của bán phá giá là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cần có những biện pháp để xử lý nhằm tạo nên sự ổn định cho thị trường.
Dưới góc độ pháp lý, bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.
Theo Raj Bhala, Luật thương mại quốc tế – Những vấn đề lí luận và thực tiễn (sách dịch), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006 cho rằng Hiệp định ADA là mở rộng không gian các nguyên đơn vượt ra ngoài phạm vi các doanh nghiệp nước như bao gồm các bên liên quan khác trình bày để hành động và đại diện các ngành sản xuất trong nước.
Theo quan điểm của Liên minh Châu Âu (EU) thì xem bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một sản phẩm được xuất khẩu sang EU với giá thấp hơn giá thông thường của mặt hàng đó (thường được xác định là giá bán mặt hàng tương tự tại thị trường nước xuất khẩu) . Đối với Mỹ thì thì hành vi bán phá giá là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá hàng hóa so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu và việc bán hàng đó gây thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của Mỹ .
Điều VI, khoản 1 GATT 1994 quy định BPG là việc “sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm” . Cụ thể hơn, tại điều 2, khoản 1 Hiệp định ADA quy định: “một sản phẩm được coi là BPG ( tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường” . Trong đó, “sản phẩm tương tự” được biết đến là sản phẩm giống hệt hoặc có đặc tính gần giống với sản phẩm là đối tượng điều tra CBPG và “điều kiện thương mại thông thường” tức là việc bán hàng hóa được thực hiện trong môi trường có cạnh tranh, theo đó giá cả được thiết lập từ sự tác động qua lại một cách tự do giữa cung và cầu.
Khoản 1- điều 3 Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam quy định như sau: “ hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là BPG khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hóa BPG vào Việt nam) nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường…” . Với định nghĩa mà Pháp lệnh đưa ra thì phạm vi điều chỉnh chỉ đặt ra đối với việc chống bán phá giá trong quan hệ thương mại tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, xét về bản chất thì không trái với những quy định mang tính chuẩn mực của WTO ghi nhận trong GATT 1994 và Hiệp định về chống bán phá giá.
Hiệp định ADA của WTO cũng đề cập đến thuế CBPG là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm của nước ngoài bị BPG vào nước nhập khẩu [6,tr22]. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc BPG và loại bỏ những thiệt hại do việc hành vi bán phá giá gây ra.
Khoản 1- điều 2, Pháp lệnh về việc CBPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có quy định như sau: “Thuế CBPG là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước” (khoản 1- điều 2) [16,tr1]. Với quy định như trên thì Pháp lệnh chống bán phá giá đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến việc áp dụng những quy định về CBPG của quan hệ thương mại quốc tế vào quan hệ thương mại nội địa, phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt động nhằm hạn chế và kiểm soát những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế – quốc tế.

2. Các loại bán phá giá

Hiện nay có rất nhiền định nghĩa về bán phá giá. Trong thực tế, thì có một trong các cách phân loại về bán phá có các loại như sau :
Bán phá giá bền vững là một cách bán phá giá trong thời gian dài và liên tục.
Bán phá giá chớp nhoáng (Bán phá giá huỷ diệt) là 1 cách bán phá giá mạnh trong thời gian ngắn để hạ gục đối thủ cạnh tranh nhanh. Với hình thức bán phá giá này, một công ty sẽ bán sản phẩm với giá thấp một cách giả tạo, thường là thấp hơn giá thành, nhằm loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường và thiết lập vị thế độc quyền. Một khi không còn cạnh tranh, công ty sẽ tăng giá sản phẩm, không chỉ để bù lại những tổn thất trước đó, mà còn nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Mặc dù trong ngắn hạn người tiêu dùng có thể có lợi do hàng được bán phá giá với giá thấp, nhưng trong dài hạn hậu quả của hành vi này sẽ là tổn thất ròng về phúc lợi xã hội do tác động của độc quyền. Vì vậy, cần phải có luật chống bán phá giá để trừng phạt công ty nước ngoài kinh doanh theo kiểu chiếm đoạt như vậy. Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc định giá thấp hơn giá thành một cách có hệ thống là không hợp lý và cũng không khả thi. Giả sử một công ty nước ngoài thành công trong việc giảm giá nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và chiếm đoạt thị trường, vẫn không có gì đảm bảo là công ty này sẽ thành công trong việc tăng giá sau đó. Nếu các công ty có thể ra khỏi thị trường khi giá thấp thì họ vẫn có thể thâm nhập vào thị trường khi giá lên. Khi đó, để chiếm thị phần họ sẽ định giá bán thấp hơn giá của kẻ hủy diệt.
Bán phá giá không thường xuyên là 1 cách bán phá giá ở từng thời điểm nhất định. Khi có đơn khiếu nại về bán phá giá, theo qui trình thông thường thì các cơ quan phụ trách thương mại của nước nhập khẩu sẽ thực hiện một cuộc điều tra nhằm trả lời hai câu hỏi. Thứ nhất, hàng nhập khẩu có bị bán với giá thấp hơn giá trị hợp lý không? Thứ hai, ngành sản xuất cạnh tranh trong nước có bị thiệt hại về vật chất do hậu quả trực tiếp của hàng nhập khẩu bán phá giá. Nếu kết luận trong cả hai trường hợp là có thì một khoản thuế chống phá giá sẽ được áp dụng đối với mặt hàng bị điều tra. Mục đích của khoản thuế này là đưa giá mặt hàng trở về gần với giá trị hợp lý hoặc nhằm khắc phục thiệt hại của các nhà sản xuất mặt hàng cạnh tranh này ở trong nước.
Ngoài ra, vẫn còn một số cách phân loại như sau:
Bán phá giá đảo ngược (bán phá giá mở rộng thị trường) là định giá đối với thị trường nước ngoài cao hơn so với trong nước. Đây là việc nhà sản xuất bán hàng hóa với giá cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu và hình thức bán phá giá qua lại, bán phá giá qua lại tạo ra sự chênh lệch về giá (khi hàng hóa trong nước và ngoài nước không có sự khác biệt về giá), từ đó thương mại quốc tế sẽ xảy ra.

3. Cơ sở kinh tế của việc bán phá giá

Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cho các quốc gia phải tăng cường mở cửa, hợp tác kinh tế quốc tế trên tất cả các mặt. Hội nhập và tham gia vào sân chơi của thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội của từng nước. Xu hướng hiện nay của các quốc gia chính là tham gia vào các tổ chức kinh tế – thương mại mang tính tầm cỡ quốc tế. Mở cửa thị trường nội địa, hợp tác kinh tế thông qua cắt giảm thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan gây cản trở thương mại, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, v.v…là những mục tiêu hướng đến của các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế mang lại thì những thách thức mà các quốc gia phải đối mặt càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp lớn, nhỏ sẽ không ngần ngại sử dụng các biện pháp cạnh tranh kể cả những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có việc bán phá giá hàng hóa. Hiện nay, trong quá trình xây dựng và phát triển hội nhập và
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các cam kết về việc mở cửa thị trường, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan theo các cam kết song phương và đa phương để hướng tới hệ thống thương mại đa biên tự do hơn, mặt khác chúng ta cũng cần phải có những cơ chế bảo hộ mới phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất trong nước cũng như quyền và lợi ích của người tiêu dùng khi xảy ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về hành lang pháp lý cho nền kinh tế nhằm đảm bảo cho hoạt động nhằm xây dựng một cơ chế bảo hộ đó chính là các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có biện pháp chống bán phá giá . Việc quy định hầu hết các nội dung liên quan đến chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia, từ các quy định về việc xác định hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào các quốc gia, các quy định về thủ tục điều tra để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thuế này trong hệ thống các sắc thuế của các quốc gia nói chung.
Tôi cho rằng các hành vi bán phá giá là mặt trái của sự phát triển cửa nền kinh tế thị trường – là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, việc ban hành những quy định nhằm hạn chế và kiểm soát hành vi BPG là điều cần thiết mà các quốc gia đã và đang tiến hành trong quá trình hội nhập kinh tế – quốc tế. Những quy định về CBPG đã thể hiện được sự linh hoạt, đa dạng trong việc loại bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo điều kiện cho các hàng hóa tham gia vào sân chơi thế giới cũng như trong việc áp dụng có hiệu quả pháp luật về CBPG vào thực tiễn.

4. Tác động của bán phá giá

Bán phá giá là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại và có tác động đến cả nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu theo 2 mặt tích cực và tiêu cực, cụ thể là:
*Đối với nước nhập khẩu:
Tích cực: Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn, tiêu dùng những mặt hàng mới lạ với giá cả dễ dàng chấp nhận được. Đồng thời, kéo theo đó, khi những mặt hàng nước ngoài được đưa vào với giá thành rẻ hơn, buộc các dịch vụ, hàng hóa trong nước phải tiến hành cải tiến mẫu mã, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, áp dụng công nghệ tiên tiến và tận dụng nhân lực để chi phí sản xuất giảm, có thể cạnh tranh được trên thị trường và thu lại lợi nhuận tối ưu.
Tiêu cực:Dù có những mặt tích cực nhưng bán phá giá gây ra không ít mặt hại cho nước nhập khẩu, đặc biệt là khi đó là một nước đang phát triển, có thị trường hẹp. Bởi lẽ, khi đó người tiêu dùng của nước nhập khẩu phải sử dụng những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng đã hết hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Không những vậy, các doanh nghiệp có thể do hám lợi, muốn thu lại lợi nhuận cao sẽ tìm đủ mọi cách nhập lậu hàng hóa, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, khi có bán phá giá, nhiều doanh nghiệp do không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài, dẫn đến bị đình trệ sản xuất, thậm chí là phá sản, dẫn đến hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của nước nhập khẩu. Cũng chính việc các doanh nghiệp bị đóng cửa hay hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều công nhân không có việc làm, đời sông khó khăn, thất nghiệp gia tăng, kèm theo đó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
*Đối với nước xuất khẩu:
Tích cực: Việc bán phá giá giúp cho doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được hàng tồn khố, đặc biệt hơn cả là các mặc hàng như lương thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt,…
Ngoài ra, bán phá giá còn là công cụ quan trọng trong chính sách ngoại thương của đất nước nhằm giúp cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế.
Tiêu cực: Người tiêu dùng trong nước phải chịu thiệt do phải chịu giá cả hơn so với trước đây. Hơn thế nữa, việc các doanh nghiệp bán phá giá, lượng hàng hóa đó lại bán cho chính các doanh nghiệp trong nước mình dẫn đến lũng đoạn thị trường trong nước. Ngoài ra, nhằm mục đích thu được siêu lợi nhuận từ bán phá giá, nhiều nước đã sử dụng lao động là trẻ em, phụ nữ, lao động từ nhân với giá rẻ mạt. Hậu quả là những người này bị ngược đãi một cách vô cùng nặng nề.

Xem thêm các bài viết:

=>luận văn : Pháp luật của WTO về chống phá giá và các vụ kiện của Việt Nam

=>Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

=>tiểu luận: Các quy định về chống bán phá giá theo quy định của WTO và thực tiễn tại Việt Nam

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Bài viết liên quan
Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học

Bình chọn Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn […]

Cơ sở lý luận Nội dung thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học

Bình chọn Cơ sở lý luận Nội dung thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các […]

Các chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học

Bình chọn Các chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các chính sách ưu […]

Cơ sở lý luận chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường đại học, cao đẳng

Bình chọn Cơ sở lý luận chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường đại học, cao đẳng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]

Luận văn luật Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật: cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : “Thực hiện pháp luật về chính […]

Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp

Bình chọn Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Áp dụng pháp luật WTO về […]

Sự hình thành và phát triển của WTO

Bình chọn Nội dung chính1. Hiệp định chống bán phá giá1.1. Xác định việc bán phá giá1.2. Nguyên tắc xác định phá giá1.3. Tính biên độ phá giá 2. Xác định thiệt hại2.1. Định nghĩa về thiệt hại do bán phá giá2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước3. Biện pháp chống […]

Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá

Bình chọn Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá. Nếu […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status