Cơ sở lý luận về đầu tư công
Cơ sở lý luận về đầu tư công giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về đầu tư công. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
Nội dung chính
1 Khái niệm về đầu tư công
1.1 Đầu tư
Theo Điều 3, Theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 3 – Giải thích từ ngữ, khái niệm đầu tư được hiểu: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. (Luật đầu tư, 2020, p.29)
1.2 Đầu tư công
Hoạt động đầu tư được thực hiện từ nguồn vốn đầu tư cơ bản nhằm hình thành ra những TSCĐ còn gọi là đầu tư công. Nguồn vốn đầu tư công là hoạt động nhằm tạo lập ra TSCĐ sử dụng cho hoạt động thuộc khu vực kinh tế – tài chính, để thu về lợi ích với nhiều phương thức khác nhau. Nguồn vốn đầu tư cơ bản trong lĩnh vực kinh tế thực hiện được qua nhiều hoạt động xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hay phục hồi TSCĐ cho hoạt động kinh tế.
Theo quan niệm kinh tế vĩ mô vốn đầu tư là tất cả những chi phí bỏ ra nhằm hiện thực hoá mục tiêu đầu tư. Vốn đầu tư trong kinh tế gồm ba thành phần chủ yếu là: Vốn đầu tư để tạo TSCĐ; Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn vốn đầu tư nhà ở.
Theo quan điểm khác, vốn đầu tư được hiểu là “Toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định, thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động”. Như vậy, khái niệm vốn đầu tư ở đây thường được gắn cụ thể với số vốn hay ngân sách dành để cấp cho một dự án đầu tư hay một chương trình cụ thể.
1.3. Đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Theo quy định tại Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. (Luật Ngân sách nhà nước , 2015, p.27)
Như vậy, đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quan điểm khách quan: Là hình thức đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nhằm đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học – kĩ thuật và hạ tầng kinh tế – kĩ thuật cho hệ thống kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng được xây dựng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của các cá nhân. Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực có hưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không mất thêm chi phí hoặc ít nhất với chi phí thấp giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của địa phương và quốc gia.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về ĐTC từ nguồn vốn NSNN:
– Các yếu tố chủ quan bao gồm: Cơ chế, chính sách quản lý về ĐTC; Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa ĐTC; Bố trí, phân bổ vốn đầu tư; Quản lý và giám sát ĐTC; Công khai, minh bạch hoạt động các dự án đầu tư.
– Các yếu tố khách quan bao gồm: Môi trường tự nhiên (đặc điểm địa hình, điều kiện thổ nhưỡng); Trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của quốc gia; Trình độ và tay nghề của người lao động.
Các tiêu chí đánh giá đến QLNN về ĐTC từ nguồn vốn NSNN:
– Phân cấp quản lý: được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển của tỉnh.
– Việc lập kế hoạch: giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình cụ thể và có những quyết định chính xác tác động đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển tại tỉnh.
– Về tổ chức thực hiện kế hoạch: càng khẩn trương, càng nhanh chóng sẽ giúp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển.
– Về kiểm tra – kiểm soát việc thực hiện kế hoạch: giúp nhà quản lý nhanh chóng phát hiện những chỗ chưa phù hợp để từ đó khẩn trương khắc phục tránh tình trạng thất thoát lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
– Về phối kết hợp: Thông qua công tác đánh giá phối hợp nhằm có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình thực hiện đầu tư của các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
2 Phân loại đầu tư công
Theo Điều 6 Luật Đầu tư công 2019 quy định về phân loại dự án đầu tư công như sau:
2.1 Phân loại dự án đầu tư xây dựng căn cứ theo bản chất dự án
– Dự án có cấu phần xây dựng: là dự án ĐTXD mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp dự án đã ĐTXD và bao gồm cả phần mua TSCĐ lẫn mua thiết bị của dự án;
– Dự án không có cấu phần xây dựng: là dự án mua TSCĐ hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc mua để cải tạo, sửa chữa thiết bị, máy và dự án khác không không thuộc dự án có cấu phần xây dựng.
2.2 Phân loại dự án đầu tư công căn cứ mức độ quan trọng và quy mô của dự án
Dự án ĐTC có thể phân loại theo dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C theo tiêu chí nêu trong các điều 7, 8, 9 và 10 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
* Dự án quan trọng quốc gia: là dự án đầu tư độc lập hoặc tổ hợp công trình gắn kết chặt với nhau thuộc một trong những tiêu chí sau đây:
– Sử dụng vốn đầu tư công đạt 10.000 tỷ VNĐ trở lên;
– Dự án có khả năng tác động trực tiếp đối với môi trường hoặc có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với môi trường, bao gồm: Dự án điện hạt nhân; Sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ thành khu bảo vệ cảnh
quan, khu vườn nghiên cứu, khu bảo tồn khoa học và khu vườn nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên và rừng đầu nguồn từ 50 ha trở lên; Rừng chắn bão, chắn cát bay, chắn gió, phòng hộ biển và phục hồi môi trường từ 500 ha trở lên và rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
– Sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất lúa từ hai vụ trở lên với diện tích từ 500 ha trở lên;
– Dự án đã bố trí tái định cư từ 20.000 dân trở lên tại miền núi và từ 50.000 dân trở lên tại các nơi khác;
– Dự án bắt buộc phải thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đã được Quốc hội ra nghị quyết.
* Dự án nhóm A: Trừ những dự án thuộc dự án quan trọng quốc gia mà dự án nhóm A thuộc một trong những tiêu chí sau đây:
(1) Dự án không xác định tổng mức đầu tư thuộc những trường hợp sau: Dự án thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng có mức độ tối mật; Dự án sản xuất chất độc và vật liệu tạo thuốc nổ; Dự án hạ tầng KCN, khu kinh tế và khu công nghệ cao ;
(2) Dự án có tổng mức đầu tư đạt 2.300 tỷ trở lên thuộc những trường hợp sau: Giao thông (bao gồm đường cao tốc, cảng biển, cảng cạn, sân bay, đường sắt và quốc lộ); Công nghiệp điện khác; Khai thác khí hoá lỏng; Khai thác và thăm dò dầu khí; Hoá chất, phân bón; Hoá chất, cao su, luyện kim,..; Xây dựng khu nhà mới;
(3) Dự án có tổng mức đầu tư đạt 1.500 tỷ VNĐ trở lên thuộc các trường hợp sau: Giao thông, trừ Giao thông (bao gồm đường bộ, cảng biển, cảng cạn, sân bay,
đường sắt và đường quốc lộ); Thuỷ lợi; Hoá dược; Kỹ thuật điện khác; Xây dựng nhà máy tái chế chất thải cùng công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan; Sản xuất các sản phẩm viễn thông, điện tử khác; Sản xuất phân bón, trừ dự án hoá chất, phân bón, …; Công trình cơ khí, trừ dự án chế tạo máy, luyện kim; Bưu chính, viễn thông;
(4) Dự án có tổng mức đầu tư đạt 1.000 tỷ VNĐ trở lên thuộc các trường hợp sau: Giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Sản xuất nông – lâm – thuỷ sản;
Vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới; Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp của các dự án thuộc (1), (2) và (3).
(5) Dự án có tổng mức đầu tư đạt 800 tỷ VNĐ trở lên thuộc các trường hợp sau: Y tế, văn hoá, giáo dục; Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ và đài phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Thể dục thể thao; Du lịch; Xây dựng hạ tầng, trừ xây dựng khu đất tại xã hội; Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trừ dự án nhà ở (1), (2), (3) và (4).
* Dự án nhóm B
– Dự án thuộc nhóm trường hợp (2) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dự án trên 120 tỷ VNĐ đến dưới 2.300 tỷ VNĐ.
– Dự án thuộc các trường hợp (3) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dự án trên 80 tỷ VNĐ đến dưới 1.500 tỷ VNĐ.
– Dự án thuộc nhóm trường hợp (4) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dự
án trên 60 tỷ VNĐ đến dưới 1.000 tỷ VNĐ.
– Dự án thuộc nhóm trường hợp (5) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dự án trên 45 tỷ VNĐ đến dưới 800 tỷ VNĐ.
* Dự án nhóm C
– Dự án thuộc nhóm trường hợp (2) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dự án dưới 120 tỷ VNĐ.
– Dự án thuộc nhóm trường hợp (3) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dự án dưới 80 tỷ VNĐ.
– Dự án thuộc nhóm trường hợp (4) của dự án nhóm A có tổng đầu tư dự án dưới 60 tỷ VNĐ.
– Dự án thuộc nhóm trường hợp (5) của dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dự án dưới 45 tỷ VNĐ.
3. Vai trò đầu tư công đối với phát triển kinh tế – xã hội
Đối với nền kinh tế nói chung và nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay việc đầu tư công sử dụng nguồn vốn NSNN là một trong các phương tiện để Nhà nước vận hành nền KTTT, góp phần không nhỏ trong quá trình tạo nền tảng căn bản thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và thúc đẩy thu hút các thành phần kinh tế khác đầu tư theo và hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển có hiệu quả cao và bền vững hơn nữa. Bởi lẽ, theo một quy luật chung đầu tư của khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước hiện nay chỉ tập trung ở những ngành và lĩnh vực có khả năng sinh lãi cao và độ rủi ro thấp, dẫn đến mất cân bằng giữa cơ cấu ngành nghề.
Do vậy, muốn nền kinh tế tăng trưởng và phát triển được đồng đều, ổn định và bền vững thì Nhà nước sẽ sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn vốn NSNN để đầu tư cho một số lĩnh vực không có khả năng hoặc không được khuyến khích đầu tư từ những thành phần kinh tế khác, nhất là những dự án có vốn đầu tư cao, khả năng hoàn vốn thấp hoặc không hoàn vốn hay trong các lĩnh vực mang.
Vai trò của đầu tư công còn biểu hiện qua ba khía cạnh cơ bản khác:
Một là, nguồn vốn đầu tư những hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kinh tế – kĩ thuật phục vụ chung đời sống xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời góp phần tạo ra những CSHT cần thiết cho các thành phần kinh tế do nhà nước đầu tư và phát triển.
Hai là, góp phần kéo gần cách biệt giàu nghèo và góp phần giảm bất bình đằng và bất công trong xã hội qua những chương trình và dự án kinh tế hỗ trợ những địa bàn nghèo khó, khó khăn của đồng bào dân tộc (Chương trình 30a chương trình 134,
135 của Nhà nước và những chương trình hỗ trợ dân sinh và phát triển kinh tế. ..) để cải thiện và nâng cao hơn nữa mức sống nhân dân.
Ba là, duy trì sự phát triển ổn định và không ngừng tăng cường, củng cố an ninh và quốc phòng. Các chương trình, dự án phục vụ an ninh quốc phòng thường không mang lại hiệu quả kinh tế trong giai đoạn ngắn hạn do khối kinh tế nhà nước chưa thể và cũng không dám đầu tư cho lĩnh vực này. Nhưng đó chính là nền tảng vững chắc của chúng ta để xây dựng Đất nước, giữ được an ninh và chủ quyền đất nước.
Qua thực tế có thể khẳng định, đầu tư công sử dụng nguồn vốn NSNN có những ảnh hưởng rất tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh và thay đổi cấu trúc vốn đầu tư theo định hướng đặt ra. Hoạt động ĐTC sử dụng nguồn vốn NSNN góp phần duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh tế để tăng hiệu quả lao động đồng thời tăng thu nhập và tăng thu nhập bình quân đầu nguời. Mặc khác, đầu tư công sử dụng nguồn vốn NSNN cũng một phần nào tăng dự trữ vốn và thu húi nguồn lao động và tạo việc làm để khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước. Đồng thời, cũng sẽ mở ra cấu trúc kinh tế mới và xây dựng các ngành nghề mới nhằm tăng cường năng suất và phân công lao động xã hội.
Nói tóm lại, vốn ĐTXD cơ bản thuộc nguồn NSNN có vai trò quan trọng trong sự định hình và phát triển các lĩnh vực của nền kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, là một công cụ giúp điều tiết kinh tế và giữ vững nên kinh tế. Nó mang tính chất định hướng và dẫn dắt để hỗ trợ phát triển cho toàn bộ nền kinh tế vĩ mô.
Bài viết Cơ sở lý luận về đầu tư công được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về quản lý nợ […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về nợ thuế. Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về thuế. Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]