x
Trang chủ » Cơ sở lý luận về đàm phán về thuận lợi hóa thương mại

Cơ sở lý luận về đàm phán về thuận lợi hóa thương mại

Bình chọn

Cơ sở lý luận về đàm phán về thuận lợi hóa thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về đàm phán về thuận lợi hóa thương mại. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê  luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Nền tảng của thuận lợi hóa thương mại đã ra đời ngay từ khi GATT – tổ chức tiền thân của WTO được hình thành vào năm 1947 và được đề cập trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Tuy nhiên, phải đến khi Hiệp định này được sửa đổi vào năm 1994, nội dung thuận lợi hóa thương mại mới được nêu rõ hơn. Tác giả cũng chọn thời điểm năm 1994 là mốc những đàm phán về thuận lợi hóa thương mại bắt đầu.

==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế – Bảng giá 2023
lịch sử đàm phán thuận lợi hóa thương mại trong WTO
lịch sử đàm phán thuận lợi hóa thương mại trong WTO

Hiệp định GATT, điều V, VII và X năm 1994
Hiệp định GATT 1994 được thông qua tại Vòng đàm phán Uruguay – Vòng đàm phán thứ 8 của WTO kể từ năm 1948, điều chỉnh mối quan hệ thương mại hàng hoá quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Các vấn đề thuận lợi hóa thương mại đều được đề cập rất rõ trong Hiệp định này:
Thuận lợi hóa về quyền tự do quá cảnh của hàng hóa: Hàng hóa được “tự do chuyên chở” quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên, và “theo tuyến đường tiện lợi nhất cho quá cảnh quốc tế”, “không có sự phân biệt nào được thực thi căn cứ vào phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi đến hay ra vào cảng nào hay trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở hữu với hàng hoá, với tàu hay phương tiện vận chuyển”. Và việc vận chuyển “sẽ không bị làm chậm chễ hay bị hạn chế không cần thiết và sẽ được miễn mọi khoản thuế quan áp đặt với quá cảnh”. (Điều V Hiệp định GATT 1994).
Thuận lợi hóa thương mại về phí và các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu: Được quy định cụ thể tại điều VIII, theo đó “Mọi khoản phí và khoản thu khác với bất cứ tính chất nào được các bên ký kết áp dụng nhằm vào hay liên quan tới hàng nhập khẩu hay hàng xuất khẩu sẽ chỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các chi phí cung cấp dịch vụ và không mang tính chất bảo hộ gián tiếp cho sản phẩm nội địa hay là thuế đánh vào xuất nhập khẩu với mục đích thu ngân sách”. Hơn nữa, các quốc gia tham gia thương mại quốc tế trực tiếp với nhau phải “hạn chế tối thiểu các tác động cũng như tính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu, giảm bớt và đơn giản hoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu”. Như vậy, nguyên tắc đơn giản hóa và minh bạch hóa chứng từ và thủ tục hải quan đã được trực tiếp nhắc đến.
Thuận lợi hóa bằng việc minh bạch hóa khung pháp lý, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung sẽ được công bố khẩn trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. (Điều X, Hiệp định GATT 1994).
Nhìn chung, vấn đề thuận lợi hóa thương mại đã được các nước thành viên WTO sớm tỏ ra quan tâm và đưa vào Hiệp định GATT 1994 thông qua điều V, VIII, X. Tuy nhiên, mới chỉ có một số nội dung của thuận lợi hóa thương mại và chưa có hướng dẫn cụ thể để các nước thành viên thực thi.
Hội nghị Bộ trưởng Singapore 1996
Hội nghị Bộ trưởng là cấp độ quyền lực cao nhất của WTO, gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO tham gia và họp ít nhất là hai năm một lần. Hội nghị bộ trưởng sẽ thực thi các chức năng của WTO và thực hiện những hành động cần thiết để thực thi các chức năng này. Hội nghị Bộ trưởng lần đầu tiên họp ở Singapore vào tháng 12/1996, tạo lập thêm 3 nhóm làm việc về quan hệ thương mại và đầu tư, quan hệ thương mại và cạnh tranh, và tính minh bạch trong mua sắm của Chính phủ. Trong tuyên bố của Bộ trưởng Singapore đã cụ thể hóa hơn về các hành động thuận lợi hóa thương mại “Thành lập một nhóm công tác để tiến hành một nghiên cứu về tính minh bạch trong các hoạt động mua sắm chính phủ, tham gia vào các chính sách tài khoá quốc gia, và dựa trên các nghiên cứu này, để phát triển các yếu tố đưa vào một thỏa thuận phù hợp” và “thực hiện công việc thăm dò và phân tích, dựa trên công việc của các tổ chức quốc tế khác có liên quan, về đơn giản hóa các thủ tục thương mại để đánh giá phạm vi quy định của WTO trong lĩnh vực này” (WTO, 1996). Những tuyên bố này về thuận lợi hóa thương mại là tiền đề cho các hội nghị, đàm phán sau này của WTO tiếp tục phát triển.
Hội nghị Bộ trưởng Doha – Vòng đàm phán Doha 2001
Vòng đàm phán Doha đã được khởi động tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4, được tổ chức tại Doha, Quatar vào tháng 11 năm 2001. Mặc dù, mục tiêu ban đầu đưa ra là sẽ kết thúc vòng đàm phán này vào năm 2005 nhưng cho đến tận thời điểm hết tháng 2/2017, vòng đàm phán vẫn tiếp tục.
Theo tuyên bố của các Bộ trưởng tại Hội nghị Doha, vòng đàm phán Doha có nhiệm vụ đưa ra thảo luận và đi đến thống nhất những nội dung đàm phán sau: (i) tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp (NAMA); (ii) nông nghiệp; (iii) dịch vụ; (iv) các vấn đề về quy tắc (rules); (v) sở hữu trí tuệ; (vi) thuận lợi hóa thương mại; (vii) thương mại – môi trường và (viii) thương mại phát triển. Mục tiêu đàm phán là gói cam kết tổng thể tất cả các lĩnh vực trên (“single undertaking”). Như vậy, thuận lợi hóa thương mại đã trở thành 1 trong 8 mục tiêu quan trọng mà các nước thành viên WTO đặc biệt quan tâm.
Vào ngày 1/4/2004, 147 nước thành viên đã cùng nhất trí tiến hành đàm phán về thuận lợi hóa thương mại. Đây là bước kế thừa quan trọng từ tinh thần của Hội nghị Bộ trưởng Singapore vào năm 1996 và bước tiến lớn kể từ thất bại của Hội nghị Bộ trưởng tại Cancun vào năm 2003. Quyết định của Đại hội đồng ngày 1 tháng 8 năm 2004 hay còn gọi là “Gói tháng 7” nằm trong chương trình làm việc Doha được coi là một bước đột phá trong việc nhận diện và tập trung đàm phán về vấn đề thuận lợi hóa thương mại. Những nội dung chính về thuận lợi hóa thương mại được đề cập đến trong quyết định này tại phụ lục D bao gồm:
– Làm rõ và hoàn thiện những nội dung hợp lý của Điều V, VIII và X của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994, nhằm đẩy mạnh giao dịch thương mại, giải phóng hàng hóa, tăng cường trợ giúp kỹ thuật và nâng cao năng lực hợp tác hải quan.
– Lưu ý tới nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Thời gian chuyển tiếp và thời điểm thực hiện sẽ phụ thuộc vào năng lực thực thi của các nước thành viên đang phát triển và chậm phát triển. Các nước chậm phát triển sẽ được yêu cầu thực hiện cam kết phù hợp với sự phát triển, năng lực tài chính, quản lý và điều hành của các nước đó.
– Trợ giúp kĩ thuật và hỗ trợ xây dựng năng lực là cần thiết đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Các nước thành viên phát triển phải tự cam kết hỗ trợ và trợ giúp những vấn đề trên cho các nước chậm phát triển. Các nước đang phát triển và chậm phát triển cũng sẽ được trợ giúp thực hiện các cam kết phù hợp với năng lực của họ.
– Hợp tác với các tổ chức quốc tế phù hợp, bao gồm IMF, OECD, UNCTAD, WCO và Ngân hàng Thế giới để đảm bảo thực thi cam kết hiệu quả.
Nội dung thuận lợi hóa thương mại tiếp tục được đưa ra đàm phán tại vòng đàm phán diễn ra tại Hồng Kông vào tháng 12/2005. Theo tuyên bố của Bộ trưởng, thuận lợi hóa thương mại sẽ được các nước tiếp tục tiến hành đàm phán theo tinh thần của Quyết định hội đồng vào tháng 8 năm 2004. Tuyên bố cũng đề cập tới hơn 50 báo cáo của nhóm đàm phán thuận lợi thương mại – nhóm đàm phán của WTO được thành lập từ tháng 10 năm 2004 nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán.
Nhóm đàm phán bao gồm đại diện của các nước thành viên WTO với những quan điểm đàm phán khác nhau. Đại diện châu Phi cho rằng những thỏa thuận về thuận lợi hóa thương mại chỉ nên giới hạn trong Điều V, VIII và X của GATT vì lo ngại năng lực thực thi các cam kết về thuận lợi hóa thương mại của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Về phía Hoa Kì, đại diện nước này cho rằng nên công bố rộng rãi trên mạng Internet các quy tắc, thủ tục hải quan cũng như những khoản phí liên quan đến xuất nhập khẩu của từng nước thành viên. Đài Loan và Nhật Bản đề xuất cần có một trung tâm về thông tin một cửa các quốc gia.
Từ tháng 11/2004 đến tháng 10/2005, nhóm đàm phán đã họp tới 12 lần và đã gửi khoảng 50 báo cáo liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của thuận lợi hóa thương mại như xuất bản các quy định của Cục quản lý thương mại, hợp tác hải quan biên giới, giải phóng hàng hoá, lệ phí lãnh sự, hàng hóa quá cảnh, hỗ trợ kĩ thuật,… Ngoài ra, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan thế giới và Ngân hàng thế giới cũng đã có những đóng góp bằng văn bản liên quan đến vấn đề này.
Ngày 20/1/2007, vòng đàm phán Doha chính thức khởi động lại sau gần 8 tháng gián đoạn do bất đồng các quan điểm về thuế nông sản giữa các thành viên WTO. Tuy nhiên, cho đến nay, vòng đàm phán Doha vẫn tiếp tục tiếp diễn và chưa có dấu hiệu kết thúc, nhưng những nội dung về thuận lợi hóa thương mại nhìn chung đã đạt được thỏa thuận tới 90%.
Hội nghị Bộ trưởng Bali 2013
Sau thời gian dài đàm phán, các nước thành viên WTO đã đi đến thống nhất về việc thông qua Hiệp định thuận lợi hóa thương mại tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, Indonesia. Và đến tháng 11/2014, các quốc gia đã nhất trí thông qua Nghị định thư sửa đổi để đưa Hiệp định này vào phụ lục 1A của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO. Hiệp định chỉ có hiệu lực khi có trên hai phần ba quốc gia thành viên, tức là 112 nước trên tổng số 164 quốc gia WTO phê chuẩn.
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại chính thức có hiệu lực 2017
Vào ngày 22/2/2017 khi bốn nước Rwanda, Oman, Cộng hòa Chad và Jordan gửi văn kiện phê chuẩn Nghị định thư TFA đã đưa ngày này trở thành dấu mốc quan trọng không chỉ đối với các nước thành viên WTO mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên được thông qua kể từ sau khi WTO được thành lập vào năm 1995. Thông qua Hiệp định, WTO kỳ vọng sẽ góp phần giảm 14,3% chi phí thương mại bình quân trên toàn thế giới, góp phần tăng 1.000 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại toàn thế giới và tăng quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới lên 0,54%.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới và tham gia ngay vào vòng đàm phán Doha. Tính đến hết năm 2007, Việt Nam đã trải qua hơn 50 phiên đàm phán chính thức và hàng trăm phiên làm việc nhóm, tổ và luôn thể hiện thiện chí, thái độ tích cực trong việc tham gia đàm phán. Bộ Tài chính cũng đã có Quyết định số 2947/QĐ-BTC ngày 12/11/2010 về thành lập Nhóm công tác liên bộ với thành phần gồm 21 cá nhân đại diện từ các bộ, ngành cơ quan có liên quan và Tổng cục Hải quan đảm trách vai trò Trưởng nhóm đàm phán. Với vai trò chủ trì đàm phán Hiệp định, Bộ Tài chính, cụ thể là Tổng cục Hải quan đã hoàn thiện thủ tục trình Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi tại phiên họp lần thứ 10 Quốc hội Khóa 13. Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 108/2015/QH13 phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập WTO.

Các bài viết liên quan

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Luận văn Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

luận văn Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]

Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]

Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá

Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]

Cơ sở lý luận về ODA

Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]

luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]

Vai trò của du lịch quốc tế

Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]

Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế

Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status