x
Trang chủ » Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn

Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn

Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, Đo lường tỷ lệ an toàn vốn, và Ý nghĩa của tỷ lệ an toàn vốn Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.

 

==> Dịch Vụ Viết thuê luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2025

1. Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn

Aspal và Nazneen (2014) quan điểm rằng: “Tỷ lệ an toàn vốn là tỷ lệ do cơ quan quản lý trong ngành ngân hàng đề xuất nhằm đánh giá sức khỏe của hệ thống ngân hàng và đảm bảo rằng các ngân hàng có thể sử dụng một mức hợp lý tổn thất phát sinh từ tổn thất hoạt động”.

Bateni và cộng sự (2014) phát biểu rằng: “Tỷ lệ an toàn vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động và sự ổn định của ngân hàng, việc sử dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giúp tăng cường sức mạnh và hiệu quả của hệ thống tài chính”.

Theo Yahaya và cộng sự (2016): “Tỷ lệ an toàn vốn có vai trò quan trọng đối với an ninh ngân hàng. Nó thể hiện bức tranh tổng thể của ngân hàng, khả năng thu hút niềm tin của công chúng đầu tư vào ngân hàng”.

Bank for International Settlements (2019) cho rằng: “tỷ lệ an toàn vốn đo lường vốn của ngân hàng liên quan đến tài sản rủi ro. Tỷ lệ vốn trên tài sản có trọng số rủi ro thúc đẩy vốn hóa mạnh và khả năng phục hồi tài chính tốt hơn của các ngân hàng trên toàn thế giới để chống lại các cú sốc và khủng hoảng kinh tế và tài chính”.

Tỷ lệ an toàn vốn được NHNN quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN như sau: “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất”.

Tựu chung lại, tỷ lệ an toàn vốn là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ an toàn và ổn định của một ngân hàng. Tỷ lệ cao hơn sẽ giảm thiểu rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng, do đó thúc đẩy lòng tin của khách hàng và tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Tỷ lệ này thiết lập các tiêu chuẩn cho các ngân hàng bằng cách đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ và ứng phó với RRTD, RRHĐ và RRTT. Do đó, nó làm giảm thiểu khả năng vỡ nợ và bảo vệ tiền của người gửi tiền.

2. Đo lường tỷ lệ an toàn vốn

2.1 Đo lường tỷ lệ an toàn vốn theo Hiệp ước Basel

Hiệp ước Basel I

Hiệp ước Basel đầu tiên, Basel I ban hành vào năm 1988 là kết quả của cả một quá trình cân nhắc của nhiều ngân hàng trung ương từ nhiều nước trên thế giới, trong đó BCBS công bố một loạt yêu cầu về vốn tối thiểu đối với ngân hàng. Hiệp ước Basel I tập trung chủ yếu vào RRTD và tài sản có rủi ro (RWA), theo đó, ngân hàng cần đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (Hình 2.1).

tỷ lệ an toàn vốn

Trong đó:

Vốn tự có = Vốn cấp 1+Vốn cấp 2+Vốn cấp 3, Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2+Vốn cấp 3

RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)

Vốn cấp 1 là nguồn tài trợ chính và có tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng. Trong khi đó, vốn cấp 2 bao gồm các công cụ vốn kém thanh khoản hơn, tổn thất cho vay và dự trữ đánh giá lại cũng như dự trữ không đề cập. Còn vốn cấp 3 dành cho RRTT là vay ngắn hạn.

Rủi ro an toàn vốn là rủi ro khi một TCTD bị thua lỗ ngoài dự kiến. Tài sản của các tổ chức tài chính được phân thành năm loại rủi ro: 0%, 10%, 20%, 50% và 100%.

Hiệp ước Basel II

Hiệp ước Basel thứ hai, hay Basel II, còn được gọi là Khung vốn mới, là bản cải tiến của Basel I. Basel II nhấn mạnh ba trụ cột chính: (i) Yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) Đánh giá mức đủ vốn của một tổ chức và quy trình đánh giá nội bộ, và (iii) Sử dụng hiệu quả công bố thông tin như một đòn bẩy để khuyến khích các hoạt động lành mạnh của ngân hàng.

Tương tự Basel I, trụ cột đầu tiên liên quan đến việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu là 8% nhằm bảo vệ ngân hàng chống lại ba thành phần rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt: RRTD, RRHĐ và RRTT (Hình 2.1).

tỷ lệ an toàn vốn 2

Trong đó:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

Tài sản đã diều chỉnh rủi ro (RWA) = Tổng (Tài sản có nội bảng x Hệ số rủi ro)

+ Tổng (Tài sản ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro)

Tương tự, các định nghĩa về vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3 ở Basel II không thay đổi, chỉ có điều chỉnh nhỏ là Basel II bổ sung nợ thứ cấp ngắn hạn dùng để bù đắp RRTT ở phần vốn cấp 3. Ngoài ra, Basel II quy định hệ số rủi ro từ 0%-150% và không còn đặc quyền nào đối với các nước OECD.

Hiệp ước Basel III

Basel III xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, khi nhận ra những thiếu sót về quy định tài chính bộc lộ trong cuộc khủng hoảng đó cần được khắc phục. Với mục đích thắt chặt các yêu cầu về vốn và thanh khoản của ngân hàng để thúc đẩy quản trị rủi ro trong ngành, Basel III mở rộng Basel II. Vẫn duy trì tỷ lệ an toàn vốn bắt buộc tối thiểu là 8%, Basel III đề xuất khung vốn mới với các tấm đệm vốn mới nhằm yêu cầu ngân hàng nắm giữ nhiều vốn hơn và chất lượng vốn cao hơn. Đồng thời, nó còn yêu cầu ngân hàng phải nắm giữ đủ tài sản có tính thanh khoản cao để có thể chịu được kịch bản cấp vốn căng thẳng trong 30 ngày (Hình 2.1).
Vố ự ó

tỷ lệ an toàn vốn 3

Trong đó:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

Tài sản đã diều chỉnh rủi ro (RWA) = Tổng (Tài sản có nội bảng x Hệ số rủi ro)

+ Tổng (Tài sản ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro)

Basel III tăng các yêu cầu về vốn tối thiểu đối với ngân hàng từ 2% trong Basel

II lên 4,5% ở vốn cổ phần phổ thông, theo tỷ lệ phần trăm của tài sản có rủi ro ngân

hàng. Basel III còn yêu cầu bổ sung về vốn đệm 2,5% để nâng tổng yêu cầu tối thiểu lên 7%.

tỷ lệ an toàn vốn 4

Nguồn: Hoàng Thu Hường (2017)

2.2 Đo lường tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Việt Nam

Tỷ lệ an toàn vốn được quy định tại “Thông tư 22/2019/TT – NHNN Quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” và “Thông tư 41/2016/TT-NHNN Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam”.

Thứ nhất, Thông tư 41/2016/TT-NHNN “Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam”. Theo Thông tư 41 của NHNN Việt Nam (30/12/2016) quy định đối tượng áp dụng Thông tư 41 bao gồm: “Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh NHNN. Thông tư này không áp dụng đối với các ngân hàng được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt”. Thông tư quy định áp dụng các đối tượng đề cập trên phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Ngoài ra, Thông tư còn đề cập: “Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với TCTD”.

Tỷ lệ an toàn vốn được xác định:

tỷ lệ an toàn vốn 5
Trong đó: C: Vốn tự có; RWA: Tổng tài sản tính theo RRTD; KOR: Vốn yêu cầu

cho RRHĐ; KMR: Vốn yêu cầu cho RRTT.

Thứ hai, Thông tư 22/2019/TT-NHNN “Quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Thông tư 22 được NHNN ban hành vào ngày 15/11/2019. Đối tượng áp dụng Thông tư 22 mở rộng hơn so với Thông tư 41, cụ thể: “Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng hợp tác xã, NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng tại Thông tư 22 bao gồm: “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất”. Thông tư quy định: “Các đối tượng áp dụng nêu trên phải duy trì đồng thời hai tỷ lệ này ở mức tối thiểu là 9%”.
Vốn tự có riêng lẻ
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) = Tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ 100%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%)
Vốn tự có hợp nhất
= Tổng tài sản có rủi ro hợp nhất 100%

Tóm lại, Thông tư 41/2016/TT-NHNN của NHNN Việt Nam đã triển khai thực hiện tiêu chuẩn Basel II và quy định các NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Tuy nhiên, Thông tư 22/2019/TT-NHNN được ban hành sau đó để sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 41 và củng cố thêm cách xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà Thông tư 41 chưa đề cập đến. Ngoài ra, Thông tư 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro trong cách tính tỷ lệ an toàn vốn áp dụng cho các NHTM chưa đáp ứng được tỷ lệ này theo Thông tư 41. Vì vậy, thông qua việc sửa đổi, bổ sung và củng cố cho Thông tư 41, Thông tư 22 nâng cao tính chính xác và đồng nhất trong việc đánh giá mức độ rủi ro của các khoản cho vay và đầu tư của NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Thông tư 22 nâng mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%, làm tiền đề cho các NHTM áp dụng Basel III vì khung pháp lý và các tiêu chuẩn Basel III khắt khe hơn. Việc đáp ứng các chuẩn mực Basel có ý nghĩa quan trọng với các NHTM trong bối cảnh hiện nay để giúp các NHTM cải thiện xếp hạng tín nhiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

3. Ý nghĩa của tỷ lệ an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo quan trọng để đo lường mức độ an toàn hoạt động của NHTM trong một môi trường toàn cầu nhiều biến động. Do vậy, việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn mang nhiều ý nghĩa:

Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn mạnh giúp các NHTM xử lý hiệu quả nhiều loại rủi ro khác nhau như RRTD, RRTT và RRHĐ. Sự sẵn sàng này giúp tăng cường niềm tin của cả khách hàng và nhà đầu tư vào ngân hàng. Vì hoạt động kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của mình nên việc duy trì uy tín vững chắc là rất quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

Thứ hai, việc tuân thủ các quy định về an toàn vốn là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Tỷ lệ an toàn vốn cao đảm bảo khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng trước những rủi ro không lường. Không đáp ứng được tỷ lệ này có thể dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản trong các bối cảnh bất lợi, dẫn đến nguy cơ phá sản mà có tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính.

Thứ ba, tỷ lệ an toàn vốn đóng vai trò là công cụ giám sát để NHNN giám sát tình hình vốn của các NHTM. NHNN đặt ra các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp cho các giai đoạn khác nhau, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về dự trữ rủi ro và đánh giá các chỉ số an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng và bảo toàn vốn. Việc tuân thủ các quy định này giúp các NHTM tránh được khủng hoảng thanh khoản và duy trì sự ổn định tài chính trong điều kiện thị trường đầy thách thức.

XEM THÊM: Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]

Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]

Luận văn Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Quy định về hình thức trình bày luận văn thạc sĩ

Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ             Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]

Cấu trúc trình bày bài luận văn thạc sĩ

Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]

Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính

Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]

Luận văn Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Bài viết liên quan
Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]

Luận văn Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính

Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]

Luận văn Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Bình chọn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Nếu các […]

Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Cơ sở lý luận thước đo phi tài chính trong doanh nghiệp

Bình chọn Cơ sở lý luận thước đo phi tài chính trong doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm thước đo phi […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status