x
Trang chủ » Cơ sở lý luận Ngân sách Nhà nước và Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho Bạc

Cơ sở lý luận Ngân sách Nhà nước và Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho Bạc

Bình chọn

Cơ sở lý luận Ngân sách Nhà nước và Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho Bạc giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kế toán đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Ngân sách Nhà nước và Chi ngân sách Nhà nước và Kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc . Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê  luận văn thạc sĩ của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Quy trình giao dịch một cửa của KBNN
Quy trình giao dịch một cửa của KBNN
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ – Bảng giá 2023

1. Ngân sách Nhà nước và Chi ngân sách Nhà nước

* Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. (Quốc hội, 2015)

* Chi ngân sách Nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.

* Thu ngân sách Nhà nước

Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.

* Đặc điểm của NSNN

Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế – chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;

Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;

Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;

Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định;

Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

* Vai trò của NSNN

NSNN có vai trò đảm bảo tài chính trong toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước.

NSNN là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và bền vững.

NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.

Ngân sách là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

* Phân loại các khoản chi ngân sách Nhà nước

Tuỳ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong quản lý chính trị, kinh tế, xã hội ở mỗi thời kỳ lịch sử mà chi NSNN có những nội dung và cơ cấu khác nhau. Do tính chất đa dạng và phong phú của các khoản chi nên việc phân loại nội dung chi NSNN để giúp cho công tác quản lý cũng như định hướng chi NSNN là rất cần thiết. Phân loại các khoản chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức, tiêu chí nhất định vào các nhóm, các loại chi. Cụ thể như: theo luật ngân sách nhà nước.

– Theo mục đích KT-XH của các khoản chi: chi NSNN được chia thành chi tiêu dùng và chi đầu tư phát triển.

– Theo tính chất các khoản chi: chi NSNN được chia thành chi cho y tế; chi giáo dục; chi phúc lợi; chi quản lý Nhà nước; chi đầu tư kinh tế.

– Theo chức năng của Nhà nước: chi NSNN được chia thành chi nghiệp vụ và chi phát triển.

– Theo tính chất pháp lý: chi NSNN được chia thành các khoản chi theo luật định; các khoản chi đã được cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh.
– Theo yếu tố các khoản chi: chi NSNN được chia thành chi đầu tư; chi thường xuyên và chi khác, bao gồm:

Chi đầu tư phát triển, bao gồm: chi về đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chi bổ sung dự trữ Nhà nước; chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên NSNN bao gồm: chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin và văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giao thông, nông, lâm ngư nghiệp; các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của cơ quan Nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

Chi khác của NSNN bao gồm: chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay do Chính phủ vay; chi viện trợ của NSTW cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài; chi cho vay của NSTW; chi trả gốc và lãi các khoản huy động để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật NSNN.

* Phân cấp quản lý ngân sách

Nội dung cơ bản của phân cấp quản lý NSNN: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội.

Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân giao nguồn thu và chi của ngân sách các cấp.

Các phương thức phân cấp quản lý NSNN, phân cấp nhiệm vụ chi:

Nhiệm vụ chi NSTƯ như: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn do Trung ương quản lý, chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế…

Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương (NSĐP) như: Thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư đối với cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý, chi thường xuyên cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng…

Về phương thức cấp phát ngân sách:

– Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền

– Phương thức cấp phát theo dự toán

* Quyết toán ngân sách nhà nước:

Quyết toán ngân sách nhà nước là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách của quốc gia cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước khi sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong một thời gian nhất định, được cơ quan cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

2. Kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc

2.1. Khái niệm

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Kiểm soát chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Luật NSNN hiện hành quy định khi có nhu cầu chi, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách gởi chứng từ thanh toán (đồng thời là lệnh chuẩn chi) tới KBNN cùng với hồ sơ thanh toán, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định của Luật theo phương thức thanh toán trực tiếp.

2.2. Nguyên tắc kiểm soát chi, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

Tất cả các khoản chi ngân sách Nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách Nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.

Mọi khoản chi ngân sách Nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách Nhà nước. Các khoản chi ngân sách bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Việc thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá dịch vụ: trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.

Trong quá trình quản lý, thanh toán, thanh toán, quyết toán chi ngân sách Nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách Nhà nước theo đúng trình tự quy định. (Thông tư 161/2012/TT-BTC và Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung)

2.3. Nội dung và quy trình kiểm soát một số khoản chi chủ yếu của ngân sách nhà nước

1. Kiểm soát các khoản chi thường xuyên; chi chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình khác gắn với nhiệm vụ quản lý của các Bộ, ngành, địa phương đã được cơ quan chủ quản giao trong dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách:

Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị theo các nội dung sau:

a) Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.

b) Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

c) Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.
2. Kiểm soát các khoản kinh phí ủy quyền:

Việc kiểm soát, thanh toán các khoản kinh phí ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 12 mục IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

3. Kiểm soát, thanh toán các khoản trả nợ vay của ngân sách nhà nước: a) Trả nợ nước ngoài:

+ Trên cơ sở dự toán chi trả nợ và yêu cầu thanh toán, cơ quan tài chính lập lệnh chi tiền chuyển đến Kho bạc Nhà nước để thanh toán chi trả. Căn cứ lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục xuất quỹ ngân sách để thanh toán trả nợ nước ngoài.

b) Trả nợ trong nước:

Đối với các khoản chi trả nợ trong nước được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính.

4. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo quy định, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán, số dư tài khoản dự toán còn đủ để chi, kiểm tra kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

5. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngoại tệ:

Đối với các khoản chi ngoại tệ được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành cửa Bộ Tài chính.
6. Chi bằng hiện vật và ngày công lao động:

Đối với các khoản chi ngân sách bằng hiện vật và ngày công lao động, căn cứ lệnh ghi thu, lệnh ghi chi ngân sách nhà nước của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước.

7. Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện:
a) Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi theo qui định, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

b) Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng được tạm ứng, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định.

c) Trường hợp không đủ điều kiện chi, Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán theo quy định, mẫu biểu từ chối thanh toán gửi đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 161/2012/TT-BTC.

Quản lý NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN; trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Luật NSNN đã quy định mọi khoản chi của NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện quy định, đồng thời theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán và sử dụng kinh phí.

Như vậy, KBNN chính là “trạm canh gác và kiểm soát cuối cùng” được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.

Xem thêm các bài viết:

=>Khái niệm về ngân sách nhà nước và vai trò của ngân sách nhà nước

=> luận văn thạc sĩ kế toán Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

=>100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kế toán hay nhất

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]

Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]

Luận văn Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Quy định về hình thức trình bày luận văn thạc sĩ

Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ             Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]

Cấu trúc trình bày bài luận văn thạc sĩ

Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]

Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính

Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]

Luận văn Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Bài viết liên quan
Luận văn kế toán Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty TNHH khoáng sản Minh Thịnh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty TNHH khoáng sản Minh Thịnh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Luận văn kế toán Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH Thương Mại Nam Cường

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Xây dựng Báo cáo bộ phận phục vụ kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH Thương Mại Nam Cường cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn kế toán Tổ chức hoạt động phân tích tài chính tại Chi nhánh Đầu tư phát triển Hạ tầng – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán kế toán Tổ chức hoạt động phân tích tài chính tại Chi nhánh Đầu tư phát triển Hạ tầng – Tổng công ty xây dựng Lũng Lô cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ Kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia […]

Luận văn kế toán Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]

Luận văn kế toán Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại Công ty CP Đầu Tư Kinh Doanh Tổng Hợp D&C

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại Công ty CP Đầu Tư Kinh Doanh Tổng Hợp D&C cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]

Luận văn kế toán Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kế toán Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp của Kho bạc Nhà nước huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

5 mẫu luận văn Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Bình chọn Bài viết sau giới thiệu bạn đọc 5 mẫu luận văn Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh chọn lọc để bạn đọc tham khảo khi làm luận văn thạc sĩ về đề tài Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status