Cơ sở lý luận ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại
Cơ sở lý luận ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024
Nội dung chính
1. Khái niệm tín dụng bán lẻ
Khái niệm tín dụng:
Phạm trù “tín dụng” hiện nay được định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau. Theo Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có định nghĩa: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Theo đó, cấp tín dụng được hiểu là một hoạt động ngân hàng, được các TCTD thực hiện nhằm cung ứng cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng và có hoàn trả.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì:“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định”, được hiểu là hoạt động mà các ngân hàng chuyển giao vốn cho người vay có thời hạn, có hoàn trả gốc và kèm chi phí theo thỏa thuận.
Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân và tập thể tác giả (2017), có định nghĩa rằng: “Tín dụng xuất phát từ gốc chữ Latinh: Credittum – tức là tin tưởng, tín nhiệm; tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là quan hệ vay mượn. Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu”. Theo đó, tín dụng là mối quan hệ vay mượn trên cơ sở lòng tin giữa bên cho vay và bên đi vay trong một thời gian tạm thời, và đòi hỏi hoàn trả một giá trị cao hơn số tiền được vay ban đầu.
Như vậy, có nhiều định nghĩa về “tín dụng ngân hàng”, chung quy lại, “tín dụng ngân hàng” có các đặc điểm sau: Ngân hàng (bên cho vay) chuyển giao vốn cho khách hàng (bên đi vay) sử dụng theo thoả thuận trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đến hạn thanh toán, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả một cách vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng.
Khái niệm tín dụng bán lẻ:
Hiện tại, chưa có một định nghĩa cụ thể về TDBL. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bán lẻ được hiểu là hình thức mua bán mà người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người dùng cuối, với số lượng nhỏ và giá cao hơn so với việc bán số lượng lớn.
Theo Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có định nghĩa: “Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn, trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống”. Theo đó, các loại hình cấp tín dụng được quy định chung, chưa có định nghĩa và giải thích cụ thể rõ ràng về TDBL.
Theo Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Ngân hàng
Nhà nước (2023), Thông tư 06/2023/TT-NHNN có nêu:
• “Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó”.
• “Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân …. nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân”.
• “Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài”.
Từ các định nghĩa trên, trong bài luận văn này, TDBL được hiểu là hình thức tín dụng ngân hàng mà trong đó đối tượng là KHCN, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ
TDBL cũng có những đặc điểm chung của tín dụng ngân hàng. Theo Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Ngân hàng Nhà nước (2023), Thông tư 06/2023/TT-NHNN, tác giả đã tổng hợp các đặc điểm chung của TDBL như sau:
– Khách hàng phải được ràng buộc cam kết sử dụng vốn vay cho mục đích đã thỏa thuận và phải trả nợ gốc cùng lãi vay đúng hạn theo thoả thuận ban đầu.
– Nghiệp vụ cho vay phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn riêng của từng hệ thống ngân hàng.
– Lãi suất cho vay được áp dụng trên cơ sở tự thỏa thuận, nhưng không được cao hơn lãi suất trần theo quy định từng thời kỳ của NHNN Việt Nam.
– Khách hàng phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền gốc, lãi và các nghĩa vụ khác đúng hạn khi hợp đồng vay đến ngày đáo hạn. Nếu khách hàng không thể thanh toán được nợ, ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thoả thuận vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), ngoài những đặc điểm chung trên, TDBL còn có các đặc thù riêng, như sau:
– Thị trường liên tục mở rộng và phát triển, tuy nhiên đối tượng khách hàng lại phức tạp: Nhu cầu vay tiền của người dân ngày càng tăng lên do sự phát triển của xã hội, việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng dân số. Khách hàng bán lẻ gồm
KHCN, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân, đây là những nhóm khách hàng năng động, nhạy bén nhưng kinh doanh không ổn định và thiếu tính bền vững, dễ thay đổi chỗ ở và công việc… Hơn nữa, ý thức trả nợ phần lớn dựa trên tư cách, uy tín của khách hàng.
– Năng lực tài chính dễ gặp biến động và khó xác minh, thiếu thông tin: Nguồn thu nhập của KHCN khó chứng minh và dễ biến động khi xảy ra một số tình huống như tai nạn, bệnh tật, … dẫn đến gián đoạn hoặc chậm trễ khả năng trả nợ kịp thời,
gây ra rủi ro cho ngân hàng. Hơn nữa, ngoài việc dễ dàng bảo mật thông tin, các hộ kinh doanh có cơ chế theo dõi thủ công, ghi nhận chi tiết hoặc không ghi nhận tùy thuộc vào năng lực, trình độ của chủ hộ, kết quả kinh doanh không được kiểm toán như các doanh nghiệp. Do đó, khó có thể xác minh, kiểm chứng được nguồn thu.
– Rủi ro được phân tán do số lượng đông đảo: Với đặc thù số lượng khách hàng lớn, sản phẩm đa dạng nên mặc dù giá trị của từng khoản vay là nhỏ lẻ nhưng tổng số khoản vay lại rất lớn. Mức ảnh hưởng không lớn của từng khoản vay nhỏ lẻ đối với hoạt động tổng thể của ngân hàng là một ưu điểm của TDBL.
– Do quản lý số lượng lớn nên tốn kém chi phí: Vì số lượng khách hàng lớn, giá trị mỗi khoản vay nhỏ lẻ nên ngân hàng phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn trong việc quản lý, tiếp thị, thẩm định, …. Vì lẽ đó, các NHTM thường nâng lãi suất
cho vay đối với đối tượng này để đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
– Mức độ tăng trưởng phụ thuộc vào yếu tố kinh tế vĩ mô: Khi nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động đầu tư, kinh doanh có cơ hội sinh lời cao thì người dân sẽ có xu hướng gia tăng nhu cầu tín dụng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, người ta ít có
nhu cầu tín dụng hơn.
3. Phân loại tín dụng bán lẻ
Trên cơ sở các quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN (2016) và Thông tư 06/2023/TT-NHNN (2023), tác giả đã tổng hợp cách thức phân loại TDBL như Bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1: Phân loại tín dụng bán lẻ
4. Vai trò của tín dụng bán lẻ
TDBL ngày càng quan trọng khi nhu cầu về tiện nghi cuộc sống hiện đại của người dân ngày càng lớn hơn. (Nguyễn Văn Tiến, 2015):
Đối với nền kinh tế
• TDBL giúp gia tăng lưu chuyển vốn từ những người có thặng dư vốn sang những người thiếu vốn, góp phần kích cầu khi tạo ra nhu cầu tiêu dùng gia tăng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập cho các doanh nghiệp, từ đó giúp tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng cung cấp hàng hoá và dịch vụ, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống người dân, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
• Ngoài ra, TDBL còn góp phần duy trì an ninh trật tự xã hội, bằng cách cung cấp một phương tiện tài chính đáng tin cậy và an toàn cho các bên, giúp ngăn chặn tín dụng đen khi người dân và doanh nghiệp sẽ không cần phải xin vay từ các nguồn tín dụng không rõ nguồn gốc và với lãi suất cao. Điều này giảm thiểu khả năng rơi vào cảnh nợ nần không kiểm soát và tình trạng tệ nạn xã hội liên quan đến việc thu hồi nợ một cách bất hợp pháp hoặc bắt buộc.
Đối với khách hàng
• TDBL giúp khách hàng được đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu của cá nhân, gia đình hoặc kinh doanh. Khách hàng có thể sử dụng TDBL để mua sắm, đi du lịch, đầu tư vào nhà ở, mua xe, tiêu dùng hoặc học tập. Điều này mang lại sự thoải mái và tiện lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết.
• TDBL tạo đòn bẩy tài chính khi cung cấp cho khách hàng cơ hội tăng cường sức mua và khả năng đầu tư thông qua vốn vay. Điều này giúp khách hàng phát huy nguồn lực sẵn có và tăng khả năng sinh lời, đồng thời tạo ra cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh.
Đối với ngân hàng
• TDBL giúp xây dựng và tăng cường mối quan hệ với khách hàng, từ đó thúc đẩy các hoạt động bán chéo như huy động tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ thẻ, máy cà thẻ POS, tư vấn, …
• TDBL là một trong những nguồn thu nhập chính của ngân hàng, mang lại dòng tiền và thanh khoản cho ngân hàng, giúp duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo sự ổn định tài chính.
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]