Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm, bản chất, đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế – Bảng giá 2023 |
Nội dung chính
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã (đang) ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Theo đó đã có nhiều quan điểm được đưa ra nhằm định nghĩa cho hành vi này:
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”(BPM5, fifth edition). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Theo OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:
– Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư
– Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có
– Tham gia vào một doanh nghiệp mới
– Cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm) (The fourth edition of the OECD detailed benchmark definition of FDI 2008, tr. 48-49)
Hai định nghĩa trên nhấn mạnh mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ đầu tư cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể cư trú khác gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp.
Theo luật đầu tư năm 2014 của Việt Nam đã được thông qua, Việt Nam không quy định khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI mà chỉđưa ra các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” như sau:
“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư nước ngoài là việc NĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.”
Theo luật khuyến khích đầu tư số 02/QH của CHDCND Lào thông qua ngày 08/07/2009 đã đưa ra các khái niệm về “đầu tư”, “nhà đầu tư nước ngoài”, “đầu tư trực tiếp” như sau:
“Đầu tư” là nhà đầu tư sử dụng vốn hữu hình và vốn vô hình vào khuyến khích kinh doanh, sản xuất tại CHDCND Lào;
“Nhà đầu tư nước ngoài” có nghĩa là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài đến kinh doanh sản xuất tại CHDCND Lào;
“Đầu tư trực tiếp” có nghĩa là việc nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư đưa vốn tiến hành kinh doanh sản xuất, họ là chủ doanh nghiệp và quản lý hành chính hoặc phát triển doanh nghiệp liên quan”.
Tuy nhiên, có thể kết hợp các khái niệm đã được thông qua để hiểu “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hình thức đầu tư do NĐTNN bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích thu lợi nhuận.
2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nói về bản chất của FDI thì mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Mục đích cuối cùng của FDI chính là lợi nhuận, khả năng sinh lợi cao hơn khi sử dụng đồng vốn ở các nước bản địa. Sử dụng FDI chính là đã thiết lập về quyền sở hữu Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác. Bằng việc đầu tư vốn FDI vào một quốc gia khác, chủ thể đầu tư nước ngoài đã thiết lập quyền sở hữu tư bản của họ và có quyền, trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tại nước sở tại. Bên cạnh đó, đầu tư FDI chính là đã có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư. Quyền sở hữu và quyền quản lý được kết hợp giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư dựa theo tỷ lệ đã được thỏa thuận.
3. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua các hình thức: xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang hoạt động, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước chủ nhà, ngược lại đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu đầu tư của nền kinh tế nước chủ nhà.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà có thể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua và bán chứng khoán. Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư
4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật khuyến khích đầu tư của CHDCND Lào thông qua ngày 08/07/2009 quy định các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:
• Đầu tư 100% của nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là một hoặc nhiều nhà đầu tư thực hiện bỏ ra 100% vốn đầu tư vào dự án nào đó tạo CHDCND Lào.
• Đầu tư góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước
Đầu tư góp vốn cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cùng tiến hành kinh doanh, cùng sở hữu và tạo lập pháp nhân mới theo luật pháp nước CHDCND Lào.
Việc tổ chức hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư góp vốn chung được quy định thỏa thuận góp vốn điều lệ pháp nhân mới.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức trên cần góp vốn tối thiểu không dưới mười phần trăm (10%) tổng số vốn đầu tư.
• Liên doanh theo thỏa thuận
Liên doanh đầu tư chung theo thỏa thuận là cùng đầu tư giữa pháp nhân trong CHDCND Lào với pháp nhân nước ngoài được quy định tại hợp đồng nhưng không tạo thành pháp nhân mới hoặc lập chi nhánh tại CHDCND Lào.
Pháp nhân trong nước trên cần thông báo cho Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài Chính để quản lý theo luật định.
Thỏa thuận và liên doanh và đầu tư theo hợp đồng cần dược chứng nhận của cơ quan cấp phép có thẩm quyền.
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]
Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]
Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]
Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]
Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]