Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá
Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ngành luật của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
Nội dung chính
1. Lý luận chung về chống bán phá giá
“Bán phá giá” là một hiện tượng đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử TMQT. Theo Jacob Viner, một học giả người Canada là người đã nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng: vào thế kỷ XVI đã xuất hiện những hoạt động có liên quan đến hành vi BPG ở Anh. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, trong những cuộc tranh luận diễn ra ở Mỹ năm 1791, Alexander Hamilton (Bộ trưởng ngân khố đầu tiên của Mỹ) đã cảnh báo về các thủ pháp kinh doanh của các đối thủ trong hoạt động cạnh tranh bán hạ giá thành sản phẩm tại những nước khác với mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường. Theo ông, đây là trở ngại cho các ngành công nghiệp mới của một quốc gia trong quá trình phát triển.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu thì những đạo luật đầu tiên của Mỹ trong giao dịch TMQT rất quan tâm đến vấn đề BPG. Tuy nhiên, với nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ ít bị ảnh hưởng do hàng rào thuế quan cao nên đã hạn chế được sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa của thị trường nội địa.
Đầu thế kỷ thứ XX, Đạo luật thuế hải quan của Canada đã ghi nhận khái niệm pháp lý đầu tiên về bán phá giá. Sau đó, năm 1905, Luật chống bán phá giá được ra đời tại Newzealand, và năm 1906 tại Australia. Hoa Kỳ cũng có Đạo luật đề cập đến vấn đề này vào năm 1916 (được biết đến với tên là Luật Doanh thu) và nước Anh có vào năm 1921.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa thì Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu trong quan hệ thương mại đa phương. Trong đó, một điều khoản đặc biệt về các trường hợp về CBPG đã được soạn thảo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì một số quốc gia ký kết GATT 1947 nhận thấy một số nước đã áp dụng các quy định về CBPG nhằm dựng lên những rào cản thương mại, ngoài ra các thủ tục chống bán phá giá với các quy định làm hạn chế đi hoạt động TMQT. Vì vậy, tại vòng đàm phán Kenedy của GATT (1962-1967), các bên ký kết hiệp định GATT đã thảo ra Luật chống bán phá giá. Đồng thời, đã đặt ra các quy tắc về thủ tục và nguyên lý cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá nhằm hạn chế tình trạng trên.
Năm 1973 tại Tokyo (Nhật Bản) các quốc gia tham gia ký kết GATT 1947 đã xây dựng một Luật CBPG mới, có hiệu lực từ năm 1979 thay thế cho Luật CBPG năm 1967. Đến năm 1995, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của tổ chức WTO và một số Hiệp định có liên quan đến hoạt động TMQT như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại gọi tắt là GATT 1994 và Hiệp định về việc Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) hay còn gọi là Hiệp định chống bán phá giá của WTO. Đây là cơ sở pháp lý quốc tế bắt buộc các nước thành viên trong WTO phải tuân thủ trong quá trình thực thi và áp dụng những biện pháp về chống bán phá giá.
Chống bán phá giá là quy định quan trọng và cơ sở, căn cứ cho hoạt động TMQT được diễn ra một cách công bằng. Xuất hiện từ thế kỷ XVI, việc ban hành những quy định nhằm hạn chế và kiểm soát hành vi BPG là điều cần thiết mà các quốc gia đã và đang tiến hành trong quá trình hội nhập kinh tế – quốc tế. Những quy định về CBPG đã thể hiện được sự linh hoạt, đa dạng trong việc loại bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo điều kiện cho các hàng hóa tham gia vào sân chơi thế giới cũng như trong việc áp dụng có hiệu quả pháp luật về CBPG vào thực tiễn.
2. Biện pháp chống bán phá giá
Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ nghiêm trọng nhất định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT trước đây và WTO hiện nay đều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại. Trong các biện pháp hạn chế thương mại như áp dụng hạn ngạch, hạn chế số lượng, tăng thuế, các biện pháp hạn chế có tính kỹ thuật, phi thuế quan khác, để chống lại hành vi bán phá giá, các quốc gia chỉ có quyền áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu. Nói cách khác, quốc gia bị thiệt hại chỉ có thể áp dụng thuế bổ sung (thuế chống bán phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xác định là bán phá giá, cụ thể là:
* Biện pháp tạm thời (BPTT)
Khoản 2 – điều 7, Hiệp định ADA quy định BPTT có thể được áp dụng dưới các hình thức như là: cam kết giá; thuế tạm thời hoặc tối ưu hơn là áp dụng dưới hình thức đảm bảo bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo tương đương với mức thuế CBPG dự tính tạm thời và không cao hơn BĐPG được dự tính tạm thời. Cũng theo quy định tại khoản 1 điều 2, Hiệp định ADA thì các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu:
+ Việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng quy đinh tại điều 5, Hiệp định ADA đã được thông báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để trình thông tin và đưa nhận xét;
+ Kết luận sơ bộ đã xác nhận có việc BPG và dẫn đến gây tổn thương cho ngành sản xuất trong nước; và
+ Các cơ quan có thẩm quyền kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn sự tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.
Biện pháp tạm thời chỉ áp dụng một cách sớm nhất là 60 ngày sau khi bắt đầu điều tra, duy trì càng ngắn càng tốt và không quá 4 tháng. Trường hợp cần thiết thì không quá 6 tháng. Nhưng trong quá trình điều tra, nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không thì khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 đến 9 tháng.
* Cam kết giá
Điều 8, Hiệp định ADA quy định về việc cam kết giá của các nhà xuất khẩu được thực hiện trong quá trình tiến hành hoạt động CBPG của những cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu. Đây là hành động nhà xuất khẩu khi cam kết ở mức thỏa đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ. Mức giá tăng thêm khi cam kết giá không được cao hơn mức cần thiết để loại bỏ biên độ phá giá.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thì việc cam kết giá của các nhà xuất khẩu khi đưa ra có thể không được chấp nhận nếu thấy việc cam kết đó không mang tính thực tế. Trong trường hợp này thì cơ quan có thẩm quyền điều tra sẽ giải thích lý do vì sao lại không chấp nhận, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho các nhà XK được phản biện. Trường hợp cam kết giá được chấp nhận thì cuộc điều tra BPG và thiệt hại có thể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy. Nếu kết luận của điều tra mà không có hành vi BPG hoặc gây thiệt hại thì cam kết giá đương nhiên bị chấm dứt (trừ trường hợp ngược lại thì cam kết giá sẽ được tiếp tục duy trì phù hợp với những quy định của Hiệp định ADA).
Cơ quan có thẩm quyền cũng có thể gợi ý cho nhà xuất khẩu đưa ra cam kết giá đồng thời cung cấp những thông tin có liên quan và xác định sự trung thực của các thông tin đó. Trường hợp nếu có vi phạm xảy ra thì cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp tạm thời, khi đó, thuế ở mức nhất định có thể áp dụng theo Hiệp định ADA.
* Thuế chống bán phá giá chính thức
Theo quy định tại điều 9 của Hiệp định ADA thì một sản phẩm bị điều tra và có kết luận là BPG vào thị trường nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu có quyền quyết định là có đánh thuế hay không và đánh thuế CBPG (mức thuế áp dụng được thu theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp và không vượt quá BĐPG đã được xác định). Thuế CBPG sẽ được áp dụng cho từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn được coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá (như đã nêu trên).
Hiệp định GATT 1947 không có các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Hiệp định mặc nhiên thừa nhận quyền tự do của các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình. Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa. Hiệp định ADA đã tiến một bước dài so với GATT 1947 về điểm này. Bên cạnh việc đưa ra những tiêu chí cụ thể hơn để xác định hành vi bán phá giá, có thể nói Hiệp định ADP đã có bước tiến dài trong việc hài hòa hóa hoạt động tố tụng của các quốc gia từ việc điều tra xác định bán phá giá, đến việc áp dụng và kiểm soát các biện pháp chống bán phá giá [3, tr.634].
3. Điều kiện sử dụng chính sách chống bán phá giá
Để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Hiệp định ADP yêu cầu nước nhập khẩu hàng hóa phải tiến hành điều tra. Hoạt động điều tra này nhằm mục đích xác định “có sự tồn tại việc bán phá giá không cũng như xác định mức độ và hậu quả của trường hợp bị nghi ngờ là bán phá giá” (điều 5.1 Hiệp định ADP). Cuộc điều tra này được tiến hành trên cơ sở đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nước hoặc của người đại diện của ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra.
Đơn yêu cầu phải đưa ra các bằng chứng về việc bán phá giá, sự tổn hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu (điều 5.2 Hiệp định ADP) . Ngoài ra, để đảm bảo việc điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá được ủng hộ bởi số lớn các nhà sản xuất nội địa,
Hiệp định ADP còn đề ra hai tiêu chí bổ sung khác: Thứ nhất, đơn yêu cầu chỉ được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự làm bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến phản đối hoặc tán thành đơn yêu cầu đó. Thứ hai, cuộc điều tra chỉ được tiến hành khi các nhà sản xuất ủng hộ đơn yêu cầu chiếm ít nhất 12% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất nội địa làm ra (điều 5.4 Hiệp định ADP) . Quá trình điều tra bán phá giá cũng phải tuân thủ những điều kiện cụ thể, được quy định trong Hiệp định ADP : về thời hạn, một cuộc điều tra không kéo dài hơn 12 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này cũng không thể vượt quá 18 tháng; Hoạt động điều tra phải đảm bảo quyền được trình bày ý kiến, quyền cung cấp chứng cứ của các bên đương sự; Cơ quan tiến hành điều tra có thể tham khảo ý kiến của các bên có liên quan, bao gồm cả thông tin và ý kiến từ phía người tiêu dùng.
Trong quá trình điều tra, nếu đã có kết luận ban đầu về việc bán phá giá và thiệt hại do việc bán phá giá mang lại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời. Các biện pháp tạm thời bao gồm áp đặt thuế chống phá giá tạm thời hoặc yêu cầu đảm bảo bằng tiền mặt tương đương với mức thuế chống bán phá giá dự tính. Các biện pháp này nhằm mục đích ngăn chặn các tổn hại diễn ra trong quá trình điều tra. Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sớm nhất là 60 ngày kể từ khi cuộc điều tra chống bán phá giá bắt đầu và tồn tại không quá 4 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, biện pháp tạm thời có thể được kéo dài đến 9 tháng (điều 7 Hiệp định ADP) .
Theo quy định của Hiệp định ADP , cũng như thực tiễn của tất cả các nước, hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp. Để đảm bảo tính công bằng của các hoạt động này, bên cạnh việc quy định vấn đề chống bán phá giá có thể trở thành đối tượng của tranh chấp thương mại theo thủ tục của WTO nói chung, Hiệp định ADP còn quy định tại điều 13 về rà soát tư pháp. Theo quy định của Điều này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đảm bảo rằng các hoạt động về đánh giá hành vi bán phá giá, áp dụng các biện pháp chống phá giá phải được kiểm soát bởi các cơ quan tư pháp, hoạt động độc lập với các cơ quan đã đưa ra quyết định trong lĩnh vực chống bán phá giá. Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá cũng được đảm bảo bởi nhiều các quy định thủ tục khác: theo quy định tại Điều 10 của Hiệp định ADP , thuế chống bán phá giá không có giá trị hồi tố; thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không vượt quá 5 năm, trừ trường hợp mở cuộc điều tra mới (điều 11.3 Hiệp định ADP) .
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận Nội dung thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các […]
Bình chọn Các chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các chính sách ưu […]
Bình chọn Cơ sở lý luận chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường đại học, cao đẳng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật: cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : “Thực hiện pháp luật về chính […]
Bình chọn Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Áp dụng pháp luật WTO về […]
Bình chọn Nội dung chính1. Hiệp định chống bán phá giá1.1. Xác định việc bán phá giá1.2. Nguyên tắc xác định phá giá1.3. Tính biên độ phá giá 2. Xác định thiệt hại2.1. Định nghĩa về thiệt hại do bán phá giá2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước3. Biện pháp chống […]
Bình chọn Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cở sở lý luận về Lý luận chung […]