Cơ sở lý luận các lý thuyết nền tảng về đầu tư tài chính
Cơ sở lý luận các lý thuyết nền tảng về đầu tư tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận các lý thuyết nền tảng về đầu tư tài chính. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
Về bản chất đầu tư vào TTCK phái sinh là đầu tư tài chính do vậy xem xét một số lý thuyết nền tảng về đầu tư tài chính.
1 Các thuyết đầu tư tài chính
Thuyết thị trường hiệu quả (EMH – Efficient Markets Hypothesis) (Eugene Fama, 1965): mọi thông tin trên thị trường chứng khoán đều được phản ánh một cách đầy đủ thông qua giá cổ phiếu.
Tại EMH, cổ phiếu luôn được thị trường định giá tại khoảng giá xác định, điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư có nhu cầu thực tế khó có thể mua được cổ phiếu đó ở những vùng giá thấp hơn hoặc bán ở những vùng giá quá cao. Do đó, xét tổng chung toàn thị trường không thể lựa chọn cổ phiếu dựa trên phân tích kỹ thuật hay cơ bản để tìm ra những cổ phiếu có lợi nhuận vượt trội hơn thị trường. Bởi vậy nhà đầu tư chỉ có thể thu lợi nhuận cao hơn nếu lựa chọn đầu tư vào những cổ phiếu có tính rủi ro cao hơn và ngược lại. Một thị trường hiệu quả khi mọi thông tin phản ánh một cách hiệu quả, tức giá của tất cả các loại tài sản được giao dịch phản ánh được mọi thông tin trên thị trường. Do đó sẽ không có sự bất cân xứng trong lợi thế thông tin của mọi nhà đầu tư, sẽ không ai được lợi và không ai bị thiệt (thông tin nội gián – các giao dịch liên quan đến yếu tố thông tin nội gián không được xem là thị trường EMH), đồng thời sẽ phản ánh toàn bộ niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Bên cạnh đó, EMH cũng chỉ ra rằng, thông tin tại thị trường hiệu quả là bất cứ thông tin nào có thể ảnh hưởng tới giá mà xuất hiện ngẫu nhiên trong tương lai và không thể biết trước. Chính sự ngẫu nhiên này là yếu tố phản ánh một cách chính xác nhất những biến động cụ thể nhất về mặt biến động giá của một tài sản như cổ phiếu, trái phiếu… trên thị trường.
Xem thêm: luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
Các phiên bản của thị trường hiệu quả: EMH tồn tại ở phiên bản: Dạng yếu (weak form), dạng mạnh (strong form) và dạng vừa (Semi-strong form). EMH giả định nhà đầu tư nhận thức các thông tin trên thị trường là như nhau, sự khác nhau nằm ở phương pháp và trường phái đầu tư khác nhau để định giá cổ phiếu với các mức tiềm năng tăng trưởng khác nhau. Do đó các thuyết phản đối lại EMH cho rằng, vì có sự khác nhau giữa hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư, nên giả thuyết EMH không đúng với thị trường chứng khoán. Theo EMH, sẽ không có nhà đầu tư nào đánh bại thị trường hay có hiệu suất cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường, tuy nhiên trên thực tế có nhiều nhà đầu tư, các quỹ đầu tư và các tổ chức lớn có mức hiệu suất vượt trội do đó dẫn đến các thuyết phản đối EMH. Vì mức tiếp nhận thông tin của các nhà đầu tư ở thuyết EMH là như nhau nên hiệu quả đầu tư các nhà đầu tư cùng tỷ suất lợi nhuận. Điều này là không thực tế ở thị trường chứng khoán hiện tại vì sẽ luôn tồn tại nhà đầu tư có mức sinh lời dương và âm.
Thuyết kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage pricing theory) (Ross, 1976) Kinh doanh chênh lệch giá hay còn gọi là arbitrage là nghiệp vụ thực hiện đồng thời mua và bán một tài sản ở hai hay nhiều thị trường khác nhau nhằm tìm mức chênh lệch lợi nhuận giữa các thị trường. Người thực hiện kinh doanh chênh lệch giá sẽ thực hiện đồng thời bán tài sản ở thị trường giá cao và mua lại giá thấp hơn ở thị trường khác, hình thành mức chênh lệch lợi nhuận giữa các thị trường. Quá trình thực hiện này sẽ gặp nhiều cản trở từ các yếu tố khác nhau như phí giao dịch qua lại, số lần có khả năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá thấp, thời gian để phát hiện và thực hiện ngắn…
Hiện nay, nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá được áp dụng tại rất nhiều thị trường như hàng hóa (dầu mỏ, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp…), và đặc biệt phổ biến trong thị trường tài chính. Ở mỗi thị trường sẽ có những đặc điểm khác nhau nhưng tựu chung lại khi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá sẽ làm thay đổi yếu tố cung cầu trên các thị trường được thực hiện theo hướng làm giảm sự chênh lệch về giá giữa hai thị trường.
Tại thị trường chứng khoán, sự chênh lệch giá thường xuyên xảy ra hơn vì mức độ biến động lớn và nhanh của thị trường, điều này sẽ tạo nhiều điều kiện hơn cho các nhà kinh doanh chênh lệch. Các nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá này không hay xuất hiện ở những hoạt động kinh doanh cổ phiếu thông thường mà sẽ xuất hiện tại các chứng chỉ quỹ Exchange Traded Fund (ETF). Trong các quỹ ETF, sự chênh lệch này nằm ở sự khác biệt giữa giá trị thực tế của tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ (NAV/1 CCQ) so với giá trị thị trường của một chứng chỉ quỹ ETF (CCQ). Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kiến thức cũng như kinh nghiệm của nhà đầu tư, người kinh doanh trên thị trường ngày càng được nâng cao, việc xuất hiện các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá ngày càng thấp. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá giữa chỉ số HĐTL VN30 và danh mục chứng khoán VN30 tuy nhiên việc này khó dành cho những NĐT cá nhân mà là nghiệp vụ của tự doanh hoặc các quỹ.
Lý thuyết định giá chứng khoán quyền chọn (Fischer Black, Myron Scholes và Robert Merton, Nobel 1997) là việc sử dụng các tiêu chí nhất định của cổ phiếu như giá cổ phiếu, giá thực hiện, thời gian đáo hạn, độ biến động của tài sản cơ sở…để định giá theo lý thuyết của một quyền chọn giúp các nhà đầu tư có thể kết hợp các chiến lược đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes là mô hình được ứng dụng phổ biến trong định giá chứng quyền hiện nay.
2 Lý thuyết tài chính hành vi
a) Khái niệm và lịch sử hình thành phát triển của tài chính hành vi
Tài chính hành vi là một lĩnh vực thuộc kinh tế học hành vi, đề xuất các lý thuyết dựa trên tâm lý học để giải thích sự kiện bất thường trên thị trường chứng khoán, dựa trên nền tảng các giả định là nhà đầu tư là không hợp lý (irrational), các hành vi không hợp lý này có tính hệ thống và khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường bị hạn chế (Thaler, 2005). Thuyết tài chính hành vi sẽ là bổ sung có giá trị vào các thuyết tài chính chính thống. Các lý thuyết tài chính chuẩn nêu trên đều dựa trên giả định con người là hợp lý (rational). Thuyết thị trường hiệu quả EMH (Fama, 1965), giá cả phản ánh mọi thông tin sẵn có, lợi nhuận của các nhà đầu tư là như nhau ở cùng một nguồn lực và lượng thông tin tiếp cận. Thuyết EMH tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là thuyết kinh doanh chênh lệch giá (Ross, 1976). Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường sẽ tồn tại sự kinh doanh chênh lệch giá đưa tài sản về giá trị hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, thị trường chứng khoán không như vậy, luôn luôn có nhà đầu tư thua lỗ, nhà đầu tư có lợi nhuận và nhà đầu tư có hiệu suất sinh lời trên vốn cao trên thị trường. Sự sụt giảm bất ngờ của US index vào 19/10/1987 đến nay vẫn chưa có sự nhất trí trong việc giải thích nguyên nhân Dow Jones giảm 22%, Dow Jones mất 2 năm để quay lại mốc này và sự sụp đổ thị trường tài chính năm 2008 do sự đổ vỡ của bong bóng tài sản. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea -Anh ( 1711-1720), khủng hoảng Bất động sản Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng Châu Á 1997, khủng hoảng dotcom…Từ các sự kiện cho thấy việc sử dụng thuyết EMH không thể giải thích được một cách hợp lý những biến động và những quyết định của nhà đầu tư nên đã hình thành các nghiên cứu tài chính hành vi. Tài chính hành vi chỉ ra những tình huống mà nhà đầu tư cho rằng là hợp lý thì sẽ có nhà đầu tư khác cho rằng không hợp lý. Và hành động không hợp lý diễn ra liên tục thường xuyên sẽ gây ra các bong bóng về giá cả và gây nên các cuộc khủng hoảng trên thị trường.
Bắt đầu từ những năm 1980, các nhà lý thuyết tài chính lần đầu tiên bắt đầu xem xét ý tưởng rằng quy luật của đầu tư không hoàn toàn đúng như lý thuyết ban đầu của họ. Và với sự phát triển của máy tính mà các nhà khoa học có thể phân tích hàng dữ liệu lớn để chứng minh những điều suy nghĩ này là đúng. Tài chính học hành vi ra đời và giải quyết những hiện tượng này bằng cách kết hợp lý thuyết kinh tế tài chính với những lý luận nhận thức để giải thích những vấn đề trên. Bên cạnh đó, tài chính hành vi phân tích sâu hơn, rõ hơn những tâm lý, thành kiến của con người. Lý thuyết hành vi tài chính là một đối trọng với thuyết EMH, thuyết tài chính hành vi khẳng định rằng thị trường không luôn luôn đúng.
Shiller (2003) đưa ra một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của tài chính hành vi qua nhiều thập kỷ. Shiller thúc đẩy ý tưởng rằng thị trường có thể hiệu quả ở cấp độ vi mô, nhưng kém hiệu quả ở tầm vĩ mô. Shiller sau đó tiếp tục liệt kê một số khái niệm mà tài chính hành vi cố gắng giải thích. Đầu tiên trong số đó là các mô hình phản hồi. Các mô hình phản hồi cố gắng chỉ ra rằng khi các nhà đầu tư giao dịch, họ thực sự thường giao dịch dựa trên các nhà đầu tư khác hơn là thông tin mới. Cái này có thể dẫn đến sự kém hiệu quả và bong bóng mà lý thuyết truyền thống không giải thích được. Bổ sung cho tác phẩm của Shiller, Heukelom (2014) cung cấp một giải thích toàn diện về làm thế nào kinh tế học hành vi và tài chính được thành lập trên cấp độ cá nhân. Kinh tế học hành vi (theo nhiều định nghĩa bao gồm tài chính hành vi) bắt đầu phần lớn là kết quả của lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) được phát triển bởi Daniel Kahneman và Amos Tversky (1974). Kahneman và Tversky (1974) đều là những nhà tâm lý học không được đào tạo hoặc ít được đào tạo về tài chính cổ điển. Tuy nhiên, lý thuyết triển vọng tỏ ra hữu ích đối với kinh tế học, bởi vì nó cố gắng mô hình hóa cách mọi người thực sự đưa ra quyết định thay vì chỉ dựa vào các chiến lược ra quyết định đã tạo nên lý thuyết tài chính. Richard Thaler (1995), người đã là một nhà lý thuyết tài chính vào thời điểm đó, đã bổ sung lý thuyết kinh tế và lý thuyết tài chính cần thiết để áp dụng lý thuyết triển vọng vào thị trường tài chính. Do đó Amos Tversky, Daniel Kahneman và Richard Thaler được coi là một trong những cha đẻ của tài chính hành vi.
b) Lý thuyết nền tảng của tài chính hành vi: Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory)
Thuyết triển vọng (Prospect Theory): là thuyết được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Tversky và Kahnerman (1979). Đây là lý thuyết nền tảng của tài chính hành
vi và tầm quan trọng của thuyết này được công nhận với giải Nobel danh giá dành cho những nghiên cứu có ý nghĩa với sự phát triển của loài người vào năm 2002. Đặc điểm: trong bối cảnh xác suất như nhau, khi đứng trước sự lựa chọn có lợi và rủi ro, các nhà đầu tư có sự lựa chọn an toàn đó là phương án giữ lại tài sản đang có thay vì mạo hiểm để gia tăng tài sản hiện có. Ngoài ra, lý thuyết cũng khẳng định, thua lỗ gây tác động tiêu cực về mặt cảm xúc hơn nhiều so với việc đạt được một khoản lợi nhuận tương đương.
Các thiên kiến hành vi (Behavioral Biases)
Thiên kiến hành vi là xu hướng đưa ra quyết định hoặc diễn giải sự việc nghiêng về một bên nào đó, nguyên do bởi mỗi người đều có sẵn thế giới quan riêng, niềm tin riêng và sự vô thức, chỉ chọn lọc những thông tin nào phù hợp. Những niềm tin này thường không chính xác, chưa được kiểm định qua thực tế (Pompian 2012).
Có 2 loại thiên kiến hành vi: Nhận thức (Cognitive) và cảm xúc (Emotional).
• Thiên kiến nhận thức (Cognitive Biases):
+ Thiên kiến bảo thủ (Conservatism Bias): Thiên kiến mà con người có xu hướng tin vào những thông tin có trước hơn thay vì những thông tin mới xuất hiện. Điều này sẽ khiến những quyết định của con người thường chậm phản ứng với thông tin mới. Trong hoạt động đầu tư tại thị trường tài chính, nơi mà các thông tin biến đổi rất nhanh chóng, việc xảy ra thiên kiến bảo thủ sẽ dẫn đến hệ quả chậm cập nhập thông tin, chậm thay đổi quan điểm, nắm giữ khoản đầu tư quá lâu để tránh tinh thần căng thẳng khi cập nhập quan điểm. Từ đó làm cho hoạt động đầu tư trở nên kém hiệu quả.
+Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias): Thiên kiến xác nhận xảy ra khi con người cho rằng suy nghĩ của bản thân là đúng và có xu hướng tìm kiếm, tiếp nhận, và ghi nhớ những thông tin củng cố cho quan điểm của mình.
+ Thiên kiến đại diện (Representativeness Bias): Thiên kiến đại diện xảy ra khi con người sử dụng một bộ phận mẫu làm đại diện cho toàn bộ những sự vật sự việc có tính chất tương đồng nhau. Con người sẽ thường mắc sai lầm khi tin rằng hai sự vật, sự việc giống nhau có mối tương quan chặt chẽ với nhau và đưa ra các quyết định sai lầm dựa trên các quy luật đơn giản mang cảm tính mà không có sự phân tích chắc chắn dựa trên số liệu thực tế.
+ Thiên lệch về nhận thức muộn (Hindsight Bias): Thiên lệch về nhận thức muộn là khuynh hướng con người thường cho rằng những sự kiện xảy ra thường dễ đoán hơn so với thực tế. Tuy nhiên thực tế không có cách nào biết được chính xác điều gì đang xảy ra.
+ Xu hướng bất hòa nhận thức (Cognitive Dissonance Bias): Xu hướng bất hòa về nhận thức xuất hiện khi con người đồng thời tin vào hai điều trái ngược nhau. Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, thị trường có thể lên và có thể xuống trong một xu thế đang đi ngang, nếu không giải quyết được các vấn đề về nhận thức trong bối cảnh đó thì có thể có những quyết định đầu tư sau lầm.
+ Thiên kiến neo đậu (Anchoring and Adjustment Bias): Thiên kiến mỏ neo là thiên kiến mà tại đó con người thường bị neo giữ và bị ảnh hưởng bởi những thông tin ban đầu dẫn đến bỏ qua những yếu tố khác.
+ Xu hướng kế toán nhận thức (Mental Accounting Bias): Xu hướng kế toán nhận thức là xu hướng mà con người đưa ra những nhận định, phán đoán và các quyết định tài chính dựa trên những yếu tố cảm tính và không nhận ra điều đó cho tới khi có những kết quả xấu xuất hiện.
+ Xu hướng đóng khung tâm tý (Framing Bias): Xu hướng đóng khung tâm lý là thiên kiến mà tại đó quyết định tiếp nhận thông tin dựa trên thông tin đó được thể hiện với góc nhìn ý tích cực hay tiêu cực. Xu hướng này thường được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, cùng một thông tin và câu hỏi nhưng người tiếp nhận sẽ đưa ra nhiều đáp án khác nhau.
+ Thiên kiến về sự sẵn có (Availability Bias): Thiên kiến về sự sẵn có là sự thiên vị, đánh giá cao tầm quan trọng của mọi người đối với một sự vật, sự kiện, hiện tượng.
+ Xu hướng tự quy kết (Self- Attribution): Xu hướng tự quy kết là xu hướng mà con người khẳng định mọi thất bại là do yếu tố bên ngoài và yếu tố tình huống trong khi sự thành công là do khả năng và sự nỗ lực của bản thân.
+ Thiên kiến kết quả (Outcome Bias): Thiên kiến kết quả là một dạng thiên kiến mà tại đó con người đánh giá một sự việc, quyết định thông qua kết quả thay vì tìm hiểu sự việc, quyết định đó đã được nghiên cứu và thực hiện như thế nào.
+ Xu hướng gần đây (Recency Bias): Xu hướng gần đây là xu hướng mà con người đánh giá cao những sự việc, sự kiện, thông tin đã xảy ra gần đây. Xu hướng gần đây thường cho lầm tưởng rằng những sự kiện vừa xuất hiện có thể cho thấy những dấu hiệu sắp tới trong tương lai.
+ Ảo tưởng của người cờ bạc (Gambler’s Fallacy): Sai lầm của người đánh bạc là một quan niệm sai lầm tâm lý rằng nếu một sự kiện xảy ra thường xuyên hơn bình thường trong một khoảng thời gian cụ thể, thì sự kiện đó sẽ xảy ra ít thường xuyên hơn trong tương lai hoặc ngược lại.
• Thiên kiến cảm xúc (Emotional Bias)
+ Xu hướng ác cảm mất mát – Loss-Aversion Bias: Xu hướng này xảy ra khi con người không muốn để mất đi những gì đang có và đang chiếm hữu.
+ Thiên kiến quá tự tin (Overconfidence Bias): Thiên kiến quá tự tin là xu hướng con người quá tự tin vào kiến thức, trình độ và khả năng của bản thân mà bỏ qua mọi vấn đề và các khía cạnh tham khảo khác.
+ Thiên kiến về sự tự kiểm soát (Self- Control Bias): Thiên kiến về sự tự kiểm soát là xu hướng tại đó, vì thiếu tính kỷ luật con người thường không hành động để thực hiện các mục tiêu của mình. Nói một cách đơn giản, thiên kiến về sự tự kiểm soát là xu hướng hành vi của con người khiến con người không hành động để theo đuổi các mục tiêu dài hạn vì thiếu kỷ luật tự giác.
+ Thiên kiến về sự nguyên trạng (Status Quo Bias): Thiên kiến về sự nguyên trạng là xu hướng con người không muốn thực hiện các hành động bất kỳ nào có thể làm thay đổi tình trạng hiện tại của sự vật, hiện tượng.
+ Thiên kiến về sự sở hữu (Endowment Bias): khuynh hướng cảm xúc khiến con người đánh giá cao hơn những gì họ đang sở hữu, thường là vượt quá những giá trị thật của sự vật hiện tượng.
+ Thiên kiến về sự hối tiếc (Regret- Aversion Bias): khuynh hướng con người sợ đưa ra những quyết định làm ảnh hưởng tiêu cực tới nhưng sự vật, sự việc, sự kiện cụ thể.
+ Thiên kiến đồng dạng (Affinity Bias): thiên kiến mà tại đó con người thường đưa ra những quyết định, lựa chọn tương đồng với những gì chúng ta biết thay vì lựa chọn những cái mới.
c) Hành vi của nhà đầu tư cá nhân theo các thuyết tâm lý hành vi
Tài chính hành vi dựa trên tâm lý học cho thấy rằng quá trình ra quyết định của con người phụ thuộc vào một số lỗi nhận thức được chia thành hai nhóm: lỗi thiên kiến nhận thức gây ra bởi quá trình quyết định theo kinh nghiệm và lỗi thiên kiến nhận thức bắt nguồn từ việc áp dụng các khung tinh thần trong trong lý thuyết triển vọng (Waweru, 2008). Từ các nhà đầu tư cá nhân các hành vi không hợp lý có tính hệ thống hình thành nên hành vi tâm lý bầy đàn.
Hành vi quyết định dựa theo kinh nghiệm (Heuristic)
Quyết định dựa theo kinh nghiệm (Heuristic) được biết đến là quy tắc ngón tay cái, giúp cho việc ra quyết định trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là trong các môi trường phức tạp và không chắc chắn (Ritter, 2003) bằng cách giảm sự phức tạp của việc đánh giá xác suất và các giá trị dự đoán thành các phán đoán đơn giản hơn (Kahneman & Tversky, 1974), tức là nhà đầu tư giải quyết các vấn đề sử dụng kinh nghiệm đã có của mình, đây là sự phỏng đoán. Những phỏng đoán này hữu ích nhưng đôi khi chúng dẫn đến sai lệch (Kahneman & Tversky, 1974). Kahneman và Tversky nghiên cứu các yếu tố dựa theo kinh nghiệm và đưa ra ba dạng là thiên kiến là tính đại diện (Representativeness), tính sẵn có (Availability Bias) và neo đậu (Anchoring and Adjustment Bias) (Kahneman & Tversky, 1974). (Waweru, 2008) cũng liệt kê hai yếu tố thiên kiến là sai lầm của người cờ bạc (Gambler’s Fallacy) và quá tự tin (Overconfidence) vào các yếu tố dựa theo kinh nghiệm.
Các lý do trong việc sử dụng dựa theo kinh nghiệm vào hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư đưa ra quyết định khi không có cách giải tối ưu hoặc không có nguồn lực tiếp cận với giải pháp tối ưu; Nhà đầu tư phải quyết định khi không có đủ các thông tin cần thiết; Khi có nhiều mục tiêu nên không tìm ra được giải pháp tối ưu nhất cho tất cả; Khó khăn trong việc nhận thức tính chính xác của thông tin; Dựa theo kinh nghiệm có thể là giải pháp duy nhất khi không có sự chắc chắn đáng kể; Sử dụng kinh nghiệm là cần thiết để xem xét lại các vấn đề mắc phải.
Nghiên cứu trong luận văn này có sử dụng câu hỏi khảo sát dựa trên 5 thiên kiến trên để nghiên cứu về hành vi giao dịch dựa theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.
Hành vi quyết định dựa trên trạng thái tinh thần theo thuyết triển vọng
Lý thuyết triển vọng là lý thuyết nền tảng của tài chính hành vi, nói về giải thích tâm lý trong lựa chọn triển vọng với các ý nghĩa nhiều hơn trong giải thích quyết định của lựa chọn với giả định rằng tổn thất và lợi nhuận được đánh giá khác nhau được phản ánh trong cùng một nội dung vấn đề. Lý thuyết triển vọng mô tả một số trạng thái tinh thần ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của một cá nhân bao gồm các thiên kiến sau: kế toán nhận thức (Mental Accounting), ác cảm mất mát (Loss Aversion), sự hối tiếc (Regret Aversion) (Waweru, 2003).
Nghiên cứu trong luận văn này có sử dụng câu hỏi khảo sát dựa trên 3 thiên kiến trên để nghiên cứu về hành vi giao dịch dựa trên trạng thái tinh thần theo thuyết triển vọng của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.
Hành vi tâm lý bầy đàn (Herd Behavior)
Hiệu ứng tâm lý bầy đàn trên thị trường tài chính được xác định là xu hướng hành vi của nhà đầu tư đi theo hành động của người khác (Bikhchandani and Sharma, 2001). Các nhà thực hành thường xem xét cẩn thận sự tồn tại của bầy đàn, do thực tế là các nhà đầu tư dựa vào thông tin tập thể nhiều hơn thông tin cá nhân có thể dẫn đến sự sai lệch giá của chứng khoán so với giá trị cơ bản; do đó, nhiều cơ hội đầu tư tốt ở thời điểm hiện tại có thể bị ảnh hưởng. Trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư bầy đàn quyết định đầu tư của họ dựa trên quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của số đông. Ngược lại, các nhà đầu tư sáng suốt và hợp lý thường bỏ qua đám đông, và điều này làm cho thị trường trở nên hiệu quả. Ngược lại, hành vi bầy đàn cũng gây ra tình trạng thị trường kém hiệu quả là nguồn gốc của các bong bóng đầu cơ. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bầy đàn của một nhà đầu tư, ví dụ: quá tự tin, khối lượng đầu tư,… Khi các nhà đầu tư bỏ một số vốn lớn vào khoản đầu tư của họ, họ có xu hướng làm theo hành động của người khác để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, tâm lý bầy đàn còn phụ thuộc vào loại hình nhà đầu tư, chẳng hạn nhà đầu tư cá nhân có xu hướng hùa theo đám đông trong việc ra quyết định đầu tư hơn nhà đầu tư tổ chức (Goodfellow, 2009).
Lí do nghiên cứu tính bầy đàn từ thực tiễn thị trường: Thị trường chứng khoán vào những năm 2006-2007 hay những giai đoạn như 2011-2013 hoặc thời điểm gần đây nhất vào giai đoạn 2018-2022, đầu tư chứng khoán được xem như một phong trào, tính phổ biến và lan tỏa mọi ngóc ngách của xã hội, từ những người nông dân đến thương nhân cho tới công nhân trong, những nhân viên văn phòng, tới chiến sỹ hải quân, bác sỹ, giáo viên,…gần như tất cả mọi bộ phận trong ngành nghề trong xã hội đều biết và tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhà đầu tư không chuyên này thường không có phương pháp cụ thể, hành động dựa nhiều vào yếu tố đám đông và đặc biệt là thực hiện giao dịch theo cảm xúc, điều này có thể tạo nên những hiện tượng bất thường của thị trường chứng khoán.
Đám đông và cảm xúc. Ví dụ vào một phiên giao dịch chiều thứ sáu, trong phiên giao dịch đóng cửa diễn ra hoạt động cơ cấu của quỹ đầu tư. Trong trường hợp quỹ phải bán ra số lượng lớn một cổ phiếu do cổ phiếu đó đạt mức tối đa theo quy định tỷ lệ sở hữu của nước ngoài. Do số lượng sở hữu lớn so với lượng thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đó và diễn ra vào phiên giao dịch đóng cửa, khiến cho giá đóng cửa dự kiến giảm sàn. Bối cảnh diễn ra trong thị trường chung giao dịch yếu, số đông các nhà đầu tư nhạy cảm với các tin tức và diễn biến trên thị trường. Việc nhìn thấy giá giảm sàn khiến các nhà đầu tư hoảng loạn tìm kiếm lí do và đặt lệnh bán theo vì tin rằng một quỹ đầu tư có các chuyên gia nghiên cứu và hoạt động chuyên nghiệp mà phải bán lớn như vậy tức là có chuyện gì đó rất xấu sắp xảy ra và giá cổ phiếu có thể tiếp tục sẽ giảm vào các phiên giao dịch tiếp theo. Khi những lớp nhà đầu tư tin vào có điều gì xấu sắp đến gần, họ đặt lệnh bán và truyền tai lan truyền trên các diễn đàn hội nhóm đầu tư dẫn đến hành động bán theo cảm xúc đám đông của nhiều lớp nhà đầu tư tiếp theo. Thực tế thị trường, khi chỉ số chứng khoán VNindex ở mốc 1.100 điểm, đám đông ồ ạt mua vào, vượt đỉnh 1.200 tiếp tục hô hào trên các diễn đàn mạng, hội nhóm tiếp tục mua vào và ở mốc 1.400 – 1.500 điểm vào cuối năm 2021 đầu năm 2022 các nhà đầu tư nhìn về số điểm của Vnindex 1.800. Giai đoạn năm 2021, lượng tiền tham gia vào đầu tư chứng khoán vượt mọi kỷ lục, số lượng tài khoản mở mới cao nhất trong 20 năm trở lại đây, thanh khoản thị trường có những thời điểm đạt tới gần 2 tỷ đô, một con số không tưởng và cao nhất mọi thời đại của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên thị trường xuất hiện hiện tượng nhà đầu tư đều quên đi những giá trị thực tại của doanh nghiệp và những rủi ro hiện hữu trong quyết định cho hoạt động đầu tư của mình. Và vào giai đoạn tạo đáy của thị trường chứng khoán 2022, thời điểm khối lượng giao dịch HĐTL trên TTCK phái sinh đạt kỉ lục KLGD cao nhất đạt 647.457 hợp đồng vào ngày 25/10/2022 cho thấy cần nghiên cứu về tính bầy đàn tại thị trường này.
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]