Cơ sở lý luận Bancassurance
Cơ sở lý luận Bancassurance giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận Bancassurance. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.

==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024
Nội dung chính
1 Khái niệm Bancassurance
“Bancassurance” là thuật ngữ chỉ mối quan hệ liên kết ngân hàng và bảo hiểm và là hoạt động phát sinh do nhu cầu thực tế của xã hội. Thuật ngữ “Bancassurance” được sử dụng trong thời gian đầu tiên tại Pháp, do sự khác nhau về môi trường kinh tế xã hội, mức độ phát triển dịch vụ và mối quan hệ liên kết, khung pháp lý và tập quán thương mại cũng như thói quen tiêu dùng, khái niệm bancassurance dần trở nên phổ biến và rất đa dạng.
Theo Clarence Wong, chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm và dịch vụ tài chính của Swiss Re AG – một trong những tập đoàn Tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới: “Bancassurance có thể được mô tả như một chiến lược được các ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm thông qua nhằm mục đích vận hành thị trường tài chính theo cách thức tích hợp nhiều hơn hoặc ít hơn. (Clarence Wong, 2002). Khái niệm này được Swiss Re và tác giả đưa ra dưới góc độ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh mà các ngân hàng hay các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phát triển hoạt động trong thị trường dịch vụ tài chính.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Munich Re – một trong năm công ty Tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới, US.Yiannis Violaris định nghĩa: “Bancassurance là việc phân phối các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua một kênh phân phối chung đến cùng một cơ sở khách hàng”. Điểm mấu chốt của khái niệm này là cả ngân hàng và bảo hiểm sử dụng chung một dữ liệu khách hàng trong việc phân phối sản phẩm và dịch vụ (US.Yiannis Violaris, 2001).
Trong nghiên cứu của Steven I Davis: “Bancassurance là việc bán các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ cho cơ sở khách hàng của ngân hàng” (Steven I Davis, 2007). Đây là khái niệm được đưa ra trong nghiên cứu về bancassurance tại các nước trên thế giới, đặc biệt là tại các thị trường phát triển. Có thể thấy khái niệm này nhấn mạnh vào việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ qua các ngân hàng cho khách hàng của ngân hàng.
Ngoài ra còn có định nghĩa cho rằng, “Bancassurance là một hệ thống trong đó một ngân hàng có hợp đồng đại lý với một công ty bảo hiểm để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm hỗn hợp nhằm kiếm được một dòng thu nhập ngoài lãi suất (Shah H. A., Salim M., 2011).
Tóm lại: Bancassurance (Banca + Assurance) là một thuật ngữ được tạo ra bằng cách kết hợp hai từ ngân hàng và bảo hiểm (tiếng Pháp). Bancassurance bao gồm các thuật ngữ như “Allfinanz” (tiếng Đức), “Integrated Financial Services” (Dịch vụ Tài chính tích hợp) và “Assure banking” (Bảo đảm ngân hàng). Bancassurance đôi khi được gọi là Mô hình bảo hiểm ngân hàng (Bank Insurance Model – BIM), là quan hệ hợp tác hoặc liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, hoặc một tổ chức tích hợp đơn lẻ; theo đó công ty bảo hiểm sử dụng kênh bán hàng ngân hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm của mình cho cơ sở khách hàng của ngân hàng (Wikipedia).
Mô hình bảo hiểm ngân hàng (Bank Insurance Model – BIM) khác với Mô hình bảo hiểm truyền thống (Traditional Insurance Model – TIM) ở chỗ các công ty bảo hiểm TIM có xu hướng làm việc với các nhà môi giới và bên thứ ba là đội ngũ đại lý đông đảo. Trong khi đó, BIM cho phép công ty bảo hiểm duy trì các đội bán hàng trực tiếp nhỏ hơn do sản phẩm bảo hiểm được bán qua ngân hàng cho khách hàng của ngân hàng và do nhân viên ngân hàng thực hiện. Nhân viên ngân hàng và các đại lý, chứ không phải là nhân viên bảo hiểm, trở thành điểm bán hàng và điểm liên lạc với khách hàng. Nhân viên ngân hàng được tư vấn và hỗ trợ bởi công ty bảo hiểm về thông tin sản phẩm, các chiến dịch tiếp thị và đào tạo bán hàng. Các chính sách bảo hiểm được thiết lập và quản lý bởi công ty bảo hiểm. Quan hệ đối tác này có thể đem lại lợi nhuận cho cả hai công ty. Ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng chia sẻ hoa hồng. Ngân hàng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách bán các sản phẩm bảo hiểm, trong khi công ty bảo hiểm có thể mở rộng cơ sở khách hàng của họ mà không phải mở rộng lực lượng bán hàng hoặc trả tiền hoa hồng cho các đại lý bảo hiểm hoặc môi giới (Wikipedia).
2 Nguồn gốc ra đời và phát triển Bancassurance
2.1 Lịch sử hình thành
Bancassurance xuất hiện đầu tiên ở Pháp và Tây Ban Nha vào những năm đầu của thập niên 70, 80 thế kỉ XX.
Tại Pháp vào đầu những năm 70, các tổ chức ACM (Assurances du Crédit Mutuel), Vie et IARD (bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm chung) chính thức được phép bắt đầu các hoạt động được coi là bước ngoặt trong lịch sử bảo hiểm này. Đó là ý tưởng bỏ qua người trung gian để bảo vệ các khoản vay và bảo hiểm cho chính các khách hàng của ngân hàng. Ý tưởng này đã trở thành tiền thân của cái mà 15 năm sau người ta gọi là “Bancassurance”.
Tại Tây Ban Nha, vào năm 1981, tập đoàn Banco De Bilbao đã giành được phần lớn cổ phần trong Euroseguros SA (một công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có nguồn gốc là La Vasca Aseguradora SA, thành lập năm 1968). Tuy nhiên, ban đầu sự kiểm soát của tập đoàn chỉ là về mặt tài chính, bởi vì thời đó luật pháp Tây Ban Nha cấm các ngân hành bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Sự cấm đoán đó đã được dỡ bỏ vào năm 1991 và sau đó nhóm 5 công ty Bancassurance hàng đầu của Tây Ban Nha (Vida Caixa, BBVA, SHC Seguros, Aseval, Mapfre Vida) đã kiểm soát 1/3 thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Tuy nhiên, theo quan điểm lịch sử thuần túy, những người tiên phong thực sự là người Anh với sự ra đời của Barclays Life vào tháng 9 năm 1965. Tuy nhiên công ty này không thành công lớn ở Anh, và cũng không đưa ra khái niệm về bancassurance (Chevalier, Carole Launay, 2005).
2.2 Quá trình phát triển
Khái niệm bancassurance đã thu hút được nhiều ngân hàng trên lục địa và các công ty lớn nhanh chóng bắt đầu thành lập các công ty con hoặc liên doanh, qua đó giới thiệu mô hình này vào các nước:
Phát triển Bancassurance tại châu Âu:
– Pháp: năm 1971, Crédit Lyonnais mua lại tập đoàn Médicale de France và năm 1993 đã ký kết một thỏa thuận trao cho Union des Assurances Fédérales Group quyền độc quyền bán bảo hiểm nhân thọ thông qua mạng lưới Crédit Lyonnais. Đến năm 2000, kênh Bancassurance được giới thiệu. Các ngân hàng hoạt động như những người môi giới phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (Chevalier, Carole Launay, 2005).
– Tây Ban Nha: năm 1981, Tập đoàn Banco de Bilbao đã mua lại phần lợi ích lớn của EUROSEGUROS SA, một công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm;
– Bỉ: Năm 1989, AG – công ty bảo hiểm hàng đầu Bỉ và Générale de Banque, đã tạo ra Alpha Life. Một năm sau, công ty bảo hiểm lớn của Hà Lan AMEV N.V. và VSB – một ngân hàng Hà Lan, đã cùng nhau hợp tác kinh doanh. Trong cùng năm đó, họ đã tham gia vào việc sát nhập vượt biên giới đầu tiên của Tập đoàn AG, do đó tạo ra Tập đoàn Fortis.
– Anh: năm 2001, việc bán bảo hiểm thông qua ngân hàng bắt đầu. Việc bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của nhân viên ngân hàng bị hạn chế bởi các ràng buộc pháp lý vì các cố vấn tài chính chỉ được cấp phép đủ điều kiện tối thiểu thể bán được các sản phẩm đầu tư cơ bản. Sau khi cải cách chế độ, các ngân hàng sẽ có khả năng trở thành nhà phân phối đa cấp cung cấp một loạt các sản phẩm từ các nhà nguồn khác nhau.
– Đức và Ý đã mất nhiều thời gian hơn để tham gia.
Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỉ 21 Bancassurance trở nên phổ biến và phát triển một cách mạnh mẽ tại các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, hay các nước Bắc Âu như Hà Lan, Thụy Điển và Áo. Trong đó, Tây Ban Nha là nước đi đầu trong việc phát triển hình thức phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với chất lượng dịch vụ cao. Theo số liệu 2010 tại diễn đàn các nhà lãnh đạo khu vực Châu Âu, có đến trên 80% các ngân hàng tại Châu Âu có kinh doanh Bancassurance, 1/3 các sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ được phân phối thông qua các ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh này lên tới 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm (Elisabeth Standler, 2010).
Phát triển Bancassurance tại châu Mỹ.
Tại Mỹ ,bước đánh dấu cho sự phát triển của Bancassurance là sự sáp nhập công ty bảo hiểm Travelers Group và ngân hàng Citicorp năm 1998. Tuy nhiên vào năm 2000 khi đạo luật Glamm – Leach Bliley (Đạo luật hiện đại hoá tài chính) có hiệu lực thì bancassurance mới thực sự phát triển. Do các qui định chặt chẽ của các Luật và thói quen sử dụng môi giới, sự phát triển của bancassurance có những hạn chế nhất định, doanh thu phí của bancassurance năm 2005 chỉ tăng 2,6% so với mức trên 20% của thời gian trước đó (Steven I Davis, 2007).
Tại Mỹ La Tinh, sự hình thành kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng ở Mỹ La Tinh đã bắt đầu bằng việc liên doanh giữa một ngân hàng địa phương và một công ty bảo hiểm nước ngoài. Từ đó phát triển và hình thành theo cấu trúc của công ty cổ phần, các ngân hàng mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm nước ngoài đã tham gia liên doanh. Như vậy, các ngân hàng giữ vai trò chi phối trong ngành bảo hiểm.
Phát triển Bancassurance tại châu Á (IRDA, 2011)
– Singapore: năm 1992, kênh Bancassurance được giới thiệu. Cơ quan quản lý theo dõi thực tiễn bán hàng thông qua các quy trình tìm hiểu thực tế bắt buộc.
– Malaysia: năm 1996, kênh Bancassurance xuất hiện lần đầu.
– Indonesia: cuối những năm 90, xuất hiện Bancassurance. Các quy trình bán hàng được quản lý thông qua ngân hàng trung ương. Các công ty bảo hiểm đệ trình lên cơ quan điều tiết, chi tiết về cách thức ký kết với ngân hàng. Các ngân hàng hoạt động như những người môi giới phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
– Nhật: năm 2001, kênh Bancassurance được mở ra vào năm 2001 và đã được điều chỉnh hoàn toàn. Các ngân hàng thường có thỏa thuận phân phối không độc quyền với một số công ty, nhưng áp dụng một số hạn chế để bảo vệ người tiêu dùng, tôn trọng sự riêng tư và bảo mật dữ liệu.
– Philippines: năm 2002, kênh Bancassurance được giới thiệu.
– Hàn Quốc: năm 2003, Bancassurance chỉ thực sự thu hút sự chú ý của ngân hàng Korean sau khi chính phủ cho phép. Nhà quản lý kiểm tra về hoạt động bán hàng thông qua thủ tục kiểm toán ngân hàng thông thường.
– Thailand: năm 2004, Fortis ký hợp đồng với tập đoàn Muang Thai cho việc bán cả hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ và sau đó còn nắm giữ 25% cổ phần của Muang Thai bảo hiểm nhân thọ.
Ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương; tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Bacassurance chiếm 20% thị trường, chiếm đến 40-50% các hoạt động kinh doanh mới tại một số nước như Đài Loan, Malaysia, Singapore và HongKong. Theo số liệu thống kê gần đây, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Ngân hàng tại HongKong là 45%, Malaysia là 12%, tại Đài Loan là 37%. Tính chung cho cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì các bancassurance bán và thu về 13% trên tổng số phí bảo hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm Nhân thọ và 6% cho các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ (Clarence Wong, Mike Bamahan, Lucia Bevere, 2007).
Phát triển Bancassurance tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Bancassurance đã nhen nhóm từ giữa những năm 1995 bằng việc Bảo hiểm các Ngân hàng thực hiện chương trình khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng của mình, tiếp đó là các sản phẩm gần giống như bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng nắm giữ cổ phần của các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên sự hợp tác của hai bên chỉ mới dừng lại ở mức sơ đẳng, chủ yếu là các ngân hàng tạo điều kiện về không gian để các công ty bảo hiểm đến bán tại ngân hàng.

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]