x
Trang chủ » Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ thương mại điện tử

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ thương mại điện tử

Bình chọn

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ thương mại điện tử giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các phương tiện kĩ thuật sử dụng trong thương mại điện tử và Khung pháp lý cho thương mại điện tử. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê  luận văn thạc sĩ  quản trị trị kinh doanh của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ thương mại điện tử
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ thương mại điện tử

1. Các phương tiện kĩ thuật sử dụng trong TMĐT

i. Điện thoại (Feature phone): là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và gần như xuất hiện sớm nhất trong các phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong TMĐT. Một số dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp cung cấp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn hoặc giải trí… Nhưng hạn chế của điện thoại đó là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch bằng điện thoại vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch bằng điện thoại, nhất là điện thoại đường dài, xuyên quốc gia còn khá đắt.
ii. Máy fax: Có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Tuy nhiên hạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, thông thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều. Fax qua Internet là một dịch vụ mới được ứng dụng khá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử. Hiện nay, thiết bị fax không chỉ giới hạn trong máy fax truyền thống mà đã mở rộng ra máy vi tính và các thiết bị điện tử khác sử dụng các phần mềm cho phép gửi và nhận văn bản fax.
iii. Truyền hình: là một trong những công cụ phổ biến nhất hiện trong các phương tiện kĩ thuật của TMĐT nhất là trong việc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ.Tuy nhiên, truyền hình mới chỉ là công cụ truyền thông một chiều, khách hàng chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Khi muốn tìm kiếm thêm thông tin về hàng hóa, yêu cầu báo giá và đàm phán với người bán về các điều khoản mua hàng cụ thể, người bán lại cần sử dụng một phương tiện thứ ba để tiến hành công việc.
iv. Máy tính và mạng Internet: TMĐT chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có sự bùng nổ về máy tính và mạng internet vào những năm 90 của thế kỉ 20. Nhờ máy tính và internet, doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch, mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung ứng dịch vụ, quản lý các hoạt động nội bộ doanh nghiệp, liên kết cùng các đối tác trên toàn cầu và hình thành các mô hình kinh doanh mới. Việc tiến hành giao dịch giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
v. Smartphone, tablet và công nghệ thực thực tế ảo (VR): Smart phone và tablet có thể coi là cuộc cách mạng của TMĐT trong thế kỉ 21. Mang ưu điểm của cả điện thoại, máy tính và Internet, smartphone, tablet hiện đã trở thành một trong những công cụ chính của TMĐT khi vừa có thể truyền tải hình ảnh, âm thanh, file dữ liệu mà còn có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng viễn thông. Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử, các smartphone và tablet ngày càng thông minh hơn, xử lý tốt hơn và càng ngày càng tiệm cận với máy tính, hơn thế nữa lại có ưu điểm về sự tiện dụng và khả năng di động. Một trong những phát minh mới của thế kỉ 21 hứa hẹn sẽ đem đến bước tiến mới cho TMĐT và đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn chú ý đó là công nghệ thực tế ảo (VR). Thông qua môi trường thực tế ảo, người sử dụng có thể quan sát được sản phẩm dưới nhiều góc nhìn (ví dụ khách hàng mua nhà có thể xem trước thiết kế nội thất trong không gian 3 chiều trước khi ra quyết định mua) hoặc trải nghiệm thử dịch vụ (ví dụ du lịch từ xa thông qua thực tế ảo). Việc ra quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ đối với khách hàng sẽ không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các quảng cáo và tiếp thị của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, việc cung cấp các trải nghiệm thử cho khách thông qua công nghệ thực tế ảo sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí thuê showroom, quảng cáo và xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng công nghệ này để tiết kiệm chi phí trong quá trình phát triển sản phẩm, sản xuất thử sản phẩm mẫu thông qua việc nhận đóng góp từ khách hàng dùng thử qua thực tế ảo.

2. Khung pháp lý cho TMĐT

2.1. Ở bình diện quốc tế

a) Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL (Model Law on Electronic Commerce) được UNCITRAL thông qua ngày 12/06/1996 và được chính thức công bố trong báo cáo của Hội nghị lần thứ 6 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 12/12/1996. Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với những mối quan hệ phát sinh khi áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT. Mục tiêu của luật này là đưa ra một hệ thống các quy tắc được thừa nhận trên phạm vi quốc tế về việc loại bỏ các trở ngại trong việc công nhận giá trị pháp lý của thông điệp được lưu chuyển bằng phương tiện điện tử, tạo sự bình đẳng giữa những người sử dụng tài liệu trên cơ sở giấy tờ và những người sử dụng thông tin trên cơ sở các dữ liệu điện tử trên phạm vi quốc tế. Luật mẫu này là cơ sở định hướng giúp các nước thành viên của Liện hợp quốc tham khảo khi xây dựng một đạo luật của mình với ý nghĩa là khung pháp lý cơ bản cho TMĐT ( Nguyễn Văn Thoan 2012, tr. 395).
Kết cấu của luật mẫu được chia làm hai phần với 17 điều khoản:
– Phần I: Giới thiệu khái quát về TMĐT, gồm 3 chương. Chương I đề cập đến các quy định chung bao gồm 4 điều khoản về phạm vi điều chỉnh, giải thích các từ ngữ có liên quan, giải thích luật và các trường hợp ngoại lệ theo thoả thuận giữa các bên. Chương II quy định các điều kiện luật định đối với các thông tin số hoá, gồm 6 điều khoản (Điều 5 đến điều 10) công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số hoá, về văn bản viết, chữ ký, bản gốc, tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số, việc lưu giữ thông tin số. Chương III nói đến thông tin liên lạc bằng thông tin số hoá, bao gồm 5 điều khoản (điều 11 đến điều 15) quy định về hình thức của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng phải công nhận giá trị pháp ỉý của các thông tin số hoá, xuất xứ của thông tin số hoá, việc xác nhận đã nhận được thông tin, thời gian, địa điểm gừi và nhận thông tin số hoá.
– Phần II quy định các giao dịch TMĐT trong một số lĩnh vực hoạt động gồm 2 điều khoản liên quan đến vận tải hàng hoá. Điều 16 quy định các hành vi liên quan đến hợp đồng vận tải hàng hoá, điều 17 quy định về hồ sơ vận tải hàng hoá.
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL là cơ sở giúp đỡ tất cả các quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia chưa gia nhập Liên hợp quốc hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy. UNCITRAL cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn việc chuyển hoá các quy định của Đạo luật mẫu vào hệ thống nội dung luật của các quốc gia.
b) Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL
Luật mẫu về chữ ký điện tử chính thức được thông qua vào ngày 29/09/2000. Mục đích của luật này là hướng dẫn các quốc gia thành viên trong việc xây dựng khung pháp lý thống nhất và công bằng để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về chữ ký điện tử, yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong các giao dịch TMĐT.
Đạo luật này đưa ra những vấn đề cơ bản của chữ ký điện tử, chữ ký số hóa và các vấn đề về người ký, bên thứ ba và chứng nhận chữ ký số. Đặc biệt, nhằm đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng luật này, UNCITRAL đã đưa ra một bản hướng dẫn thi hành chi tiết, trong đó có phân tích và hướng dẫn cách áp dụng từng điều khoản của luật mẫu. Luật mẫu đã góp phần loại bỏ những cản trở trong việc sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch TMĐT ở phạm vi quốc tế.
c) Công ước của Liên họp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng thương mại quốc tế
Công ước Liên Hợp Quốc về Sừ dụng Chứng từ điện tử trong Hợp đồng thương mại quốc tế (UN Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts) đã được thông qua tại phiên họp lần thứ 60 của Đại hội đồng Liên hợp quốc theo Nghị quyết số A/RES/60/21 ngày 9/11/2005. Mục đích của Công ước này đưa ra một khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản nhất của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương tiện điện tử.
Công ước khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành ngang nhau giữa văn bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế. Dựa trên nền tảng đó, công ước là một công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường buôn bán quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu.
Việc áp dụng rộng rãi và đồng nhất những quy định này giữa các quốc gia sẽ góp phần xóa bỏ trở ngại đổi với việc sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại quốc tế, nâng cao tính chắc chắn về phương diện pháp lý cũng như tính ổn định về phương diện thương mại của hợp đồng điện tử. Qua đó đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro pháp lý trong quá trình tiếp cận và ứng dụng TMĐT trên quy mô toàn cầu..
Công ước này đã được ký kết chính thức ngày 06/07/2006, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ với sự tham gia của 60 quốc gia thành viên LHQ, hơn 10 nước quan sát viên, trong đó Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên.

2.1. Ở bình diện quốc gia

Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT là việc rất cấp thiết và đều được các nước trên thế giới quan tâm ngay trong thời kỳ đầu phát triển TMĐT. Một số nước lớn, nền TMĐT phát triển từ rất sớm như Mỹ, Canada, Anh,… đã tự ấn định ra các nguyên tắc cơ bản của mình và ban hành rất nhiều điều luật, công ước bổ sung để hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch và phát triển TMĐT. Một số nước khác lại xây dựng khung pháp lý dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật mẫu về TMĐT của Ủy Ban Pháp luật thương mại quốc tế – Liên hợp quốc, có thể kể tới như Singapore, Australia, Việt Nam,…
Về cơ bản, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã có khung pháp lý để điều chỉnh các phương diện chính của giao dịch TMĐT như hợp đồng điện tử, chữ ký số, bảo mật thông tin,… Có thể thấy rõ điều này qua khung pháp lý của một số quốc gia như:
a) Khung pháp lý về thương mại điện tử của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước đi đầu trong lĩnh vực TMĐT trên thế giới. Sau nhiều năm phát triển, Hoa Kỳ đã ấn định ra các nguyên tắc cơ bản cho TMĐT của riêng mình, đồng thời kiến nghị cho nền TMĐT toàn cầu.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho TMĐT của Hoa Kỳ dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản là:
– Các bên được tự do xác lập quan hệ hợp đồng với nhau khi thấy phù hợp.
– Các quy định phải có tính chất trung lập về mặt công nghệ và phải có tính mở cho tương lai, có nghĩa là không được quy định về một loại công nghệ cụ thể nào đó và không được hạn chế việc sử dụng hay phát triển của các công nghệ tương lai.
– Các quy định hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ điện tử.
– Các quy định phải công bằng cho cả các doanh nghiệp đã áp dụng rộng rãi các công nghệ mới và các doanh nghiệp còn chưa áp dụng.
Trong thời gian qua, chính quyền Liên bang và chính quyền các bang tại Hoa Kỳ đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hiện hành và ban hành một số quy định mới, đáp ứng được yêu cầu của các giao dịch TMĐT, nhất là các quy định về luật hợp đồng, bảo vệ người tiêu dùng, thẩm quyền tài phán, chứng cứ pháp lý… Có thể kể đến một số mốc quan trọng như:
– Năm 1996, Bộ tài chính Hoa Kỳ cho ra mắt cuốn sách “Chính sách thuế đối với thương mại điện tử toàn cầu” nhằm trung hoà về thuế giữa giao dịch điện tử và phi điện tử.
– Năm 1997, cùng với sự hợp tác của các nhà khoa học, Hoa Kỳ đã thông qua đề án “Khung kết cấu thương mại điện tử toàn cầu”, dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: Doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò chủ đạo; Hạn chế những yêu cầu không cần thiết của Chính phủ đối với TMĐT; Chính phủ tham gia TMĐT nhằm tạo lập môi trường luật pháp TMĐT hợp lý, đơn giản, ngắn gọn; Chính phủ phải thừa nhận tính độc đáo riêng của mạng Internet; Thúc đẩy TMĐT trên cơ sở toàn cầu.
– Ngày 14/05/1998, Uỷ ban thương mại nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua các dự luật miễn thuế Internet, từ đó đã tạo điều kiện phát triển tự do hoá cho các công ty, xí nghiệp trên toàn Hoa Kỳ.
– Tháng 3/1999, công ước thương mại số của kỷ nguyên (HR 1320) cho phép đồng thời thúc đẩy sự mở rộng hơn nữa của TMĐT dựa vào lực lượng thị trường tự do được thông qua. HR1320 thừa nhận giá trị pháp lý của các thoả thuận điện tử như hợp đồng điện tử… Đây là bước trung gian trong việc thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng cứ điện tử.
– Năm 1999, Luật thống nhất về Giao dịch điện tử (Uniform Electronic Transactions Act – UETA) đã được thông qua tại Hội nghị quốc gia của các viên chức về đạo luật thống nhất. Khung pháp lý thống nhất cho giao dịch TMĐT của Hoa Kỳ chính thức được ra đời.
– Ngày 30/06/2000 Luật Chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế (Electronic Signature in Global and National Commerce Act – E-Sign) tiếp tục được thông qua bởi Hội nghị quốc gia của các viên chức về đạo luật thống nhất.
b) Khung pháp lý về thương mại điện tử của Singapore
TMĐT ở Singapore đã và đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước chú trọng về dịch vụ này.
Năm 1998, Singapore cho ban hành Luật giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act 1998) nhằm mục đích giải quyết vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý khi các chủ thể tham gia vào các giao dịch trong một môi trường phi giấy tờ và không tiếp xúc trực tiếp với nhau ( môi trường TMĐT).
Luật giao dịch điện tử của Singapore đã đưa ra những quy tắc thương mại nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong một giao dịch TMĐT. Những quy tắc nằm trong đạo luật này mang các tính chất đặc trưng của những quy định mẫu quốc tế, đặc biệt là các quy định của luật mẫu UNCITRAL về TMĐT. Quy tắc thực hành chung trong Luật giao dịch điện tử của Singapore cũng chứa đựng các điều khoản điều chỉnh việc ký kết hợp đồng qua các phương tiện điện tử thông qua việc quy định về thời gian, địa điểm gửi và nhận thông tin điện tử. Đạo luật này còn quy định về giá trị pháp lý của các bản ghi và chữ ký điện tử, cùng với độ an toàn của chúng.
Như vậy, Luật giao dịch điện tử của Singapore đã tạo một môi trường pháp lý khá phù hợp cho TMĐT và các giao dịch điện tử khác. Đạo luật này đã xoá bỏ được những trở ngại trong các quy định pháp luật hiện hành và tạo được lòng tin cho các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vào TMĐT. So với các nước khác thì cách làm của Singapore mang tính tổng thể hơn nhiều vì nội dung của luật giao dịch điện tử bao trùm rất nhiều lĩnh vực liên quan. Điều này sẽ tạo ra cơ sở để Singapore có thể phát triển mạnh mẽ TMĐT và trở thành một trong những trung tâm TMĐT phát triển trên thế giới trong tương lại (Nguyễn Văn Thoan 2012, tr. 369).
c) Khung pháp lý về thương mại điện tử của Canada
Canada là một trong những nước đi đầu về ứng dụng, nghiên cứu và phát triển TMĐT trên thế giới. Để tạo một môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho các giao dịch TMĐT, năm 2008, Chính phủ Canada đã tiến hành rà soát, sửa đổi toàn bộ các văn bản hiện hành đồng thời ban hành các văn bản mới liên quan đến TMĐT như luật về chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử…
Luật về chữ ký điện tử của Canada cho phép các cơ quan liên bang quyền quyết định các yêu cầu của pháp luật hiện hành về hình thức giao dịch có thể được thoả mãn bằng các phương tiện điện tử như thế nào. Chữ ký điện tử có thể được sử dụng trong các giao dịch TMĐT. Vấn đề đặt ra là phải xác định được mối liên hệ giữa chữ ký điện tử với người ký tài liệu điện tử. Để làm được điều này cần phải sử dụng công nghệ phù hợp kết hợp với thiết lập một cơ quan xác nhận để có sự kiểm tra chéo. Việc mở rộng quyền quyết định các yêu cầu của pháp luật cho cơ quan liên bang đã giúp luật về chũ ký điện tử của Canada nhanh chóng được hoàn thiện, linh động và phù hợp trong nhiều hoàn cảnh, từ đó giúp các cá nhân và tổ chức tiếp cận TMĐT thuận lợi hơn.
Hiện nay, Canada đã có các quy định pháp luật về thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin về cá nhân do các cơ quan nhà nước quản lý. Luật bí mật cá nhân liên bang có hiệu lực từ năm 1982, được áp dụng đối với tất cả các cơ quan nhà nước cấp liên bang và một số doanh nghiệp có quy mô liên bang.
Canada cũng đã ban hành luật bảo vệ thông tin cá nhân và tài liệu điện tử. Đây là một bước tiến mới trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Luật này được áp dụng đối với khu vực tư nhân do pháp luật liên bang điều chỉnh và đối với các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán trong phạm vi liên tỉnh và quốc tế.
Về vấn đề thuế, hiện nay Canada đang cùng một số thành viên khác của OECD phát triển chiến lược quốc tế trong đó có các hiệp ước về thuế đối với TMĐT, hướng dẫn xử lý việc chuyển giá, về việc áp dụng thuế tiêu thụ và về hàng rào thuế quan cửa khẩu (Nguyễn Văn Thoan 2012, tr. 370).
c) Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Cùng với sự phát triển của Internet tại nước ta trong hơn hai thập kỉ qua, chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT điện tử đối với nền kinh tế và bước đầu đã xây dựng được khung pháp lý cơ bản cho hoạt động giao dịch TMĐT. Kể từ những năm 1990, chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều nghị định điều chỉnh hoạt động giao dịch điện tử. Tuy nhiên, luật về giao dịch điện tử được ra đời năm 2005 mới chính thực đặt nền móng khung pháp lý toàn diện cho giao dịch điện tửu tại Việt Nam. Sau luật giao dịch điệnt ử, hàng loạt các văn bản luật, nghị định đã ra đời để hoàn thiện cũng như điều chỉnh nhằm phù hợp với sự phát triển, thay đổi của giao dịch điện tử. Cụ thể:
– Luật giao dịch điện tử 2005: Luật Giao dịch điện tử ra đời đã chính thức đặt nền tảng đầu tiên cho việc thiết lập một hệ thống văn bản pháp quy toàn diện về giao dịch điện tử tại Việt Nam. Sau khi Luật được ban hành, trong hai năm 2006 và 2007 hàng loạt văn bản dưới luật đã ra đời nhằm điều chỉnh chi tiết việc triển khai giao dịch điện tử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nếu trước năm 2005, phần lớn văn bản được ban hành chỉ liên quan đến những vấn đề kỹ thuật công nghệ thông tin, thì các văn bản ban hành sau Luật Giao dịch điện tử đã mở rộng diện điều chỉnh đến những ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính, hành chính nhà nước,… Đây là những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền đề cho việc triển khai các quy trình thương mại điện tử hoàn chỉnh ở cấp độ doanh nghiệp trong thời gian sau.
Ngoài tác động trực tiếp đưa đến sự ra đời các văn bản hướng dẫn cho những vấn đề cụ thể trong triển khai ứng dụng giao dịch điện tử, tác động sâu xa hơn của Luật Giao dịch điện tử là đã đưa khái niệm “thông điệp dữ liệu” và “chứng từ điện tử” vào những bộ luật cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành. Bộ luật Dân sự sửa đổi và Luật Thương mại sửa đổi, được biên soạn song song với Luật Giao dịch điện tử, đều bổ sung quy định thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch dân sự và thương mại.
– Luật công nghệ thông tin 2006: Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Luật CNTT gồm 6 chương, 79 điều. Chương II (Ứng dụng công nghệ thông tin) và Chương IV (Biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin) của Luật này bao gồm nhiều quy định liên quan trực tiếp đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong một số lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Luật Công nghệ thông tin ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phát triển kinh tế tri thức, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặt khác, việc ban hành Luật CNTT nhằm tạo sự đồng bộ với các quy định trong các đạo luật có liên quan đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế với ASEAN, APEC, WTO…
– Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số: Nghị định số 26/2007/NĐ-CP được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử.
– Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính: Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ,… đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
– Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là Nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. Trước đó, cũng đã có rất nhiều nghị định được ban hành để điều chỉnh các giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng như: Quyết định 196/TTg ngày 1/4/1997 và Quyết định 44/2002/TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ với sự ra đời của Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho lĩnh vực này mới cơ bản được hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, hỗ trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán cho thương mại điện tử tại Việt Nam.
Như vậy, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều đã thể hiện sự quan tâm của mình đến TMĐT thông qua việc liên tục hoàn thiện khung pháp lý cho TMĐT để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng cũng như sự thay đổi liên tục của giao dịch TMĐT trong thời gian tới.

Các bài viết liên quan

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]

Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Bài viết liên quan
Luận văn Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu dịch vụ bảo vệ Thịnh An cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia […]

Luận văn tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Tác động của cấu trúc sở hữu, quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam cho các bạn học viên đang làm […]

Các công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp

Bình chọn Các công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các công cụ đánh giá văn hóa doanh […]

Các mô hình văn hóa doanh nghiệp

Bình chọn Các mô hình văn hóa doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các mô hình văn hóa doanh nghiệp. Nếu các bạn cần […]

Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp

Bình chọn Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp. Nếu các bạn cần […]

Nội dung của văn hóa doanh nghiệp

Bình chọn Nội dung của văn hóa doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Nội dung của văn hóa doanh nghiệp. Nếu các bạn cần […]

Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp

Bình chọn Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh […]

Luận văn Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status