Chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng đối với hoạt động của doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng đối với hoạt động của doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh doanh thương mại đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về:Chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh doanh thương mại – Bảng giá 2023
Nội dung chính
1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng như sau:
Theo Lambert, Stock và Elleam trong cuốn “Nguyên tắc cơ bản về qunar lý logistics” đã định nghĩa :“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” (Lambert, Stock và Elleam 1998, tr.504). Trong khái niệm này, tác giả đã nêu ra được các thành phần tham gia và nhiệm vụ của chuỗi cung ứng, tuy nhiên đây chỉ là một khái niệm giản lược để cho người đọc dễ hình dung. Còn theo Ganesham, Ran và Terry P.Harrison đã viết:“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng”(Ganesham, Ran và Terry P.Harrison 1995, tr.1). Khái niệm này đã nói lên được bản chất của chuỗi cung ứng là một quy trình khép kín, từ lúc tìm nguyên liệu đầu vào, qua quá trình sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và phân phối để sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên khái niệm nay vẫn chưa chỉ ra rõ mối liên kết và các mắt xích giữa chúng.Còn theo như phân tích của Chopra Sunil và Pter Meindl thì định nghĩa này đã được mở rộng hơn:“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” (Chopra Sunil và Pter Meindl 2001, tr.1). Khái niệm này đã nêu ra được rộng hơn các công việc và các thành phần cụ thể tham gia vào chuỗi cung ứng so với hai khái niệm đã nêu ở bên trên.
Theo các nghiên cứu trong nước, trong cuốn Giáo trình Logistics và Vận tải quốc tế, Hoàng Văn Châu có viết: “Một chuỗi cung ứng là một mạng lưới (có thể lựa chọn) về phương tiện vận tải và phân phối để thực hiện các chức năng thu mua nguyên, phụ liệu chuyển hóa chúng thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, rồi phân phối sản phẩm đó tới khách hàng” (Hoàng Văn Châu 2009).
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết chặt chẽ, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng bao gồm các doanh nghiệp đóng vai trò trực tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng không chỉ có nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn có vai trò không thể thiếu của các nhà cung cấp dịch vụ như các công ty vận tải, các nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải, các đại lý. Việc xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng nhằm mục đích giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn với chi phí hợp lý nhất. Các quyết định của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong thành công hay thất bại của một công ty.
Việc tích hợp chuỗi cung ứng cho phép doanh nghiệp có thể tập trung vào việc thực hiện một số công đoạn hoạt động mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, còn các hoạt động mà doanh nghiệp không có lợi thế thì có thể liên kết, thuê ngoài các tổ chức, doanh nghiệp khác nhằm đảm bảo cho việc kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Trên thực tế, đó là các mắt xích bao gồm: các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ, nhà phân phối bán lẻ, khách hàng. Những mắt xích này tích hợp với nhau để tạo nên một thể thống nhất.
Hình 1.1: Các mắt xích của một chuỗi cung ứng
(Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008)
Có 5 hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng là: Thu Mua – Sản Xuất – Vận Chuyển – Bán hàng – Dịch Vụ: thu mua nguyên liệu thô, sản xuất ra thành phẩm, vận chuyển thành phẩm đến với nhà phân phối, bán sản phẩm cho người dùng và quản lý dịch vụ khách hàng.

(Nguồn: insider.vietbroader.org)
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến chất lượng phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng của doanh nghiệp phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.

(Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008)
Chuỗi cung ứng điển hình như hình trên cho chúng ta hình dung được rằng các doanh nghiệp nằm ở khu vực giữa như doanh nghiệp trung tâm. : Thu Mua – Sản Xuất – Vận Chuyển – Bán hàng – Dịch Vụ: thu mua nguyên liệu thô, sản xuất ra thành phẩm, vận chuyển thành phẩm đến với nhà phân phối, bán sản phẩm cho người dùng và quản lý dịch vụ khách hàng.
Thực tế, doanh nghiệp trung tâm không chỉ là doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm cuối cùng, nó cũng có thể là bất cứ doanh nghiệp nào tham gia trong chuỗi cung ứng, tùy thuộc vào phạm vi tham chiếu và mục tiêu của nhà quản trị khi xem xét mô hình.
Các sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng theo một số hình thức của chuỗi cungứng. Chuỗi cung ứng đơn giản chỉ có ít thực thể tham gia, trong khi với các chuỗi phức tạp số các thực thể tham gia rất lớn. Vì thế, một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, sẽ dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng rất cao, mức phục vụ của chuỗi cung ứng thấp và nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng có thể giảm xuống.Cùng với các thực thể chính, có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung ứng, và họ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như các công ty vận tải đường không và đường bộ, các nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải, các đại lý và các nhà tư vấn.
Trong đa số chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp trung tâm, vì nhờ thế họ có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, hoặc cho phép người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả, cho phép doanh nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận tải nội địa và quốc tế, và nói chung cho phép doanh nghiệp phục vụ tốt khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.
2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Hành trình mà 1 sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua là sự phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu, các nhà máy gia công, các đơn vị vận chuyển, các cầu cảng, phương tiện vận chuyển, tiếp đến là các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán buôn, bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng. Đó là một chu trình khép kín, hoàn toàn được can thiệp bởi chuỗi cung ứng.Khi mà thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, giá bán trên thị trường và giá thu mua nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng bị siết chắt thì việc xây dựng một chuỗi cung ứng đủ mạnh đóng vai trò cực kì quan trọng tại các doanh nghiệp.Vai trò quan trọng đó của chuỗi cung ứng được thể hiện trước ở việc mang lại bốn đặc tính quan trọng của hàng hóa là: giá trị sử dụng, vị trí, thời điểm và giá cả.
Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp.Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành.Nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả, các tập đoàn quốc tế lớn như Dell, Wal-Mart đã đạt lợi nhuận cao hơn từ 4-6% so với đối thủ. Một nghiên cứu độc lập cũng cho thấy một vài công ty hàng đầu trên thế giới như Apple, Coca-cola, Sam-sung đã tận dụng hiểu quả chuỗi cung ứng của họ để vươn cao trong môi trường cạnh tranh, đạt được mức tăng giá trị công ty cao hơn 40% so với các đối thủ khác. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp:
• Tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn thể hệ thống: tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm được tối thiểu hóa, nhờ đógia tăng lợi nhuận.
• Tăng được sức mạnh cạnh tranh trên thị trường do có được hàng tại thời điểm cần, ở vị trí cần, với chấtlượng mong muốn và chi phí tối ưu
• Tiết kiệm rất nhiều chi phí để đầu tư vào các lĩnh vực khác nếu có được một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
Vì thế, yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn các đối thủ. Nói cách khác, quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng thông thường của các công ty mà đã trở thành một bộ phận chiến lược của công ty.
3 Các yếu tố tác động vào chuỗi cung ứng
Mỗi một chuỗi cung ứng đều có nhu cầu về thị trường và những thử thách riêng trong các hoạt động nhưng vẫn tồn tại những vấn đề giống nhau trong một số trường hợp. Có 5 yếu tố tác động vào việc xác định năng lực của chuỗi cung ứng là: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các yếu tố này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cungứng của công ty.Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗitác nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của nó. Mỗi tác nhân thúc đẩy có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó.
Hình 1.4: Các yếu tố tác động chính vào chuỗi cung ứng
( Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008)
3.1 Sản xuất
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm.Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Vấn đề cơ bản của nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải quyết cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả như thế nào. Nếu nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với công suất thừa cao thì khả năng linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản phẩm.
Tuy nhiên, các nhà xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau để phù hợp với sản xuất:
• Tập trung vào sản xuất – một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản phẩm thì có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc chế tạo các bộ phận khác nhau cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này.
• Tập trung vào chức năng – Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất một nhóm các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này có thể được áp dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Khuynh hướng tiếp cận một sản phẩm thường dẫn đến việc phát triển chuyên sâu cho một sản phẩm tương ứng với mức chi phí bắt buộc. Cách tiếp cận theo hướng chức năng tạo ra việc phát triển chuyên môn cho những chức năng đặc biệt của sản phẩm thay vì phát triển cho một sản phẩm được đưa ra. Các công ty cần quyết định phương pháp tiếp cận nào và kết hợp những gì từ hai phương pháp này để mang lại cho chính công ty khả năng, kiến thức cần có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tương tự, đối với các nhà kho cũng được xây nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có 3 phương pháp tiếp cận chính sử dụng trong nhà kho:
• Đơn vị tồn trữ – SKU (Stock Keeping Unit) – Theo phương pháp truyền thống này, tất cả sản phẩm cùng loại được tồn trữ cùng với nhau. Đây là cách hiệu quả và dễ thực hiện tồn trữ sản phẩm.
• Tồn trữ theo lô – Theo phương pháp này, tất cả các sản phẩm có liên quan đến nhu cầu của một loại khách hàng nào đó hay liên quan đến một công việc được tồn trữ chung với nhau. Điều này cho phép lựa chọn và đóng gói có hiệu quả nhưng đòi hỏi nhiều không gian tồn trữ hơn so với phương pháp tồn trữ truyền thống SKU.
• Cross-docking – Phương pháp này của tập đoàn siêu thị Wal-Mart đưa ra nhằm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Theo phương pháp này, sản phẩm không được xếp vào kho của bộ phận. Thay vì bộ phận đó được sử dụng để dự trữ một sản phẩm thì xe tải từ nhà cung cấp đến bốc dỡ số lượng lớn nhiều sản phẩm khác nhau. Những lô hàng lớn này được phân thành những lô hàng nhỏ hơn. Các lô hàng nhỏ hơn có nhiều sản phẩm khác nhau này được kết hợp lại theo nhu cầu hằng ngày và được bốc lên xe tải đưa đến khách hàng cuối cùng.
3.2 Tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng.
Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được.
Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho:
• Tồn kho chu kỳ – đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa giai đoạn mua sản phẩm. Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng lớn để đạt được kinh tế nhờ qui mô. Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn trữ tăng lên. Chi phí tồn trữ xác định trên chi phí lưu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho.
• Tồn kho an toàn – là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất trắc. Nếu dự báo nhu cầu được thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần thiết ở mức tồn kho định kỳ. Mỗi lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc không chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so với dự báo.
• Tồn kho theo mùa – đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo. Tồn kho sẽ tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lần trong năm. Một lựa chọn khác với tồn trữ theo mùa là hướng đến đầu tư khu vực sản xuất linh hoạt có thể nhanh chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng. Trong trường hợp này, vấn đề cần chính là sự đánh đổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa và chi phí để có được khu vực sản xuất linh hoạt.
3.3 Địa điểm
Địa điểm hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi cung ứng.Sựlựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả.Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả và tính kinh tế nhờ qui mô.Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.
Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lý cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹ năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và gần với nhà cung cấp hay người tiêu dùng.
Quyết định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động của chuỗi cung ứng.Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của một công ty về việc xây dựng và phân phối sản phẩm đến thị trường.Khi định được địa điểm, số lượng và kích cỡ thì chúng ta xác định được số lượng kênh phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
3.4 Vận tải
Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. Phương thức vận tải nhanh nhất là máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất. Phương thức vận tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng không kịp thời. Chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên quyết định chọn lựa ở đây là rất quan trọng.
Có 6 phương thức vận tải mà công ty có thể lựa chọn:
• Tàu thủy: rất có hiệu quả về chi phí nhưng là hình thức vận chuyển chậm nhất. Nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại như sông, biển, kênh đào. . .
• Xe lửa: cũng rất có hiệu quả về chi phí nhưng chậm. Nó cũng giới hạn sử dụng giữa những nơi có lưu thông xe lửa.
• Xe tải: là hình thức vận chuyển tương đối nhanh và rất linh hoạt. Xe tải hầu như có thể đến mọi nơi. Chi phí của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệu biến động và đường xá thay đổi.
• Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời. Đây cũng là hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi công suất vận chuyển.
• Đường ống dẫn: rất có hiệu quả nhưng bị giới hạn với những mặt hàng là chất lỏng hay khí như nước, dầu và khí thiên nhiên.
• Vận chuyển điện tử: đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và có hiệu quả về chi phí. Hình thức này chỉ được sử dụng để vận chuyển loại sản phẩm như năng lượng điện, dữ liệu và các sản phẩm được tạo từ dữ liệu như hình ảnh, nhạc, văn bản.
Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thị trường với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗi cung ứng.Lộ trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua.
Mạng lưới phân phối là sự phối hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó. Theo nguyên tắc chung, giá trị của sản phẩm càng cao (như là linh kiện điện tử, dược phẩm) thì mạng lưới phân phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính đáp ứng. Giá trị sản phẩm càng thấp như sản phẩm có số lượng lớn như nông sản, rác thải..)thì mạng lưới phân phối càng nhiều sẽ làm nổi bật tính hiệu quả.
3.5 Thông tin
Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng. Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối với các hoạt động của riêng họ. Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng. Đó là cách mà thị trường chứng khoán hay các thị trường tự do khác thực hiện và chuỗi cung ứng mang tính năng động giống như đối với thị trường.
• Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năng của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải. Các công ty trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung – cầu sản phẩm để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ.
• Dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng ngày. Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra quyết định chiến lược có nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút lui khỏi thị trường đang tồn tại.
Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả liên quan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lại cũng như chi phí có được thông tin đó. Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thông tin có thể là rất cao.
Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời và tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty khác và bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình. Các công ty chia sẻ thông tin càng nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trình sản xuất thì mỗi công ty càng đáp ứng kịp thời hơn. Nhưng việc công khai này lại liên quan đến việc tiếc lộ thông tin công ty có thể sử dụng chống lại các đối thủ cạnh trạnh.Chi phí tiềm ẩn này cộng thêm tính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệt hại đến lợi nhuận của công ty.(Nguồn: quantri.vn)

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh doanh thương mại đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng […]
Bình chọn Chiến lược chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh doanh thương mại đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Chiến lược chuỗi cung ứng của các doanh […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh doanh thương mại Xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nam Sơn cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]