x
Trang chủ » Các yếu tố cơ bản của logistics

Các yếu tố cơ bản của logistics

Bình chọn

Các yếu tố cơ bản của logistics

Logistics là hệ thống các hoạt động từ cung ứng nguyên vật liệu đến phân phối sản phẩm cuối cùng. Như vậy, để tạo thành hệ thống logistics, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này không thể hoạt động độc lập, mà phải có sự kết hợp hài hòa để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Tương tự, mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể tồn tại riêng lẻ, mà phải có các mối liên kết như hệ thống giao nhận vận tải, kho bãi, nhà xưởng, … Do đó, nhìn chung chuỗi logistics được cấu thành từ những yếu tố cơ bản sau: vận tải, marketing, phân phối, quản trị, các yếu tố khác. (Nguyễn Như Tiến, 2006)

1. Yếu tố vận tải

Tỉ lệ chi phí trong logistics
Tỉ lệ chi phí trong logistics

Theo biểu đồ 1.1, chi phí vận tải chiếm tới 29,4% trong tổng cơ cấu chi phí logistics. Giảm chi phí vận tải là cách hữu hiệu để giảm chi phí logistics. Việc vận tải giao nhận giúp đảm bảo thời gian cung ứng nguyên vật liệu, giao hàng cho đối tác kịp thời, từ đó giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm để làm giảm chi phí logistics nói chung. Vận tải và giao nhận là yếu tố rất cần và không thể thiếu được trong logistics, yêu cầu này xuất phát từ xu hướng chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội.

Giá nhiên liệu tăng cũng đe dọa nghiêm trọng tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận vì giá nhiên liệu tăng sẽ dẫn tới phí vận tải tăng điều này hiển nhiên sẽ tác động mạnh tới giá cả hàng hóa trên thị trường. Trong sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp khó có thể tự mình thỏa mãn nhu cầu về giao nhận, trên thực tế, nhu cầu này phổ biến do người vận tải giao nhận đáp ứng. Người cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận hoạt động hoàn toàn độc lập đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu vào doanh nghiệp hay thành phẩm ra khỏi doanh nghiệp. Người kinh doanh vận tải giao nhận hoạt động hoàn toàn độc lập cho nên cũng độc lập trong việc thu lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ logistics theo yêu cầu của khách hàng. Người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chuyên cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp được gọi là nhà trung gian logistics chuyên nghiệp.

Vận tải giao nhận có thể ảnh hưởng lớn đến vị trí của doanh nghiệp trong phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng lựa chọn. Nếu doanh nghiệp có một kênh phân phối với chi phí thấp, đảm bảo thời gian và tiến độ công việc, các kênh logistics hiệu quả thì lựa chọn vị trí của doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường mà doanh nghiệp đang phục vụ. Qua phân tích trên đây, chúng ta có thể nói vận tải giao nhận là yếu tố cơ bản của logistics và là bộ phận có vai trò quan trọng trong hoạt động của chuỗi logistics.

2. Yếu tố Marketing

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA, Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức (Trần Minh Đạo, 2012)

Mối liên hệ giữa marketing 7P và dịch vụ vận tải, logistics
Mối liên hệ giữa marketing 7P và dịch vụ vận tải, logistics

Marketing cũng là một yếu tố cơ bản của logistics. Như đã đề cập ở khái niệm logistics ở trên, thì tất cả các hoạt động của hoạt động logistics đều tập trung vào khách hàng. Sơ đồ 1.2 thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa chuỗi logistics và Marketing 7P. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, logtistics gắn liền với yếu tố “phân phối” (place) của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo hàng hóa được phân phối đúng nơi, đúng thời điểm và tối ưu chi phí và giao hàng trong điều kiện tốt. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, nhà quản trị doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược Marketing 7P cho hoạt động kinh doanh của mình.

3. Yếu tố phân phối

Phân phối là một yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong chuỗi dây chuyền logistics. “Phân phối” là một khái niệm phản ánh sự di chuyển hàng hóa của một doanh nghiệp. Nó bao gồm sự di chuyển của hàng hóa giữa các phương tiện khác nhau, qua biên giới của một hay nhiều nước, qua nhiều địa điểm khác nhau, trong đó sự phối hợp các hoạt động và các chức năng khác nhau được nhấn mạnh nhằm mục đích loại bỏ các gián đoạn trong hành trình liên tục của hàng hóa từ giai đoạn sản xuất đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. (Nguyễn Như Tiến, 2006).

Quản lý chuỗi trong kế hoạch phân phối
Quản lý chuỗi trong kế hoạch phân phối

Quá trình phân phối và hoạt động logistics có liên hệ mật thiết với nhau. Nếu

thiếu một kế hoạch khoa học và sự quản lý chặt chẽ thì toàn bộ quá trình chu chuyển dòng vật chất sẽ không thực hiện được, hoặc thực hiện sẽ rất phức tạp, khó khăn. Các kênh phân phối thường đề cao vai trò của vị trí nhà xưởng, nơi sản xuất hay kho hàng… Một doanh nghiệp nên chọn vị trí gần nguồn nguyên liệu hoặc nơi có đường giao thông thuận lợi. Ngược với khả năng sẵn sàng vận chuyển nguyên liệu tới doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng có thể chọn vị trí cùa mình gần thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp cần phải liên kết chặt chẽ vấn đề địa điểm với vấn đề thời gian để hàng hoa đáp ứng được tính kịp thời (just in time – JIT).

4. Quản trị

Quản trị là yếu tố cơ bản thứ tư của logistics. Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc vận chuyển, dự trữ hàng hóa và những thông tin liên quan từ điểm đầu đến điểm cuối cùng. Vấn đề quản trị logistics được thực hiện thông qua hoạt động của các nhà quản trị logistics.

Ngoài 4 yếu tố cơ bản như trên, để tạo thành hệ thống logistics, còn có các yếu tố khác như: kho bãi nhà xưởng, phụ tùng thay thế và sửa chữa, tài liệu kỹ thuật, thiết bị kiểm tra và hỗ trợ, nhân lực và đào tạo nhân lực.

Tóm lại, logistics và quản trị logistics hiện nay được coi là chìa khóa giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp bởi vì nó liên quan tới hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, quá trình sản xuất ra sản phẩm và việc phân phối thành phẩm kể cả các công việc sau bán. Nhận thức được vai trò quan trọng của logistics trong sản xuất cũng như kinh doanh, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển đã bỏ ra khoản chi phí rất lớn cho dịch vụ này. Chi phí logistics của Nhật Bản chiếm tới 8,4% GDP. (Nguyễn Như Tiến, 2006).

Xem thêm: Khái niệm và vai trò về logistics 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Các yếu tố cơ bản của logistics

Bình chọn Nội dung chínhCác yếu tố cơ bản của logistics1. Yếu tố vận tải2. Yếu tố Marketing3. Yếu tố phân phối4. Quản trị Các yếu tố cơ bản của logistics Logistics là hệ thống các hoạt động từ cung ứng nguyên vật liệu đến phân phối sản phẩm cuối cùng. Như vậy, để tạo […]

Khái niệm và vai trò về logistics

Bình chọn Khái niệm và vai trò về logistics ra sao? Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? Nội dung chính1. Khái niệm về logistics2. Vai trò của logistics2.1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế2.2. Vai trò của logistics […]

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp

Bình chọn Nội dung chínhLợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?1. Tạo giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp2. Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp3. Chiếm hữu tri […]

Phân loại M&A doanh nghiệp

Bình chọn Nội dung chínhPhân loại M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?1. Theo quan hệ sản xuất kinh doanh2. Phân loại M&A theo thiện chí của các bên Phân loại M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng […]

Khái niệm M&A doanh nghiệp

Bình chọn Khái niệm M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? M&A là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Merger and Acquisition”, được hiểu là mua lại và sáp nhập hay còn gọi là hợp […]

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) trong ngành logistics trên thị trường thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

Bình chọn Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất […]

Khái quát chung về xuất khẩu

Bình chọn Khái niệm về xuất khẩu, Các hình thức cơ bản của xuất khẩu và Vai trò của xuất khẩu? Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? Nội dung chính1. Khái niệm về xuất khẩu2. Các hình thức cơ bản của xuất […]

Bài viết liên quan
Khái niệm và vai trò về logistics

Bình chọn Khái niệm và vai trò về logistics ra sao? Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? Nội dung chính1. Khái niệm về logistics2. Vai trò của logistics2.1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế2.2. Vai trò của logistics […]

Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp

Bình chọn Nội dung chínhLợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?1. Tạo giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp2. Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp3. Chiếm hữu tri […]

Phân loại M&A doanh nghiệp

Bình chọn Nội dung chínhPhân loại M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?1. Theo quan hệ sản xuất kinh doanh2. Phân loại M&A theo thiện chí của các bên Phân loại M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng […]

Khái niệm M&A doanh nghiệp

Bình chọn Khái niệm M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? M&A là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Merger and Acquisition”, được hiểu là mua lại và sáp nhập hay còn gọi là hợp […]

Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

Bình chọn Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất […]

Khái quát chung về xuất khẩu

Bình chọn Khái niệm về xuất khẩu, Các hình thức cơ bản của xuất khẩu và Vai trò của xuất khẩu? Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? Nội dung chính1. Khái niệm về xuất khẩu2. Các hình thức cơ bản của xuất […]

Các học thuyết về nhu cầu

Bình chọn Nội dung chínhCác học thuyết về nhu cầu? Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow2. Thuyết ERG của Clayton Alderfer3. Frederick Herzberg với “2 faction theory” (Thuyết 2 nhân tố – 1959)4. Thuyết […]

Ý nghĩa và lợi ích của phát triển du lịch bền vững

Bình chọn Ý nghĩa và lợi ích của phát triển du lịch bền vững ra sao? Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên? Trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp, nếu có khó khăn và cần sự hỗ trợ liên lạc […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status