x
Trang chủ » Các yếu tố chi phối hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi số

Các yếu tố chi phối hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi số

Bình chọn

Các yếu tố chi phối hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các yếu tố chi phối hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

an toàn thực phẩm tươi sống

1. Yếu tố về kiến thức và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng thực phẩm tươi sống

Được coi là bên yếu thế trong quan hệ tiêu dùng, NTD là chủ thể cần được bảo vệ bởi các quy định pháp luật đặc thù. Song, chính NTD với kiến thức, kỹ năng, ý thức của mình lại có sự ảnh hưởng không nhỏ với việc bảo vệ quyền lợi của mình. Trước hết,
NTD cần có kiến thức và kỹ năng tiêu dùng, trong đó có kiến thức về đặc tính của từng loại TPTS để bảo quản, chế biến và sử dụng một cách an toàn; kỹ năng lựa chọn TPTS tươi, ngon, màu sắc tự nhiên bằng cảm quan; lựa chọn địa điểm bán hàng có uy tín, chất lượng; lựa chọn các sản phẩm có tem nhãn, địa chỉ rõ ràng. Nhiều trường hợp, chính việc bảo quản, chế biến không đúng cách đã dẫn đến TPTS bị biến chất và nguy hiểm cho sức khỏe của NTD24.
Ngoài ra, NTD còn phải có kiến thức đầy đủ về thông tin hàng hóa, khả năng đọc các thông số kỹ thuật in trên bao bì, kỹ năng trong việc phân biệt hàng nhái, hàng giả. Chính kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sẽ giúp NTD tự bảo vệ mình và trở thành NTD thông thái .
Bên cạnh đó, “thói quen tiêu dùng “ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành một quan hệ tiêu dùng văn minh, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng TPTS. Thói quen tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi các quan niệm, lối sống của cộng đồng hình thành từ lâu đời. Đối với NTD VN, thường có thói quen tiêu dùng TPTS được giết mổ tươi sống, không thích tiêu dùng TPTS giết mổ sẵn đã được bảo quản bằng cấp đông. NTD thường thích sự tiện lợi khi mua TPTS tiêu dùng hàng ngày25. Do đó, họ thường có tâm lý mua hàng hóa ở những điểm bán lẻ, chợ nhỏ lẻ mà không thích mua sắm tại siêu thị hoặc các trung tâm thương mại. TPTS là động vật có nguồn gốc hoang dã, không có kiểm dịch; các TPTS được cho là có công dụng tốt cho sức khỏe cũng thường được NTD tìm mua với giá cao. NTD VN cũng có sở thích ăn các món ăn sống hoặc tái như: gỏi, nem, mắm tôm, tiết canh, rau sống.

Xem thêm: Cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống

2. Yếu tố về điều kiện kinh tế & xã hội và kỹ thuật, công nghệ

Đât được coi là một yếu tố thuộc về nền tảng vật chất – kỹ thuật cho việc thực thi pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống. Trước hết, điều kiện về kinh tế – xã hội sẽ quyết định đến năng lực sản xuất và cung cấp TPTS an toàn cho thị trường. Nếu điều kiện kinh tế yếu kém thì khó có được cơ sở kỹ thuật và trình độ khoa học công nghệ tốt cho việc xử lý, kiểm soát các nguy cơ mất an toàn từ TPTS. Ngoài
ra, điều kiện kinh tế – xã hội yếu kém cũng là nguyên nhân của hành vi tiêu dùng thiếu văn minh. Bởi lẽ, NTD không có cơ hội để có nguồn TPTS an toàn; không có đủ năng lực tài chính để tiêu dùng TPTS an toàn; không có đủ điều kiện cần thiết để nhận dạng TPTS an toàn26. Hiện nay, do điều kiện kinh tế – xã hội và trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ của VN còn hạn chế, hoạt động SX&KD TPTS quy mô nhỏ, lẻ đã dẫn đến hạn chế khả năng cung cấp TPTS chất lượng tốt. Do đó, có thể khẳng định, thực thi pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống thì phải đặt trong điều kiện thực tiễn của xã hội, khả năng kiểm soát ATTP, tránh việc thiếu khả thi, thậm chí vô hiệu hóa của các quy định pháp luật.

3. Yếu tố về nhận thức pháp lý của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

Có thể khẳng định, nguy cơ mất ATTP vẫn luôn tồn tại nếu ý thức, hành vi của các chủ thể kinh doanh các sản phẩm TPTS không được cải thiện. Bởi lẽ, dù các chủ thể quản lý có nỗ lực trong hoạt động kiểm soát ATTP cũng không thể bao phủ và bảo đảm tất cả TPTS trên thị trường ở mọi thời điểm đều an toàn27. NTD cũng không thể có đầy đủ các thông tin hoặc yêu cầu kiểm định từng TPTS tiêu dùng hàng ngày, mà họ chỉ có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất với những thông tin đã được công bố về TPTS. Vì vậy, ý thức của CS kinh doanh TPTS là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và ATTP. Do đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, chế biến, cung ứng TPTS an toàn của người quản lý, SX&KD sẽ góp phần thúc đẩy quyền của NTD được bảo vệ.

4. Yếu tố về năng lực của chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tươi sống.

Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giám sát, phòng ngừa, cảnh báo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP. Bên cạnh ý thức của nhà SX&KD TPTS thì việc thực hiện tốt các hoạt động QLNN sẽ góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm; bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, trật tự, cạnh tranh một cách lành mạnh. Việc phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm sẽ hạn chế những tác
động tiêu cực của TPTS mất an toàn với NTD, qua đó quyền lợi của NTD được bảo vệ. Trong điều kiện hiện nay ở VN, tăng cường năng lực của các chủ thể QLNN về ATTP là công việc cần thiết

5. Yếu tố về hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và NTD trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tươi sống

Từ khi LBVNTD 2010 ra đời thay thế cho pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD số 13/1999/ PL-UBTVQH10 đã hơn 10 năm từ năm 2010 đến 2022 trong việc thực thi trách nhiệm của mình vì lợi ích chung của NTD. Trong quá trình thực hiện, các ưu điểm, nhược điểm đã dần bộc lộ và việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân trong lĩnh vực kinh doanh TPTS bằng Toà án vẫn còn một số hạn chế nhất định cần hoàn thiện để đáp ứng với xu thế xã hội hiện đại thời 4.0. Bảo vệ quyền và lợi ích của NTD là trách nhiệm của toàn dân bao gồm cả nhà nước.
Hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật ra đời tạo thành một lá chắn nhằm bảo vệ NTD cụ thể như: Hiến pháp 2013 chương II quy định về quyền con người mà quyền lợi của người tiêu dùng không thể tách ra khỏi quyền con người, Luật Chất lượng sản phẩm 2007, Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực 1/7/2019, Luật An toàn thực phẩm 2010, BLTTDS 2015 và LBVNTD 2010 làm trọng tâm của việc bảo vệ NTD, cùng với các nghị định hướng dẫn với mục đích chính bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng, và giải quyết các mâu thuẫn xảy ra. Trong trong lĩnh vực kinh doanh TPTS, nếu xảy ra các tranh chấp ngoài việc áp dụng LBVNTD 2010 còn phải áp dụng BLTTDS 2015 khi yêu cầu Toà án có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên hai nguồn lực trên có thể chưa bao quát hết mọi vấn đề và trong thời gian dài áp dụng có những điều cố hủ, bất cập phát sinh do nhu cầu của xã hội ngày càng cao, hành vi xâm phạm ngày một tinh vi hơn, nhiều thủ đoạn phát sinh. Pháp luật cũng khó có thể xử lý hết, việc thiếu quy định, các quy định chồng chéo, việc thực thi kém hiệu qủa cũng không thể đáp ứng đầy đủ do nhiều vấn đề bất cập phát sinh. Các biện pháp chế tài chưa đủ sức mạnh để răn đe dẫn đến việc bảo vệ NTD không thể phát huy hết vai trò, và việc GQTC giữa NTD với cá nhân tổ chức kinh doanh TPTS không mang lại kết quả như mong đợi. Quyền của
NTD trong lĩnh vực kinh doanh TPTS vẫn tiếp tục bị xâm phạm một cách nghiêm trọng họ phải gánh chịu những rủi ro, những điều bất cân xứng không đáng có28.
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều quy định liên quan đến bảo vệ và giải quyết tranh chấp cho NTD trong lĩnh vực kinh doanh TPTS bằng Toà án, nhưng tính thực thi chưa cao. Thực tế trên đòi hỏi sự cần thiết, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tiêu dùng, bảo vệ được NTD và giải quyết tranh chấp tốt các loại tranh chấp trong tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh TPTS cũng có nghĩa giúp cho xã hội có một môi trường an toàn, lành mạnh, và kinh tế của xã hội sẽ phát triển. Yếu tố con người được sống trong một môi trường an toàn, an lành là điều quan trọng nhất trong việc thành bại của một quốc gia.

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Phân loại tài trợ thương mại quốc tế

Bình chọn Phân loại tài trợ thương mại quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại tài trợ thương mại quốc tế . Nếu […]

Cơ sở lý luận tài trợ Thương mại Quốc tế

Bình chọn Cơ sở lý luận tài trợ Thương mại Quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm, Đặc điểm và vai trò […]

Luận văn Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại

Bình chọn Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan […]

100 + đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế hay nhất

Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]

Cơ sở lý luận kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

Bình chọn Cơ sở lý luận kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm kiểm toán nội […]

Luận văn Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]

Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ

Bình chọn Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Marketing điện tử, Quản trị Chuỗi […]

Bài viết liên quan
Cơ sở lý luận Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015

Bình chọn Cơ sở lý luận Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn […]

Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC

Bình chọn Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn […]

Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế cho các bạn học viên đang làm […]

Cơ sở lý luận về tranh chấp nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch

Bình chọn Cơ sở lý luận về tranh chấp nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm tranh chấp […]

Cơ sở lý luận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

Bình chọn Cơ sở lý luận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quyền sở hữu […]

Cơ sở lý luận về nhãn hiệu

Bình chọn Cơ sở lý luận về nhãn hiệu giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về nhẫn hiệu, phân loại nhãn hiệu, điều kiện […]

Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Những yếu tố cơ bản tác động đến Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Bình chọn Những yếu tố cơ bản tác động đến Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status