Các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.
==> Dịch Vụ Viết thuê luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2025
Nội dung chính
1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (NPLR)
Theo định nghĩa của IMF (2019) về nợ xấu: “Nợ xấu là bất kỳ các khoản vay có lãi và gốc quá hạn thanh toán quá 90 ngày trở lên quá 90 ngày đối khoản vay đã được tái cấp vốn, gia hạn nợ theo thỏa thuận ”. Chỉ tiêu này cho biết nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán( nợ xấu nội bảng) bao gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 và là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 được quy định theo thông tư số 31/2024/TT-NHNN ngày 30/06/2024 của NHNN Việt Nam về Quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của NHTM, TCTD phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là từ 181 đến 360 ngày và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Tỷ lệ nợ xấu luôn là chỉ tiêu luôn được chú trọng hầu hết tại các NHTM, bởi nó phản ảnh chất lượng tín dụng, đo lường mức độ rủi ro vỡ nợ tín dụng mà ngân hàng phải chịu đựng, đo lường hiệu quả của một ngân hàng trong việc nhận trả nợ cho vay và chất lượng các khoản vay. Đây được coi là một chỉ số hàng đầu có ý nghĩa thống kê về mất khả năng thanh toán (Lanine & Vennet, 2006). Khi tỷ lệ nợ xấu càng tăng thì nguy cơ rủi ro càng cao, ngược lại tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ ngân hàng kiểm soát được nợ và kinh doanh hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Boudriga và các cộng sự (2010) đã phân tích rằng nợ xấu là một chỉ số quan trọng để giải thích hiệu suất ngân hàng, thất bại và khủng hoảng. Mức nợ xấu cao sẽ làm tăng mức độ rủi ro vỡ nợ của ngân hàng. Theo tác giả Kwambai & Wandera (2013) về báo cáo tài chính của các ngân hàng ở Kenya từ năm 2007 đến 2012, cũng cho thấy các khoản nợ xấu có liên quan đến việc chia sẻ thông tin tín dụng và nhận thấy rằng khi nợ xấu ở mức cao, dự phòng tài sản sẽ không đủ cao để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro vỡ nợ.
Theo Bhattarai, Y. R (2016), tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng và được đánh giá là chỉ số quản lý RRCV. Đặc biệt, nợ xấu chỉ cách quản lý RRCV của chính ngân hàng họ vì nó xác định tỷ lệ tổn thất cho vay liên quan đến tổng số tiền cho vay. Tỷ lệ nợ xấu đã được sử dụng làm tỷ lệ vỡ nợ trên tổng nợ vay và ứng trước. Theo Gizaw, Kebede và Selvaraj (2015), khẳng định tỷ lệ nợ xấu là chỉ số chính đo RRCV của các NHTM và cho thấy tác động tiêu cực lớn đến khả năng sinh lời khi được đo bằng ROA, vì nó đo lường tỷ lệ vỡ nợ.
2. Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay (LLR)
Theo Nghị định số 86/2024/NĐ-CP ngày 11/07/2024 của Chính phủ quy định như sau: “ Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Dự phòng tổn thất cho vay được tính dựa trên dư nợ gốc của người đi vay và được chia thành hai loại: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là số tiền dự phòng mà ngân hàng trích lập cho từng khoản nợ cụ thể khi xảy ra tổn thất theo một tỷ lệ cụ thể, bao gồm nợ nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và 100% cho nhóm 5.
Theo Nghị định số 86/2024/NĐ-CP ngày 11/07/2024 của Chính phủ, số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:
R = (A – C) x r
Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Trường hợp giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) lớn hơn số dư nợ gốc của khoản nợ (A), khoản nợ không phải trích lập dự phòng cụ thể.
Đối với dự phòng chung, ngân hàng sử dụng để trích lập dự phòng cho các khoản RRTD chưa được xác định trong danh mục cho vay khi lập dự phòng cụ thể. Tuy nhiên, mức dự phòng chung chỉ được áp dụng ở mức 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Các ngân hàng thường sẽ xây dựng dự phòng cao hơn khi dự đoán mức độ tổn thất vốn cao nhằm giảm bớt biến động trong thu nhập của ngân hàng.
Tỉ lệ dự phòng tổn thất cho vay là một yếu tố được sử dụng để đánh giá quản trị RRCV của ngân hàng. Khi tỷ số này tăng tương ứng sẽ tăng chi phí nên làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn (RSS)
Theo Phan Thị Cúc (2009), tình trạng nợ quá hạn xuất hiện khi khách hàng không thể thanh toán đầy đủ hoặc một phần khoản vay đến hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn và đồng thời báo hiệu nguy cơ RRCV đối với NHTM. Mặc dù nợ quá hạn là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng, việc vượt quá mức quy định sẽ dẫn đến suy giảm khả năng chi trả của NHTM.
Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, tỷ lệ quá hạn được xác định như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn *100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ số phản ánh hiệu quả thu hồi nợ gốc và lãi của ngân hàng. Nợ quá hạn được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm giữa số dư nợ quá hạn và tổng dư nợ gốc, là thước đo quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện hiệu quả tín dụng thấp, trong khi tỷ lệ thấp phản ánh chất lượng tín dụng tốt.
Nợ quá hạn được chia làm 5 nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5, cụ thể như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Với nhóm nợ này thì ngân hàng có thể thu hồi được cả gốc lẫn lãi như trên HĐTD. Nhưng khoản nợ này có thể đã quá hạn thanh toán dưới 10 ngày nhưng vẫn được đánh giá có thể thu hồi gốc và lãi hay lãi phạt quá hạn đúng ngày.
Nhóm 2 (Nợ cần được chú ý): Với nhóm nợ này thì khách hàng đã quá hạn thanh toán gốc lãi từ 10 đến 90 ngày hoặc khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ nhất.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Với nhóm nợ này thì khách hàng đã quá hạn thanh toán gốc lãi từ 91 đến 180 ngày hoặc, nợ gia hạn lần thứ nhất. Với khoản nợ này thì ngân hàng có thể miễn giảm lãi cho khách hàng do không đủ khả năng chi trả lãi theo thỏa thuận ban đầu trên HĐTD.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Với nhóm nợ này thì khách hàng đã quá hạn thanh toán gốc lãi từ 181 đến 360 ngày. Nợ cơ cấu lần thứ nhất dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ nhất và tiến hành cơ cấu lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất gốc): Với nhóm nợ này thì khách hàng đã quá hạn thanh toán gốc lãi trên 360 ngày, nhóm nợ này thì các khoản cơ cấu lần thứ nhất và lần thứ hai không thể thanh toán được gốc lãi cho ngân hàng.
XEM THÊM: Cơ sở lý thuyết về rủi ro cho vay Ngân hàng thương mại

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]