x
Trang chủ » Báo cáo thực tập Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội

Báo cáo thực tập Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội

Bình chọn

Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất.

Báo cáo thực tập Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội
Báo cáo thực tập Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội

 

 Dịch vụ viết thuê báo cáo tốt nghiệp

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì việc hoàn thiện các quy định về BLDS mang yếu tố then chốt bởi lẽ đây chính là hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mỗi một quốc gia. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ ra rằng: …Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vấn đề hoàn thiện văn bản pháp luật dân sự nói chung thì cần hoàn thiện nhiều vấn đề trong đó vấn đề liên quan đến thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng trở nên rất quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn hội nhập và phát triển. 
Có thể nói rằng vấn đề về phân chia thừa kế theo pháp luật và giải quyết các vấn đề tranh chấp về thừa kế theo pháp luật là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Trong đó, đối với vấn đề có liên quan đến di sản thừa kế theo phaspluaajt là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối với vấn đề này đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta và có sự điều chỉnh từ những bộ luật thành văn từ xa xưa nhất. Việc điều chỉnh về vấn đề về phân chia thừa kế theo pháp luật để mục đích cuối cùng là giải quyết vấn đề về tranh chấp thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mà đích cuối của quả trình giải quyết tranh chấp chính là xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng di sản thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phân chia thừa kế theo pháp luật – yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc giải quyết các án kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây dụng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng Vì vậy, vấn đề di sản thừa kế và xác định di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Hiện nay, với những điều chỉnh quan trọng theo các quy định mới của BLDS 2015 ở nước ta thì các văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định nhiều điều khoản về di sản thừa kế hoặc có liên quan đến việc phân chia thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan trong mối quan hệ về thừa kế nói chung và các vấn đề có liên quan đến tài sản nói riêng, góp phần làm ổn định đời sống trong xã hội hiện nay.
Giải quyết vấn đề có liên quan đến phân chia thừa kế theo pháp luật là một hoạt động rất nhạy cảm vì nó liên quan đến đối tượng là con người và mối quan hệ giữa con người với con người có liên quan đến mặt pháp lý, lý luận và thực tiễn có đối tượng là tài sản của các chủ thể, vì thế giải quyết vấn đề này phải đáp ứng với yêu cầu của pháp lý cũng như đạo đức là điều quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội” là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về phân chia thừa kế theo pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở nước ta, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế nói riêng và hệ thống pháp luật dân sự nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về di sản thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài có 03 chương:
– Chương 1: Những vấn dề lý luận chung về phân chia thừa kế theo pháp luật 
– Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật, những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị trong việc giải quyết tranh chấp về phân chia thừa kế theo pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1.1. Lý luận chung

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo Điều 650 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
…..

1.2. Nội dung phân chia thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là căn cứ để chia di sản thừa kế. Trường hợp người có tài sản thừa kế mất mà không để lại di chúc thì áp dụng chia thừa kế theo pháp luật Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015  và căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 là các căn cứ nhằm phát sinh để phân chia di sản thừa kế. Việc trong trường hợp này, việc cá nhân sở hữu di sản chết không để lại di chúc thể hiện ý chí của mình thì căn cứ phát sinh hoạt động chia di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. 
Theo Điều 650 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó: Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Việc phân chia di sản là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm khi có di chúc hoặc không có di chúc của người thân trong gia đình để lại. Xã hội phát triển kéo theo nhiều nhu cầu của người dân đòi hỏi pháp luật ngày càng phải hoàn thiện. Bên cạnh việc quy định một cách rõ ràng, chi tiết căn cứ để phân chia DSTK theo các quy định của pháp luật thì việc hoàn thiện nó là điều vô cùng quan trọng. Việc phân chia di sản theo pháp luật sẽ phát sinh khi có căn cứ đấy là trường hợp thừa kế theo pháp luật và người được hưởng di sản tiến hành một số thủ tục phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp người thừa kế hoặc đồng thừa kế không thỏa thuận với nhau hoặc xảy ra tranh chấp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này là Tòa án nhân dân sẽ căn cứ theo thẩm quyền được quy định tại bộ luật tố tụng dân sự 2015 tiến hành phân chia di sản thừa kế theo pháp luật nói chung nhằm giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật. 
* Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Đối với hoạt động phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thì tuân thủ một số nguyên tắc. Các mguyên tắc pháp luật thừa kế theo pháp luật là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thừa kế theo pháp luật. Thông qua đó góp phần phản ánh bản chất cũng như đặc trưng cơ bản của pháp luật về chia thừa kế theo pháp luật ở nước ta.Vì vậy, từ khi hình thành đến nay, những nguyên tắc pháp luật thừa kế theo pháp luật ở nước ta có sự thay đổi phù hợp với bản chất của nhà nước ở từng giai đoạn lịch sử. Cụ thể là:
* Ưu tiên chia cho những người ở hàng thừa kế trước
Theo pháp luật hiện hành, những người thừa kế theo pháp luật được quy định thành từng hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 . Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được coi là những người có quan hệ gần gũi nhất đối với người chết tiếp đến là hàng thứ hai và thứ ba. Pháp luật ưu tiên chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất trước và quy định tại khoản 3, điều 651 BLDS 2015). Đây là nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể được ghi nhận tại Hiến pháp 2013 khoản 2 Điều 32 . Đây là một nội dung quan trọng đánh dấu sự phát triển mới và là bản chất ưu việt của pháp luật thừa kế ở nước ta trong quá trình đảm bảo quyền con người nói chung trong giai đoạn hiện nay.
* Chia đều bằng nhau cho những người thừa kế cùng hàng
Theo nguyên tắc này, những người cùng hàng thừa kế nhận được một phần di sản bằng nhau. Vì vậy, nếu có người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản chưa sinh ra vào thời điểm phân chia di sản, thì phải dành lại một phần bằng phần của người thừa kế khác để khi sinh ra thai hưởng; nếu sinh ra một thời gian đứa trẻ bị chết, thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế của chính đứa trẻ đó. Nếu thai nhi chết trước khi sinh ra, thì phần di sản đó được chia tiếp cho những người thừa kế khác. Trường hợp sinh đôi trở lên thì vịêc thừa kế có thể phải chia lại theo quy định của pháp lụât để bảo đảm nguyên tắc hưởng di sản bằng khoa học hiện đại ngày nay, việc chuẩn đoán vịêc xác định một hay nhiều thai nhi không còn gặp nhiều khó khăn như trước đây nữa, trừ trường hợp khi người để lại di sản chết, thai nhi còn quá nhỏ chưa xác định được. Đây cũng chính là nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kế được pháp luật nước ta, đồng thời cũng là sự cụ thể hóa của nguyên tắc cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013 mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và khoản 1 Điều 3 BLDS: mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 
Từ sự quy định mang tính khái quát đó, nên trong chế định riêng về thừa kế theo pháp luật thì chia đều phần di sản thừa kế cho những người thừa kế cùng hàng, kể cả người đó là con trai hay con gái, đã sinh hoặc đang mang thai…đều có quyền hưởng di sản thừa kế ngang nhau nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Tóm lại, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế di sản thừa kế, là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Nó không những phản ánh chế độ chính trị nói chung mà điều quan trọng là nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực về thừa kế pháp luật nói chung, tạo được sự đoàn kết tốt giữa các thành viên trong gia đình, góp phần xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.
* Phân chia di sản phải ưu tiên cho một số thành viên trong gia đình
Về nguyên tắc, trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật  có hiệu lực thì những người thừa kế sẽ được hưởng đúng phần đã được chia, sự định đoạt này được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp, đối với việc chia di sản thừa kế theo di chúc thì người lập di chúc không cho hoặc cho ít hơn so với quy định của pháp luật đối với những đối tương là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động hưởng thừa kế thì sẽ được pháp luật ưu tiên cho những người này được hưởng di sản theo tỉ lệ nhất định tại Điều 644 BLDS 2015 . Nguyên tắc được được dựa trên quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân. Xét một cách cụ thể thì nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. 
Bằng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật thừa kế ở nước ta đã bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người người dân nói chung trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, xoá bỏ tàn tích mà chế độ thừa kế của thực dân phong kiến đã để lại hàng bao đời nay, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân trong lĩnh vực thừa kế nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Qua đó, hoàn thiện hơn nữa pháp luật về dân sự thừa kế ở nước ta đáp ứng với yêu cầu của tình hình hội nhập và phát triển.

1.3. Giải quyết tranh chấp về chia thừa kế theo pháp luật

Theo quy định về phân chia di sản thừa kế được quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”.
Do đó, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản.Do thỏa thuận phân chia di sản thừa kế lúc đầu giữa các thừa kế không được lập thành văn bản nên thỏa thuận đó không được coi là hợp pháp.  
Vì vậy, chia di sản phải có văn bản thỏa thuận với nhau về vị trí cũng như diện tích di sản của mình. Trong trường hợp các đồng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về việc chia di sản thừa kế (trong trường này là về vị trí của miếng đất) thì có thể nhờ UBND xã tại địa phương nơi có nhà phân chia di sản và các đồng thừa kế cùng kí xác nhận vào văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế đó.
Nếu vẫn không thể thỏa thuận với nhau và có tranh chấp xảy ra thì một trong các đồng thừa kế có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận (huyện) yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT, NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÂN CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp phát sinh về phân chia thừa kế trên địa bàn thành phố Hà Nội

Việc hình thành nền tảng pháp lý cơ bản cho quy định về phân chia thừa kế theo pháp luật ở nước ta là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện để cho vấn đề chia di sản thừa kế được thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể trong mối quan hệ được pháp luật thừa kế điều chỉnh một cách cụ thể. Những quy định về phân chia thừa kế theo pháp luật là công cụ, biện pháp quan trọng góp phần giúp NN quản lý pháp luật về thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự ở nước ta của thời kỳ mới. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật nước ngoài, tuân thủ các quy định về các hiệp định, công ước mà Việt Nam là thành viên, nước ta đã thông qua hoạt động ban hành hệ thống văn bản pháp luật quy định về thừa kế trong đó có các quy định về phân chia thừa kế theo pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn và hoàn cảnh nước ta. Qua đó, chúng ta đã đạt được những kết quả trên phương diện lý luận như sau:
* Ban hành hệ thống văn bản pháp lý về phân chia thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam
– Ban hành và thi hành Bộ luật dân sự 2015 quy định về chế định thừa kế tại phần thứ tư từ chương XXI đến chương XXIV và phần thứ năm chương XXVII: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 
– Luật công chứng 2014 có quy định về công chứng thỏa thuận chia di sản thừa kế
– Luật đất đai năm 2013…
Bên cạnh BLDS 2015 đã có hiệu lực thì việc tiếp tục thi hành hoặc ban hành bổ sung một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã và đang được những cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm hướng dẫn thi hành pháp luật về thừa kế nói chung và phân chia thừa kế theo pháp luật nói riêng ở nước ta hiện nay, cụ thể là một số văn bản sau:
– Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 10 tháng 8 năm 2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
– Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 10 năm 1990 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế;
Hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và phân chia thừa kế theo pháp luật nói riêng ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật thế giới và các công ước, hiệp định mà Việt Nam là thành viên thì nước ta đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề về di sản thừa kế phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. 
* Thực tiễn áp dụng các quy định về phân chia thừa kế theo pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội
Có thể khẳng định một điều rằng việc ra đời của BLDS sau pháp lệnh thừa kế 1990 nhằm điều chỉnh các quan hệ thừa kế là một bước ngoặt trong hoàn thiện các quy định về dân sự nói chung ở nước ta hiện nay. Có thể thấy rõ điều này theo số liệu thống kê của ngành Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội từ sau năm 1995 trở lại đây. Sau khi BLDS 1995 có hiệu lực thi hành thì số vụ tranh chấp thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp thụ lý có phần giảm hơn trước. Cho đến nay, theo số liệu thống kê của ngành tòa án thì có bảng số liệu như sau:

STT 2014 2015 2016 2017 2018
Xét xử ST án dân sự 1.105 1.191 1.438 1.853 1.932
 (nguồn:Báo cáo tổng kêt của ngành TAND thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 -2018)
Sở dĩ có tình trạng như trên là do hoạt đông QLNN của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tục nghiên cứu, khảo sát ban hành nghị quyết quy định về các giao dịch dân sự có liên quan đến chế định về giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật nhằm giải quyết dứt điểm trình trạng có liên quan đến vấn đề về thừa kế. Đồng thời hình thành nên hành lang pháp lý thông thoáng trong việc quy định về thừa kế theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, việc xác định các tranh chấp di sản thừa kế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như việc tranh chấp quyền sử dụng đất, mà đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo Luật Đất đai thì chuyển giao cho các cơ quan có thẩm quyền từ đó giảm gánh nặng cho cơ quan xét xử là Tòa án nhân dân ở nước ta đáp ứng việc giải quyết mâu thuẫn bắt nguồn từ gốc rễ một cách tốt nhất. Đó là những lý do làm cho số việc tranh chấp thừa kế được Tòa án các cấp thụ lý, giải quyết ít hơn so với thực tế tranh chấp trong nhân dân.
* Khó khăn, vướng mắc
* Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp này chủ yếu là do những sơ sót của bản thân người chết khi còn sống trong việc đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay trong quá trình phân chia di sản thừa kế do có sự lấn chiếm do vô ý hay cố ý sang đất của người khác, hay do chiếm hữu ngay tình.. nên dẫn đến tranh chấp với các chủ thể liên quan. 
* Tranh chấp về phần tài sản được tặng cho
Phần di sản tặng cho thường xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế và người được di sản tặng cho với nhiều lý do khác nhau (mối quan hệ với người tặng cho..), hoặc trong chính những người thừa kế trong trường hợp một trong những người thừa kế được tặng cho. 
* Tranh chấp do hiểu sai nội dung di chúc, xác định không đúng thời điểm di chúc có hiệu lực. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm mà người chết để lại di sản. 
* Tranh chấp giữa những người thừa kế với người quản lý di sản về thù lao quản lý di sản : Tranh chấp giữa những người thừa kế với người quản lý di sản thường là về thù lao cho người quản lý di sản, hoặc tính hợp pháp của người được giao nghĩa vụ quản lý di sản. 

2.2. Giải pháp hoàn thiện

Nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định về DSTK nói riêng và thừa kế nói chung thì tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
Một là, tiếp tục ban hành các quy định của pháp luật nhằm đưa BLDS 2015 thi hành đạt hiệu quả cao. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể BLDS 2014 nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật về phân chia thừa kế theo pháp luật thì các cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này nhằm nâng cao mức độ tương thích pháp luật trong nước và thế giới. Việc xây dựng các văn bản về phân chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật thừa kế tương đối hoàn chỉnh và thực tiễn áp dụng phong phú. 
Hai là, hoàn thiện pháp luật đất đai nhằm xác lập cơ chế quản lý, sử dụng đất đai trên nguyên tắc đã được quy định sẵn: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước đại diện chủ sở hữu đất đai, thống nhất quản lý đất đai, giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài phù hợp với quy hoạch, kế hoạch; có cơ chế hữu hiệu bảo đảm quyền sở hữu, quyền định đoạt của Nhà nước bằng pháp luật, chế tài hành chính, kinh tế và cả hình sự. Ngoài ra, xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai đồng bộ, hoàn chỉnh, kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản không còn phù hợp. 
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin cho người dân hiểu các quy định về phân chia thừa kế theo pháp luật ở nước ta. Từ thực trạng về công tác tuyên truyền, thông tin cho thấy kiến thức pháp lý về thừa kế và phân chia thừa kế theo pháp luật đối với người dân còn quá xa lạ. 
Bốn là, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về thừa kế và phân chia phân chia thừa kế theo pháp luật, đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách ở nước ta hiện nay. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế nói chung và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật nói riêng đạt hiệu quả cao

KẾT LUẬN

Qua những kết quả vừa phân tích trên, có thể khẳng định phân chia thừa kế theo pháp luật là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật thừa kế Việt Nam.Với mục tiêu là đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ dân sự nói chung và pháp luật về phân chia di sản thừa kế nói chung thì chế định về thừa kế theo pháp luật đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống kinh tế- xã hội nước ta. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta còn rất nhiều tồn tại, thiếu sót như việc quy định chưa chi tiết, quá trình áp dụng chưa đạt được kết quả cao đã làm cho thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề còn thấp. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy định về vấn đề này chi tiết, hợp lý và có hiệu quả hơn, giúp cho các quy định về thừa kế theo pháp luật trong thực tế tại thành phố Hà Nội trong thực tế đạt  được hiệu quả cao, thực sự được phát huy hết chức năng của nó xứng đáng với vị  trí, vai trò và tầm quan trọng ở nước ta hiện tại và trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2. Quốc Hội (1995), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3. Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
4. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
5. Quốc Hội (2014), Luật Công chứng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
6. Quốc Hội (2013), Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
7. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 10 tháng 8 năm 2004 Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
8.Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 10 năm 1990 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế;

Các bài viết liên quan:

 

 

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
hướng dẫn cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất

Bình chọn Một bài tiểu luận thành công thường sở hữu cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm khởi đầu, hãy yên tâm, vì trong bài viết này, Luận văn 3C sẽ trình bày cho bạn về cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ ngành Trung Quốc Học chọn lọc nhất

Bình chọn Ngành Trung Quốc học đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp và nghiên cứu. Điều này có lý do rõ ràng, khi mà văn hóa Trung Quốc ngày càng thấm nhuần vào đời sống Việt Nam qua nhiều hình thức phong phú. Thêm vào […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Bình chọn Việc nghiên cứu và viết luận văn về Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật yêu cầu người thực hiện phải có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng phân tích sâu sắc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết bài luận của mình, hãy […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa hay nhất

Bình chọn Để hỗ trợ các bạn học viên tìm kiếm những đề tài mới mẻ và thú vị, Luận văn 3C đã biên soạn một danh sách các 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Những đề tài trong danh sách này được tổng hợp từ các trường đại học trên […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục chọn lọc nhất

Bình chọn Với 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi tìm kiếm chủ đề cho luận văn của mình. Chỉ cần chọn một đề tài phù hợp với sở thích, bạn đã có thể bắt tay ngay vào việc triển khai […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chọn lọc nhất

Bình chọn Luận văn thạc sĩ Triết học là một tác phẩm yêu cầu người viết đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài phù hợp là rất quan trọng, cần thiết và nên được ưu tiên thực hiện ngay từ đầu. Luận văn […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học hay nhất

Bình chọn Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đề tài phù hợp cho bài luận văn thạc sĩ về Chủ nghĩa Xã hội Khoa học có thể là một thử thách lớn đối với các bạn học viên. Để giúp các bạn khởi động và hoàn thành công việc này, hôm nay, chúng […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước chọn lọc

Bình chọn Các nghiên cứu thạc sĩ về Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước đang được các học viên rất quan tâm và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy việc triển khai sẽ diễn ra như thế nào, và cần bao gồm những nội dung cũng như chủ đề gì? Nếu […]

Bài viết liên quan
Báo cáo thực tập luật Tình hình vi phạm luật giao thông đường bộ,thực trạng và các biện pháp phòng chống

Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Tình hình vi phạm luật giao thông đường bộ,thực trạng và các biện pháp phòng chống. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình […]

Báo cáo thực tập Lý luận về phương pháp điều tra tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng tại công an quận Đống Đa, Hà Nội

Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Lý luận về phương pháp điều tra tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng tại công an quận Đống Đa, Hà Nội. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các […]

Báo cáo thực tập luật Tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp tại địa phương

Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp tại địa phương. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status