Báo cáo thực tập luật Tình hình vi phạm luật giao thông đường bộ,thực trạng và các biện pháp phòng chống
Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Tình hình vi phạm luật giao thông đường bộ,thực trạng và các biện pháp phòng chống. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất.
MỞ ĐẦU
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mức độ đáp ứng những nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của tầng lớp dân cư. Trong đó, giao thông đường bộ là mảng quan trọng nhất. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng”. Khi thương mại quốc tế càng mở rộng và phát triển thì cũng chính là lúc phát triển hệ thống kỹ thuật hạ tầng tại địa phương càng trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết. Với tầm quan trọng như vậy, cộng thêm với chính tính chất riêng biệt của hoạt động giao thông bằng đường bộ cần có các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động này để có những đặc thù riêng cần tìm hiểu. Hệ thống đường bộ của nước ta, về đường bộ, toàn quốc có 93 quốc lộ với tổng chiều dài 17.295 km và hơn 4.100 cầu các loại. Ngoài ra, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001-2008, ngành giao thông vận tải đã đầu tư 81,355 tỷ đồng, hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp được hơn 12.000 km đường quốc lộ, làm mới trên 100 km cầu và đường hầm. Khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt hơn 850 triệu tấn và 273 tỷ tấn/km; khối lượng vận tải hành khách là 4,3 tỷ hành khách và 151tỷ hành khách/ km. Điều đó đã cho thấy, Việt Nam có một hệ thống giao thông có vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động vận tải hàng hóa trong và ngoài nước. Việc ban hành và hoạt động về tham gia giao thông bằng đường bộ và các quy định có liên quan đến hợp đồng là vô cùng hữu ích cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy giao thông đường bộ giữ vị trí quan trọng và to lớn.
Hiện nay, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan nhằm quản lý các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động giao thông đường bộ để tăng cường công tác điều chỉnh và quản lý nhà nước đối với vấn đề này là điều hoàn toàn cần thiết. Ở nước ta, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang còn là một vấn đề lo ngại và căng thẳng. Vậy nguyên nhân ấy là do đâu và giải pháp phòng chống như thế nào cho đạt được hiệu quả tốt nhất? Thông qua thời gian thực tập tại văn phòng luật sư VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÔ-DƠ-BY đã có thời gian tiếp cận các vấn đề có liên quan đến vấn đề này và để trả lời cho câu hỏi trên, tôi xin giải quyết đề tài “Tình hình vi phạm luật giao thông đường bộ,thực trạng và các biện pháp phòng chống” làm đề tài báo cáo. Xuất phát từ tính chất rộng mở của đề tài nên quá trình nghiên cứu không bao quát nên nhiều vấn đề chưa được đề cập, rất mong được sự góp ý của thầy cô hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đề tài báo cáo của em ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo báo cáo gồm 03 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề tình hình vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
Chương 2: Thực tiễn tiến hành giải quyết vấn đề vi phạm pháp luật về vi phạm pháp luật giao thông đường bộ tại văn phòng luật sư Lô dơ by
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết vấn đề vi phạm pháp luật về vi phạm pháp luật giao thông đường bộ tại văn phòng luật sư Lô dơ by.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Các khái niệm:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ.
1.2. Hệ thống quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ ở Việt nam hiện nay
Vấn đề về vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ hiện nay đã và đang được nhà nước ta quan tâm, chú trọng trong giai đoạn xây dựng và phát triển hiện nay. Hiện nay, hầu hết quốc gia trên thế giới đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này một cách hoàn chỉnh nhất. Những quy định về hoạt động vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đã đáp ứng, thậm chí vượt qua nhiều các tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng các đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đối với vấn đề về vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung quản lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình xây dựng kinh tế – xã hội ở nước ta trong tình hình mới, cụ thể như sau:
Luật giao thông đường bộ năm 2008 bao gồm 8 chương với 89 điều, được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; Luật này thay thế Luật giao thông đường bộ năm 2001.Văn bản pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa cho công tác vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, một số văn bản hướng dẫn đã được những cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm hướng dẫn thi hành pháp luật về vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ thông qua một số văn bản sau:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (quy định các điều luật từ 260 đến 266). Trong đó, xét về hình phạt thì hình phạt tiền mức cao nhất là 300.000.000 đồng và thấp nhất là 10.000.000 đồng. Đối với hình phạt tù là chung thân, còn hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng.
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngoài ra, còn có việc sửa đổi các quy định về tăng cường quản lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về quản lý giao thông đường bộ nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Trên cơ sở tuân thủ quy định của sự vận động khách quan của đất nước trong tình hình mới, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề quản lý NN về vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về quản lý giao thông đường bộ ở Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÔ DƠ BY
2.1. Giới thiệu văn phòng luật sư Lô Dơ By
Văn phòng luật sư Lô Dơ by là văn phòng luật sư chuyên kinh doanh Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật, đã được cấp giấy phép hoạt động từ 01-02-2013 với mã số thuế 0106085571 do Đỗ Ngọc Quang làm đại diện, có trụ sở chính tại Số 17, ngõ 43 đường Doãn Kế Thiện, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
๑ Mã số thuế: 0106085571
๑ Địa chỉ: Số 17, ngõ 43 đường Doãn Kế Thiện, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
๑ Ngày hoạt động: 01-02-2013
๑ Người đại diện pháp luật: Đỗ Ngọc Quang
๑ Giấy phép kinh doanh số: 01010857/TP/�
๑ Lĩnh vực hoạt động chính: Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông
Doanh thu của Công ty không ngừng gia tăng trong các năm qua, điều này được minh chứng qua các số liệu dưới đây:
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 |
Các vụ tư vấn về giao thông | 45 | 57 | 62 | 68 |
( Nguồn: báo cáo tình hình phát triển của văn phòng luật sư Lô Dơ By)
Các vi phạm pháp luật phổ biến trong giao thông đường bộ :
+ Đua xe và tổ chức đua xe trái phép.
+ Điều khiển xe cơ giới vượt quá tốc độ, đi xe không đội mũ bảo hiểm.
+ Điều khiển xe ô tô, xe gắn máy khi say rượu.
+ Lấn chiếm lòng đường, vượt đèn đỏ.
+ Người dân để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác chạy ngoài đường.
+ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
* Kết quả đạt được:
Một là, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, triển khai thi hành quy định pháp luật về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông đường bộ, thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước. Công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được chú trọng, đã từng bước tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn được xác định là công tác trọng tâm, lâu dài, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt của cán bộ, công chức và viên chức nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
Ba là, xử lý các vi phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu trong thực tế.
* Khó khăn, vướng mắc:
Theo một báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố năm 2018, tỷ lệ thiệt mạng do tai nạn giao thông ở Thái Lan lên tới 32,6/100.000 người, chỉ xếp sau Libya. Cũng theo báo cáo này, số ca tử vong vì va chạm giao thông ở Thái Lan lên tới 22.491 vụ, tức là 1 ngày có khoảng 62 người chết vì tai nạn giao thông. Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về số người chết do va chạm trên đường, với tỷ lệ 26,1/100.000 người. Theo thống kê, trong năm 2018 có 24.970 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông ở Việt Nam.
(Số liệu: Theo WHO)
Malaysia xếp ngay sau Việt Nam với tỷ lệ 23,3/100.000 người. Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timor, Philippines, Indoensia chia nhau các vị trí kế tiếp với tỷ lệ lần lượt là 19,7; 17,5; 16,4; 12,4; 12,09; 12.
Một thực tế hiện nay chính là ý thức tham gia giao thông tại Việt Nam còn rất thấp khi tư duy “mạnh ai nấy đi” đã ăn sâu vào suy nghĩ của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc quá tải trong công việc của những người điều khiển phương tiện giao thông cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này. Bởi theo một số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải, tính chung 6 tháng đầu năm, vận tải hành khách trên cả nước đạt 2.262,4 triệu lượt khách, tăng 9,9%, trong khi vận tải hàng hóa đạt 796,2 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách cũng như hàng hóa tăng liên tục, trong khi tình trạng thiếu hụt tài xế vẫn chưa được cải thiện, các hãng xe phải tăng giờ làm việc và tài xế phải gánh chịu nhiều áp lực, căng thẳng… Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần.
* Nguyên nhân :
Thể hiện ở hai khía cạnh:
Một là, về phía dân: Ý thức của người dân còn quá kém, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tăng đột biến. Người tham gia giao thông cố tình vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, tìm cách chen lách để vượt lên trên trước phương tiện khác… diễn ra hầu hết ở mọi tuyến đường, giao lộ. Mọi người biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình làm. Việc người dân thiếu ý thức chấp hành luật giao thông chiếm 86% so với vụ tai nạn giao thông. Ai cũng chỉ lo cho lợi ích của mình, không ai nhường ai, cố tình chen lấn, luồn lách dẫn đến ùn tắc giao thông.
Về hiểu biết: Sự hiểu biết của người dân về việc tham gia giao thông còn rất hạn chế : Người dân chưa lường hết được những hậu quả sẽ xảy ra với tính mạng của mình khi tham gia giao thông. Nhận thức của họ về luật giao thông còn rất nông cạn. Vì vậy mà đã xảy ra bao vụ tai nạn thương tiếc. Nhà nước đã đầu tư xây dựng nên những hệ thống như đèn ưu tiên, cầu vượt để người dân đi qua đường an toàn hơn thì ngược lại mọi người vẫn vô tư trộn lẫn vào dòng xe cộ đang lưu thông. Đây là nguyên nhân được xếp vào tốp 4 trong những nguyên nhân gây tai nạn cao nhất.
Hai là, về phía nhà nước: Văn bản chưa hợp lý: Hệ thống văn bản để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đến nay đã đầy đủ nhưng mức phạt chưa cao vì thế chưa có tính răn đe. Hơn nữa, việc vi phạm còn chồng chéo giữa các lực lượng cảnh sát thanh tra giao thông, công an xã, phường làm cho hiệu quả không cao, chưa phát huy được hiệu quả nên nhiều đối tượng coi thường.
Xử phạt không hiệu quả: do sự dễ dãi trong việc quản lý giao thông tĩnh như xe máy có thể dừng, đỗ trên bất kì vỉa hè nào và rất nhiều lòng đường được đỗ ô tô khiến cho người dân mất ý thức cân nhắc giữa phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng. Tiêu cực: Nhiều cảnh sát giao thông còn nhận tiền đút lót của người vi phạm rổi để cho họ đi. Điều đó làm cho người dân càng được nước lấn tới, lần sau lại tiếp tục vi phạm. Tuyên truyền: Khả năng tuyên truyền còn hạn hẹp, chưa đưa được pháp luật vào trong tâm trí người dân, chưa giúp được người dân hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của việc vi phạm an toàn giao thông. Vì vậy mà số lượng người vi phạm an toàn giao thông rất nhiều.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
3.1, Phương án trước mắt:
Để giảm được việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay cần phải thực hiện được một số vấn đề như:
+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở. Thể hiện ở việc rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với vấn đề này.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức và nội dung phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông để nhân dân hiểu, đồng thuận ủng hộ và tham gia tích cực đồng tình các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nếp sống văn hóa giao thông. Đưa “văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở nơi dân cư”.
+ Cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật về an toàn giao thông trong các trường học, giúp cho các em nhận biết được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng an toàn giao thông.
+Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn giao thông. Như tăng cường quản lý hoạt động vận tải nhất là bằng ô tô, xe khách, xe tải chở hàng. Xử phạt nghiêm ngặt như tịch thu bằng lái xe đối với những người vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Hoặc là đề nghị truy tố những người có hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục các “điểm đen” giao thông.
+ Lực lượng cảnh sát giao thông cần phải thường xuyên đi tuần tra, kiểm soát bắt giữ những bạn thanh niên chuyên tụ tập đua xe vào ban đêm. Mở cao cuộc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong dịp tết.
+ Bộ trưởng công an cần phải xem xét để giải quyết việc ùn tắc giao thông, tiếp tục tổ chức lại giao thông như xây dựng các cặp tuyến phố đi một chiều, phân làn xe ô tô, mô tô, xe máy, xe đạp riêng.
+ Xử phạt và cấm những người chiếm dụng lòng đường, vỉa hè.
+ Hạn chế phát triển và lưu hành phương tiện cá nhân, cấm lưu thông một số phương tiện trong giờ cao điểm.
+ Cấm để tất cả các phương tiện giao thông trên vỉa hè và dưới lòng đường ở tất cả các tuyến phố, song song với việc phát triển thêm số lượng xe buýt. Các cơ quan, gia đình tự bố trí chỗ để xe hợp pháp ( tầng hầm, tầng 1, bãi để xe, …) cho nhân viên, khách hàng của mình.
+ Nhà nước cần sớm đưa ra quy định bắt các phương tiện tham gia giao thông phải nộp một khoản lệ hàng năm.
+ Nâng cao mức xử phạt lên nhiều lần đến mức người vi phạm pháp luật cũng tiếc tiền khi muốn mãi lộ cảnh sát giao thông, như vậy người dân sẽ chịu khó học và nắm kỹ luật giao thông. Giúp cho mọi người có ý thức hơn khi tham gia giao thông.
+ Các bạn học sinh, sinh viên ở tất cả các trường đại học nên tham gia vào đội tình nguyện, tự nguyện xuống đường hướng dẫn giao thông, chỉ dẫn cho các phương tiện đi đúng làn đường của mình nhất là vào các giờ cao điểm.
3.2, Phương án lâu dài:
Nhà nước và Chính phủ cần có một chiến lược phát triển lâu dài nhằm đáp ứng một nếp sống văn minh, giúp giảm bớt số người vi phạm pháp luật như:
+ Nhà nước và Chính phủ cần sớm có quy hoạch đô thị, khu dân cư, khu nhà chung cư cho thuê một cách hợp lý phù hợp với nơi làm việc, nhằm hạn chế tối đa việc đi lại, đan xen của người dân để làm giảm mật độ người tham gia giao thông. Như vậy số người vi phạm an toàn giao thông sẽ được giảm đáng kể.
+ Các nhà lãnh đạo cần phải nghiên cứu đề xuất bổ xung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao mức phạt, áp dụng các hình thức xử phạt như tịch thu lái xe, tạm giữ phương tiện hay dùng biện pháp răn đe, cưỡng chế.
+ Cần coi trọng việc xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong sạch, vững mạnh tăng cường kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa, phát hiện xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực của cảnh sát giao thông.
+ Nhà nước cần phải có chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
+ Nhà nước cần phải hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn.
Đối với vấn đề tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành rước khách, uống rượu say, ùn tắc giao thông…từ những thực trạng về vấn đề này xin đề xuất những giải pháp và hoạt động sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu TNGT:
Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết.
Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép.
Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa… trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.
Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
KẾT LUẬN
Thực hiện pháp luật về giao thông và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này là một nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật Nhà nước Việt Nam. Giao thông được coi là huyết mạch của mỗi quốc gia, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo cho việc phát triển quốc phòng an ninh. Như vậy các quy định về quản lý nhà nước về giao thông và xử lý các hành vi vi phạm nói chung trong thực tế đã được Luật giao thông đường bộ, BLHS, Luật xử phạt vi phạm hnafh chính và các văn bản hướng dẫn hiện hành khá chặt chẽ và đầy đủ, giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt, hợp lý mà vẫn giữ được mục tiêu, ý nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, nhà nước…
Công tác quản lý giao thông và xử lý các hành vi vi phạm tại văn phòng luật sư Lô Dơ By trong giai đoạn hiện nay bên cạnh thực hiện tốt các quy định của nhà nước về giao thông và xử lý các hành vi vi phạm trong giai đoạn hiện nay đã đạt những thành tựu quan trọng, đảm bảo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển trong các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, nhất là việc đáp ứng chương trình mục tiêu của về giao thông đường bộ hiện nay.Vì vậy, hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mức độ đáp ứng những nhu cầu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của tầng lớp dân cư. Do đó, tất cả mọi người phải cố gắng thực hiện tốt những quy định về giao thông đường bộ. Và nhà nước cũng phải ra sức tuyên truyền rộng rãi pháp luật trong toàn thể nhân dân để giao thông đường bộ ở Việt nam ngày càng văn minh hơn, trật tự hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật – Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, năm 2018.
2. Nguyễn Minh Đoan nghiên cứu lí luận về nhà nước và pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]
Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Lý luận về phương pháp điều tra tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng tại công an quận Đống Đa, Hà Nội. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các […]
Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu […]
Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp tại địa phương. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của […]