Báo cáo thực tập luật Tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp tại địa phương
Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp tại địa phương. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất.

MỞ ĐẦU
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, đã và đang thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng từng bước cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại, làm việc, vui chơi giải trí, cũng ngày một tăng lên. Nền tảng để thực hiện những nhu cầu trên đó chính là đất đai, như vậy đất đai là đối tượng trung tâm của con người, là tài sản vô cùng quý giá là nền tảng căn bản để cho con người thực hiện mọi ý đồ.
Điều 18, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm”. Qua đó, cho ta thấy công tác quản lý đất đai hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Một lần nữa tại khoản 1 Điều 54 HIến pháp 2013 quy định: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật [1, Khoản 1 Điều 54].
Ở nước ta hiện nay thì hoạt động có liên quan đến đất đai vô cùng nhiều trong đó có tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất là một hoạt động được pháp luật Việt Nam quy định trong các văn bản khác như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, các Nghị định, Thông tư,… Nhà nước còn quy định nhiều điều khoản liên quan đến tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất đối với các chủ thể trong các mối quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay. Hoạt động tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay là hoạt động được Nhà nước công nhận nhằm tạo nên tính hợp pháp trong quá trình tự điều chỉnh đất đai giữa người sử dụng đất để tạo lập quyền sử dụng cho chủ thể mới. Những năm trở lại đây thì hoạt động tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất giữa các chủ thể trở nên thường xuyên hơn, tuy nhiên, trên cơ sở cần thiết vẫn có những vấn đề phát sinh trong hoạt động về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất và từ đó xảy ra những tranh chấp có liên quan đến vấn đề này cần thiết được tháo gỡ. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp tại địa phương” là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về g cho nhà ở và quyền sử dụng đất, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay.
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất – giải quyết tranh chấp tại địa phương. Kiến nghị và giải pháp.
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TẶNG CHO NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐÁT
1.1. Nhận thức chung về quyền sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất
Những quy định của pháp luật về vấn đề đất đai và cụ thể là những quy định về quyền sử dụng đất ra đời gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước. Việc quy định vấn đề đất đai được quy định trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, hiến pháp 1980, hiến pháp 1992 và hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001), hiến pháp 2013. Theo đó, tại điều 54 ( hiến pháp 2013) quy định rõ nét về vấn đề đất đai .
Tuy Luật đất đai 1987 ra đời sớm tuy nhiên có những vấn đề mà Luật đất đai 1987 quy định về quyền sử dụng đất không phù hợp với sự phát triển tất yếu khách quan của các quan hệ xã hội được Luật đất đai điều chỉnh. Cho nên, vào ngày 14/07/1993, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai 1993 thay thế cho Luật đất đai 1987 góp phần điều chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với cơ chế mới của nước ta trong thời kỳ này. Luật đất đai 1993 đã điều chỉnh các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, xóa bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất, xác lập các quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất. Đặc biệt là tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai một cách có hiệu quả nhất. Việc quy định như trên đã khẳng định vai trò quan trọng của đất đai đối với hoạt động quản lý của Nhà nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, thừa nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, mặt khác, pháp luật đã thực sự quan tâm đến quyền của người sử dụng đất, điều đó đã được khẳng định tại Chương IV của Luật Đất đai 1993 từ điều 73 đến điều 78. Luật Đất đai 1993, quyền sử dụng đất đã “trao” cho người sử dụng đất “quyền định đoạt số phận pháp lý của thửa đất sử dụng trong một khuôn khổ nhất định”, nhờ đó người sử dụng đất ngoài việc có quyền khai thác sử dụng đất đai của mình còn có thể chủ động thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đó cho người khác khi không có nhu cầu hoặc điều kiện sử dụng đất. Với sự thay đổi đó thì Luật Đất đai 1993 đã tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, làm cho người sử dụng đất phát huy tối đa hiệu quả kinh tế mang lại từ đất.
Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 ra đời có hiệu lực chính thức từ ngày 01/10/2001 góp phần to lớn trong quá trình Nhà nước quản lý về quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng. Việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 1993 đã tập trung chủ yếu vào hoàn thiện cơ chết quản lý nhà nước về đất đai, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, phân công, phân cấp quản lý đất đai.
Nhằm pháp điển hóa hệ thống các văn bản pháp luật đất đai đồng thời trên nền tảng những quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất đã ban hành trước đây Luật đất đai 2003 (Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2003) với 7 chương 146 điều (trong đó quy định một cách cụ thể nội dung về quyền sử dụng đất) góp phần quan trọng trong việc hình thành một chính sách pháp luật về vấn đề quyền sử dụng đất ở nước ta. Theo đó quy định về quyền sở hữu đất đai là quyền trọn vẹn, đầy đủ còn quyền sử dụng đất lại không trọn vẹn, đầy đủ. Cụ thể:
Một là, người sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu;
Hai là, không phải người nào cứ có quyền sử dụng đất hợp pháp là có đủ 9 quyền của người sử dụng đất. Luật đất đai 2003 có sự phân biệt giữa các chủ thể sử dụng đất. Ví dụ: chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình khác (Điều 113) tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền bán, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê mà không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê (Điều 111)….
Và hiện nay, trước nhu cầu đổi mới của nền kinh tế thì Luật Đất đai 2013 ra đời đã và đang đưa những quy định về quyền sử dụng đất nhằm áp dụng một cách phù hợp với các quan hệ xã hội phát sinh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quyền của người sử dụng đất được quy định tại Chương XI về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó phải kể đến các điều 166, 167, 168, 169… và được hướng dẫn tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về quyền sử dụng đất của các chủ thể nói chung.
Tóm lại, việc quy định một cách chi tiết vấn đề đất đai là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng quản lý xã hội. Đất đai càng thể hiện tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, việc quy định một cách chi tiết nội dung về quyền sử dụng đất mang ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2. Quyền của người sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 quy định quyền của người sử dụng đất tại chương XI từ điều 166 đến Điều 194. Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, quyền của người sử dụng đất được Luật Đất đai năm 2013 quy định theo các nhóm đối tượng sử dụng đất sau:
Một là, Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Hai là, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là tổ chức sử dụng đất;
Ba là, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất.
Với việc quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất đã tạo nền tảng cho hoạt động quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất của Nhà nước được tốt hơn. Với quy định chung tại điều 166, Điều 167 Luật đất đai 2013 đã tạo nền tảng căn bản trong việc thể hiện quyền của người sử dụng đất trong việc tham gia các mối quan hệ xã hội được Luật đất đai điều chỉnh.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của vấn đề tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm
Quy định của nước ta xem Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật . Theo quy định của Luật đất đai 2013 quy định thì Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này [3] . Vì vậy, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong các quyền được pháp luật bảo vệ và ghi nhận. Điều này được Luật Đất đai năm 1993, Bộ luật Dân sự năm 1995, rồi quy định của Luật Đất đai 2003, 2013 rồi Bộ luật dân sự 2005 và nay là BLDS 2015 (có hiệu lực 01/01/2017) quy định một cách chi tiết. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể thực hiện quyền chuyển nhượng theo quy định. Khái niệm về Quyền: Khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên dưới góc độ giải thích quyền làm mẹ thì quyền được hiểu theo nghĩa là: “Điều mà tự nhiên, luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành, thực hiện… và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại” [Mục B, 7] .
Việc tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất được thực hiện từ người này sang người khác và được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Có thể nói rằng, đứng ở góc độ pháp luật dân sự, tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền sử dụng đất, nhà ở từ người có quyền sử dụng đất và nhà hợp pháp sang người khác theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định, theo đó, người có quyền và nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định trong hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Một là, tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành trên nền tảng là chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Hai là, không phải tất cả các chủ thể đều được cho phép tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất. Việc thực hiện phải dựa trên những quy định của pháp luật về vấn đề này.
Ba là, không phải tất cả các loại đất đều trở thành đối tượng của hoạt độngtặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất của các chủ thể.
Bốn là, Nhà nước là thống nhất quản lý hoạt động tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất thông qua một số hoạt động trong lĩnh vực này.
Năm là, tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất phải tuân theo một số trình tự, thủ tục nhất định và được quy định một cách chặt chẽ thông qua các quy định của BLDS 2015 và Luật Đất đai 2013 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, phải được lưu thông trên thị trường bằng nhiều cách thức, trong đó có đấu giá như các loại tài sản khác. Với những phân tích trên, có thể khẳng định việc quy định về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước ta trong những năm qua đã tạo hành lang pháp lý vững chắc về quản lý đất đai nói chung. Góp phần quan trọng cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TẶNG CHO NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
2.1. Quy định về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất
Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về vấn để tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1.Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
“Về vấn đề tặng cho nhà ở và đất đai, bạn có thể tham khảo các quy định như sau:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014:
“Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở.”
4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.”
Bên cạnh đó, Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định:
“Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”. Như vậy tng cho quyền sử dụng đất ở là sự thỏa thuận giữa bên tặng cho và bên được tặng cho; theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất cùng diện tích đất tặng cho bên được tặng cho và giấy tờ có liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất ở. Việc tặng cho quyền sử dụng đất ở phải làm cho hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở, hợp đồng này có công chứng hoặc chúng thực của Ủy nhân dân xã (phường) nơi có đất tặng cho và được đăng ký với cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở có hiệu lực kể từ ngày đăng kí tại cơ quan quản lí đất đai có thẩm quyền của Nhà nước.
2.2. Giải quyết tranh chấp về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất
Thứ nhất, giải quyết bằng biện pháp hòa giải.
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai bằng biện pháp khác khi không hòa giải được
* Biện pháp hành chính: Giải quyết thông qua Tòa án
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TẶNG CHO NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI ĐỊA PHƯƠNG. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp ở Việt Nam
Các văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực đất đai trong đó có hoạt động tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì thế việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp là việc làm cần thiết. Pháp luật Việt Nam quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thể hiện trong các văn bản, cụ thể: Hiến pháp 2013; Bộ luật dân sự 2005 và 2015, Luật đất đai 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất; Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, Hà Nội và một số văn bản hướng dẫn là kết quả của việc làm này.
Cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về đất đai nói chung
Theo quy định tại điều 53 – Hiến pháp 2013 quy định Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đồng thời, thành lập và quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý đất đai thuộc Bộ Tài Nguyên môi trường và các đơn vị trực thuộc.
3.2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực thi pháp luật về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp
Bên cạnh những thành tựu pháp luật về đất đai đã đạt được, thì quy định về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp vẫn còn những bất cập đáng kể. Cụ thể:
Một là, về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất.
Hai là, về tranh chấp đất đai ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ba là, về phương thức tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp.
Bốn là, về các quyền của người sử dụng đất.
Năm là, về nội dung của tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp còn chưa được quy định rõ ràng.
Hiện nay, trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp tại Tòa án cho thấy vi phạm phố biến nhất là vi phạm về hình thức, cụ thể là:
3.3. Kiến nghị, hướng hoàn thiện pháp luật về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp
Thứ nhất, giải pháp về hoạt động xây dựng pháp luật, cần hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai thống nhất, minh bạch và công khai, thuận tiện và cung cấp dịch vụ với chi phí thấp cho người dân dễ dàng tiếp cận; quy định hợp lý về số tiền nghĩa vụ về đất khi tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp.
Hai là, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, khi có tranh chấp toà án thụ lý hồ sơ trong quá trình giải quyết cần phải nắm chắc lịch sử, nguồn gốc đất tranh chấp với thực tế sử dụng.
Ba là, quy định một cách rõ ràng về đất có tranh chấp và một số thuật ngữ có liên quan nhằm góp phần quan trọng trong việc áp dụng một cách có hiệu quả áp dụng pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay.
Bốn là, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai nhằm ngăn ngừa và hạn chế các tranh chấp đất đai xảy ra. Đồng thời, Toà án tăng cường số lượng thẩm phán có trình độ hiểu biết về đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Cán bộ toá án được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức, kỹ năng thu thập chứng cứ, xét hỏi, tranh tụng trong các phiên toà. Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập trong khi xét xử tại toà án. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp giúp cho công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Toà án đại hiệu quả cao hơn.
Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chúng ta phải tiến hành một số biện pháp cụ thể như: Đơn giản về thủ tục hành chính. Từng bước kiện toàn hoạt động, đồng thời cần có sự phối hợp hoạt động với các cán bộ địa chính tại nhiều địa phương.
KẾT LUẬN
Quy định về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội . Quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt, khi nhu cầu sử dụng đất tăng cao thì giá trị quyền sử dụng đất cũng tăng và ngược lại. Tng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp là hình thức giao dịch được hình thành từ rất sớm. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hình thức giao dịch này đã có nhiều thay đổi. Việc xây dựng nên tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp của Việt Nam đã tạo nên nét đặc thù trong các giao dịch về quyền sử dụng đất. Nhà nước xây dựng khung khổ pháp lý cho sự ra đời và vận hành của thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo xu hướng công khai, minh bạch. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy, các quy định về vấn đề này vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, bất cập. Với đặc trưng của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay, muốn thúc đẩy sự phát triển của hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần phải hoàn thiện khung pháp lý về tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất cũng những quy định về giải quyết tranh chấp theo hướng công bằng và minh bạch.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Quốc Hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2. Quốc Hội (2005), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3. Quốc Hội (2013), Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
4. Quốc Hội (1987), Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
5. Quốc Hội (1993), Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
6. Quốc Hội (2001), Luật đất đai, sửa đổi bổ sung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
7. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, Hà Nội;
8. Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất, Hà Nội;
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất, Hà Nội;
10. Bộ tài nguyên môi trường (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất, Hà Nội;
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
11. Nhà xuất bản từ điển bách khoa (2010), Từ điển luật học.
12. Trung tâm từ điển học (2007),Từ điển Tiếng Việt ,NXB Đà Nẵng.
13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật đất đai,, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Viện khoa học pháp lý (2005) Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2005, NXB chính trị quốc gia.
15. Viện ngôn ngữ học, (2010), Từ điển Tiếng Việt,Nxb.Từ điển Bách khoa.

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Phân loại tài trợ thương mại quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại tài trợ thương mại quốc tế . Nếu […]
Bình chọn Cơ sở lý luận tài trợ Thương mại Quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm, Đặc điểm và vai trò […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan […]
Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]
Bình chọn Cơ sở lý luận kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm kiểm toán nội […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]
Bình chọn Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Marketing điện tử, Quản trị Chuỗi […]
Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Tình hình vi phạm luật giao thông đường bộ,thực trạng và các biện pháp phòng chống. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình […]
Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Lý luận về phương pháp điều tra tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng tại công an quận Đống Đa, Hà Nội. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các […]
Bình chọn Chia sẻ tài liệu Báo cáo thực tập luật Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tại Hà Nội. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu […]