Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp
Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ngành luật của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
Pháp luật của WTO được xây dựng nhằm đảm bảo quy định về CBPG nhằm tạo điều kiện quan trọng để xây dựng nên một hệ thống quy định nhằm quản lý hoạt động thương mại quốc tế diễn ra một cách công bằng, minh bạch giữa các quốc gia. Trong đó, việc xây dựng và áp dụng quy định về CBPG là điều vô cùng quan trọng. Đây cũng là việc hình thành và phát triển tiền đề để các quốc gia tiến hành “nội luật hóa” áp dụng xây dựng cho hệ thống luật pháp của quốc gia về thương mại quốc tế nói chung và chống bán phá giá nói riêng.
Bản thân GATT cũng như các hiệp định của WTO sau này, bao gồm cả Hiệp định ADP là những điều ước quốc tế giữa các quốc gia, do vậy không điều chỉnh trực tiếp các hành vi thương mại tư nhân này. Tuy nhiên, xuất phát từ ý tưởng cho rằng bán phá giá là một trong những hành vi thương mại không công bằng, bóp méo hoạt động thương mại bình thường, GATT cũng như WTO đều cho phép các quốc gia áp dụng những biện pháp mang tính “phòng vệ” để ngăn chặn và hạn chế hậu quả hiện tượng này, nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá không phải không đem lại những lợi ích nhất định: dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản xuất có điều kiện phát huy tối đa năng lực sản xuất, khả năng tăng lợi nhuận và thâm nhập thị trường mới; dưới góc độ của nước nhập khẩu, người tiêu dùng có điều kiện hưởng lợi về giá cả. Có lẽ đó chính là một trong những lý do mà không phải bất cứ hành vi bán phá giá nào cũng bị lên án, theo quy định của cả GATT trước đây và WTO hiện.
Điều VI của GATT coi bán phá giá là việc “sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm” . Cụ thể hơn, điều 2.1 của Hiệp định ADP định nghĩa: “một sản phẩm bị coi là bán phá giá… nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường” .
Trong trường hợp việc bán sản phẩm trong thị trường nội địa của nước xuất khẩu không diễn ra theo các điều kiện thương mại thông thường (như việc bán hàng thấp hơn giá thành sản xuất do được trợ cấp bởi chính phủ) hoặc sản phẩm đó không được bán tại nước xuất khẩu hay được bán với số lượng không đáng kể, biên độ chênh lệch giá có thể được xác định bằng việc so sánh giá xuất khẩu với giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự khi xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc với giá cấu thành. Giá cấu thành được tính trên cơ sở giá thành sản xuất tại nước xuất khẩu cộng thêm một khoản hợp lý cho chi phí quản lý, bán hàng và lợi nhuận (điều 2.2 Hiệp định ADP).
Hiện nay, trong WTO thì việc giải quyết tranh chấp về bán phá giá được tuân thủ theo pháp luật của WTO. Trình tự, thủ tục về giải quyết tranh chấp được tổ chức TMQT giải quyết thông qua việc một quốc gia đệ đơn lên WTO. Có thể lấy ví dụ dưới đây:
Vụ kiện DS040 của Việt Nam đối với Hoa Kỳ về Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm của Việt Nam. Ban Hội thẩm được thành lập ngày 26/07/2010.Do Việt Nam khởi kiện: Ngày 1/2/2010, Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Hoa Kỳ liên quan đến một số biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Ngoài những rà soát hành chính và rà soát đối với các nhà nhập khẩu mới, tham vấn còn đề cập đến một số điều luật, quy định, thực tiễn và thủ tục hành chính của Hoa Kỳ bao gồm cả phương pháp “quy về 0”.
Việt Nam cho rằng các biện pháp này không phù hợp với nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo:
-Điều I, II, VI:1 và VI:2 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994);
Một số điều khoản của Hiệp định về Chống bán phá giá;
– Điều XVI: 4 của Hiệp định WTO; và Nghị định thư gia nhập của Việt Nam.
Nguyên đơn: Việt Nam
Bị đơn: Hoa Kỳ
Các bên thứ ba: Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ
Bắt đầu tham vấn: 01/02/2010
Ngày công bố Báo cáo của Ban hội thẩm: 11/7/2011
Kết quả chủ yếu:
Báo cáo của Ban Hội thẩm đã:
– Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về phương pháp “quy về 0” mà Hoa Kỳ áp dụng trong các điều tra rà soát hành chính: Ban Hội thẩm kết luận phương pháp này của Hoa Kỳ (áp dụng trong các rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam) là vi phạm Điều 2.4 và 9.3 Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Kết luận này phù hợp với kết luận trong nhiều tranh chấp trước đây của WTO về vấn đề tương tự;
– Bác khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ hạn chế số lượng bị đơn bắt buộc: Đây là khiếu kiện duy nhất trong vụ việc mà Việt Nam chưa thắng (lý do là khiếu kiện này chỉ mang tính nguyên tắc, trong thực tế điều tra vụ tôm, không có doanh nghiệp nào trong diện liên quan);
– Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế suất không phù hợp cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn: Do Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp “Quy về 0” trong tính toán mức thuế suất được sử dụng để áp cho các bị đơn bắt buộc, mà phương pháp quy về 0 đã bị xác định là vi phạm nên mức thuế suất dựa trên phương pháp này cũng bị xem là vi phạm. Đây là một “chiến thắng gián tiếp” của Việt Nam trong đó dù Ban Hội thẩm chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề của Việt Nam nhưng đưa ra kết luận ủng hộ Việt Nam vì một lý do gián tiếp khác;
– Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về phương pháp tính mức thuế suất toàn quốc của Hoa Kỳ: Ban Hội thẩm kết luận phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm Điều 9.4 Hiệp định về chống bán phá giá. Đây là lần đầu tiên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có kết luận về vấn đề này, vì vậy đây được xem là một thắng lợi rất đáng kể của Việt Nam, có ý nghĩa với rất nhiều vụ việc sau này, nếu có, ở Hoa Kỳ của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Khuyến nghị của Ban Hội thẩm:
Từ các phán quyết về từng vấn đề nêu trên, Ban Hội thẩm kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định GATT 1994 và điều này đã gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các Hiệp định này. Vì vậy, Ban Hội thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp các Hiệp định nêu trên (theo Điều 19.1 DSU).
Báo cáo này đã không bị Hoa Kỳ kháng nghị và được DSB thông qua ngày 1/9/2011 .
DS 404 là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam khởi xướng. Việc áp dụng các điều kiện và thực hiện nghiêm túc theo quy định của WTO. Ngoài ra, việc Việt Nam thực hiện khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã khẳng định Việt Nam đã lựa chọn trúng và đúng vấn đề (những vấn đề có khả năng thắng cao, đồng thời là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai) và Việt Nam đã chuẩn bị các lập luận xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể (trên thực tế Việt Nam thắng ở 3 trên 4 vấn đề khiếu kiện).
* Vụ kiện thứ hai:Việt Nam kiện Hoa Kỳ về một số biện pháp áp thuế chống bán phá giá (anti-dumping) đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam (WT/DS429) :Vào ngày 16 tháng 7 năm 2014, Ban hội thẩm (Panel) đã ra phán quyết. Đây là vụ kiện thứ hai tiếp theo Vụ DS 404 về các vấn đề tương tự nhưng các nội dung phán quyết đã đi xa hơn một bước đáng kể.
Hoa Kỳ – Các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

* Tham vấn
Nguyên đơn là Việt Nam.
Khiếu nại của Việt Nam: Ngày 16 tháng 2 năm 2012, Việt Nam yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về các biện pháp chống bán phá giá áp dụng cho sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài hai lần rà soát hành chính và rà soát cuối kỳ (sunset review), yêu cầu tham vấn lần này của phía Việt Nam còn dẫn chiếu tới Pháp luật, quy định, thủ tục và thực tiễn áp dụng của Hoa Kì, bao gồm cả phương pháp “quy về 0” (zeroing).
Việt Nam khiếu nại rằng các biện pháp trên là không tuân thủ các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo:
• Các điều I:1, VI:1, VI:2 và điều X:3(a) của Hiệp định GATT 1994;
• Các điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 6, 9, 11, 17.6(i) và Phụ lục II của Hiệp định về chống bán phá giá;
• Điều XVI:4 của Hiệp định thành lập WTO;
• Các điều 3.7, 19.1, 21.1, 21.3 và 21.5 của Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU); và
• Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.
Ngày 17 tháng 1 năm 2013, Việt Nam yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 28 tháng 01 năm 2013, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm.
Diễn biến tại Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm
Tại cuộc họp ngày 27 tháng 2 năm 2013, DSB đã thành lập Ban Hội thẩm. Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Na Uy và Thái Lan, sau đó là Ecuador đã bảo lưu các quyền của bên thứ ba. Sau thỏa thuận giữa các bên, Ban hội thẩm được thành lập vào ngày 12 tháng 7 năm 2013. Ngày 30 tháng 1 năm 2014, Chủ tịch của Ban hội thẩm thông báo với DSB rằng Ban hội thẩm dự kiến sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng cho các bên vào ngày 30 tháng 9 năm 2014.
Ngày 17 tháng 11 2014, báo cáo của Ban hội thẩm được ban hành tới các thành viên. Ban hội thẩm cho rằng các biện pháp của Hoa Kỳ là không phù hợp với GATT 1994 và Hiệp định Chống bán phá giá, và đề nghị Hoa Kỳ có các biện pháp liên quan phù hợp hơn với các nghĩa vụ của nước này theo các Hiệp định.
Kết quả vụ kiện thứ 2 :
Tranh chấp liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá Hoa Kỳ áp lên một số sản phẩm tôm nhất định nhập khẩu từ Việt Nam (sau đây gọi là tiến trình tố tụng tôm và lệnh áp thuế chống bán phá giá), cũng như một số luật hoặc quy ước của Hoa Kỳ liên quan đến việc áp đặt các biện phápchống bán phá giá và việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết bất lợi của DSB trong các trường hợp phòng vệ thương mại.
Hoa Kỳ yêu cầu Ban hội thẩm bác bỏ các lập luận của Việt Nam bằng cách ra phán quyết sơ bộ trong đó tuyên bố rằng một số lập luận của Việt Nam trong việc yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm là nằm ngoài phạm vi liên quan của Ban hội thẩm.
Phán quyết sơ bộ giải quyết các phản đối về thẩm quyền Ban hội thẩm của Hoa Kỳ
Ngày 26 tháng 9 năm 2013, Ban hội thẩm đã đưa ra một phán quyết sơ bộ trong đó bác bỏ lập luận của Mỹ rằng lần rà soát hành chính thứ sáu không nằm trong phạm vi liên quan của Ban hội thẩm. Ban hội thẩm từ chối đưa ra bất kỳ quyết định nào đối với sự phản đối của Hoa Kỳ trước những ám chỉ của Việt Nam rằng nước này sẽ không theo đuổi những cáo buộc tương ứng.
Các cáo buộc đối với phương pháp quy về không trong rà soát hành chính
Đối với những cáo buộc của Việt Nam liên quan đến phương pháp quy về không trong rà soát hành chính (vào tháng 4 năm 2012, USDOC đã sửa đổi phương pháp tính toán của mình trong rà soát hành chính), Ban hội thẩm cho rằng Việt Nam đã thất bại trong việc chứng minh có sự tồn tại của một biện pháp tương tự như một quy tắc hay tiêu chí chung và có sự áp dụng theo định hướng. Do đó, Ban Hội thẩm bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam rằng có sự vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định Chống bán phá giá và Điều VI: 2 của GATT 1994.
Đối với các lập luận về “cách áp dụng” của Việt Nam, Ban Hội thẩm cho rằng việc USDOC sử dụng phương pháp quy về không để tính toán biên độ phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu riêng lẻ của Việt Nam trong ba lần Rà soát hành chính là không tuân thủ Điều 9.3 của Hiệp định chống bán phá giá và Điều VI:2 của GATT 1994.
Các cáo buộc đối với việc áp tỷ lệ biên độ phá giá chung của USDOC
Đối với việc gán tỷ lệ biên độ phá giá chung của USDOC, Ban Hội thẩm kết luận rằng Việt Nam thành công khi chứng minh được sự tồn tại của một tỷ lệ biên độ phá giá chung như một quy ước hay tiêu chuẩn chung và có sự áp dụng theo định hướng là không hợp lý, và như vậy Việt Nam đã chứng minh được rằng, trong các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến các nước NME, USDOC đã áp dụng một giả định có thể bị bác bỏ – trong đó cho rằng tất cả các công ty của một nước NME đã cấu thành nên một thực thể chung và duy nhất, và đã áp dụng một tỷ lệ biên độ phá giá duy nhất cho toàn bộ các công ty ở một nước NME. Ban hội thẩm cho rằng biện pháp này khi áp dụng trong rà soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu là không phù hợp với các Điều 6.10 và 9.2 của Hiệp định Chống bán phá giá.
Ban Hội thẩm cho rằng Việt Nam đã không chứng minh được USDOC đã sử dụng một phương pháp tương tự như một quy tắc hay một tiêu chuẩn chung và có sự áp dụng theo định hướng liên quan đến cách tính tỷ lệ biên độ phá giá chung, đặc biệt đối với việc sử dụng các lập luận sẵn có. Do đó, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận của Việt Nam khi cáo buộc rằng biện pháp này là không phù hợp với các Điều 6.8, 9.4 và Phụ lục II của Hiệp định Chống bán phá giá. Tuy nhiên Ban Hội thẩm cho rằng tỷ lệ biên độ chống bán phá giá chung áp dụng cho Việt Nam và các công ty Việt Nam trong những đợt rà soát hành chính là không phù hợp với Điều 9.4. Ban hội thẩm cũng bác bỏ lập luận của Việt Nam rằng tỷ lệ trên vi phạm Điều 6.8 và Phụ lục II.
Khiếu nại liên quan đến mục 129 (c) với (1) của URAA
Ban hội thẩm kết luận rằng Việt Nam đã thất bại trong việc chứng minh các lập luận của mình là căn cứ theo sự thực, trong đó cho rằng mục 129 (c) (1) của URAA đã giúp chính quyền Mỹ trì hoãn việc thực hiện các khuyến nghị của DSB đối với bút toán không được định trước. Trong trường hợp trên, Ban hội thẩm bác bỏ cáo buộc của Việt Nam đối với quy định này của luật pháp Hoa Kỳ.
Các cáo buộc đối với quyết định của USDOC trong Rà soát cuối kỳ.
Khi đánh giá các cáo buộc của Việt Nam đối với quyết định của USDOC trong vấn đề rà soát cuối kỳ, Ban hội thẩm đã đồng ý với kết luận của các Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong các vụ tranh chấp trước đó rằng cơ quan điều tra nên chọn dựa trên các biên độ phá giá khi đưa ra quyết định một trường hợp có khả năng là bán phá giá, và việc tính toán những biên độ phá giá này phải phù hợp với các nguyên tắc của các hiệp định đã ký kết hoặc không được vi phạm Điều 11.3. Ban hội thẩm cho rằng khi đưa ra quyết định một trường hợp có khả năng là bán phá giá,USDOC đã dựa trên một số biên độ phá giá được xác định là trái với quy định của Hiệp định Chống bán phá giá và GATT 1994, đặc biệt là biên độ phá giá cá nhân được tính bằng phương pháp quy về không và tỷ lệ biên độ chống bán phá giá chung cho toàn Việt Nam. Ban hội thẩm kết luận rằng việc DOC dựa trên những biên độ phá giá không phù hợp với các quy định của WTO để đưa ra quyết định một trường hợp là bán phá giá, là trái với Điều 11.3.
Yêu cầu hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số công ty cụ thể
Khi xem xét yêu cầu hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số công ty cụ thể từ phía Việt Nam, Ban hội thẩm lưu ý rằng Điều 11.2 buộc các cơ quan chức năng phải có nghĩa vụ tiến hành rà soát lại sự cần thiết đối với việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá khi: (i) nhận được yêu cầu từ một thành viên quan tâm; (ii) sau khi thời gian hợp lý đã trôi qua; (iii) yêu cầu cơ quan điều tra xem xét một trong ba vấn đề được quy định tại dòng 2 Điều 11.2; và (iv) yêu cầu kèm với thông tin xác thực chứng minh cần phải có sự rà soát lại. Ban hội thẩm cho rằng các yêu cầu của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam trong đợt rà soát hành chính lần thứ tư và thứ năm đã thoả mãn được các điều kiện trên, nhưng USDOC lại quyết định không thu hồi phán quyết và cũng không thực hiện bất kỳ việc xem xét cần thiết nào đối với việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá để bù đắp các thiệt hại do bán phá giá gây ra, và do đó các nhà sản xuất và xuất khẩu có đơn yêu cầu thu hồi phán quyết áp thuế chống bán phá giá đã không được kiểm tra cá nhân trong đợt rà soát hành chính. Trên cơ sở đó, Ban hội thẩm đã giữ nguyên tuyên bố của Việt Nam khi cho rằng cách DOC giải quyết các yêu cầu thu hồi thuế chống bán phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam là trái Điều 11.2.
Ban hội thẩm cũng xem xét sâu hơn đối với vấn đề nếu một cơ quan chọn dựa vào các biên độ phá giá được xác định trong tương lai theo Điều 11.2, thì cách xác định biên độ phá giá đó phải nhất quán với các nguyên tắc của các hiệp định. Cho rằng, trong quá trình tố tụng, USDOC đã dựa vào biên độ phá giá được tính bằng phương pháp quy về không khi xem xét các yêu cầu thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá, Ban Hội thẩm giữ nguyên tuyên bố của Việt Nam đối với cách giảo quyết của USDOC đối với những yêu cầu của Việt Nam.
Với thành công này, 02 vụ việc có ý nghĩa quan trọng trong việc: Thực hiện nghiêm túc trong quá trình áp dụng biện pháp về CBPG theo WTO trong thực tế. Thông qua việc áp dụng về kinh nghiệm thực tế nhiều khích lệ cho Việt Nam trong việc tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong thương mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các bên tranh chấp.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ nghiêm trọng nhất định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT trước đây và WTO hiện nay đều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại. Trong các biện pháp hạn chế thương mại như áp dụng hạn ngạch, hạn chế số lượng, tăng thuế, các biện pháp hạn chế có tính kỹ thuật, phi thuế quan khác, để chống lại hành vi bán phá giá, các quốc gia chỉ có quyền áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu. Nói cách khác, quốc gia bị thiệt hại chỉ có thể áp dụng thuế bổ sung (thuế chống bán phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xác định là bán phá giá. Các biện pháp hạn chế số lượng hay các biện pháp hạn chế phi thuế quan khác không được coi là hợp pháp. Quyền áp dụng thuế bán phá giá của quốc gia bị thiệt hại thực chất là quyền có tính ngoại lệ đối với hai nguyên tắc trong thương mại đa biên: Thứ nhất, đó là ngoại lệ đối với nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với hàng hóa cụ thể của quốc gia xuất khẩu cụ thể, đã bị xác định là đối tượng của hành vi bán phá giá;
Thứ hai, áp dụng thuế bán phá giá cũng là ngoại lệ đối với nguyên tắc tôn trọng các cam kết về cắt giảm thuế. Quốc gia bị thiệt hại không có nghĩa vụ tôn trọng giữ nguyên mức thuế đã cam kết đối với các hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của hành vi bán phá giá bị cấm.
Việc xác định mức thuế chống bán phá giá phải dựa trên trên biên độ phá giá của sản phẩm có liên quan. Biên độ phá giá chính là sự chênh lệch về giá giữa giá xuất khẩu đang xem xét với giá thông thường của sản phẩm tại thị trường nội địa, hoặc giá xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc giá cấu thành của sản phẩm. Về bản chất, thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung, đánh vào hàng nhập khẩu nhằm triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá đối với sản phẩm đó (điều VI.2 của GATT). Mục đích cuối cùng của thuế chống bán phá giá là tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh. Cũng chính vì mục đích này mà việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá được yêu cầu là không vượt quá biên độ bán phá giá, nhằm tránh tình trạng lạm dụng thuế chống bán phá giá làm công cụ bảo hộ bất hợp pháp thị trường nội địa.
Hiệp định GATT 1947 không có các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Hiệp định mặc nhiên thừa nhận quyền tự do của các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình. Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa. Hiệp định ADP đã tiến một bước dài so với GATT 1947 về điểm này. Bên cạnh việc đưa ra những tiêu chí cụ thể hơn để xác định hành vi bán phá giá, có thể nói Hiệp định ADP đã có bước tiến dài trong việc hài hòa hóa hoạt động tố tụng của các quốc gia từ việc điều tra xác định bán phá giá, đến việc áp dụng và kiểm soát các biện pháp chống bán phá giá.
Để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Hiệp định ADP yêu cầu nước nhập khẩu hàng hóa phải tiến hành điều tra. Hoạt động điều tra này nhằm mục đích xác định “có sự tồn tại việc bán phá giá không cũng như xác định mức độ và hậu quả của trường hợp bị nghi ngờ là bán phá giá” . Cuộc điều tra này được tiến hành trên cơ sở đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nước hoặc của người đại diện của ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra. Đơn yêu cầu phải đưa ra các bằng chứng về việc bán phá giá, sự tổn hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải gánh chịu (điều 5.2 Hiệp định ADP) . Ngoài ra, để đảm bảo việc điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá được ủng hộ bởi số lớn các nhà sản xuất nội địa, Hiệp định ADP còn đề ra hai tiêu chí bổ sung khác: Thứ nhất, đơn yêu cầu chỉ được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự làm bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến phản đối hoặc tán thành đơn yêu cầu đó. Thứ hai, cuộc điều tra chỉ được tiến hành khi các nhà sản xuất ủng hộ đơn yêu cầu chiếm ít nhất 12% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất nội địa làm ra (điều 5.4 Hiệp định ADP). Quá trình điều tra bán phá giá cũng phải tuân thủ những điều kiện cụ thể, được quy định trong Hiệp định ADP: về thời hạn, một cuộc điều tra không kéo dài hơn 12 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này cũng không thể vượt quá 18 tháng; Hoạt động điều tra phải đảm bảo quyền được trình bày ý kiến, quyền cung cấp chứng cứ của các bên đương sự; Cơ quan tiến hành điều tra có thể tham khảo ý kiến của các bên có liên quan, bao gồm cả thông tin và ý kiến từ phía người tiêu dùng.
Trong quá trình điều tra, nếu đã có kết luận ban đầu về việc bán phá giá và thiệt hại do việc bán phá giá mang lại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời. Các biện pháp tạm thời bao gồm áp đặt thuế chống phá giá tạm thời hoặc yêu cầu đảm bảo bằng tiền mặt tương đương với mức thuế chống bán phá giá dự tính. Các biện pháp này nhằm mục đích ngăn chặn các tổn hại diễn ra trong quá trình điều tra. Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sớm nhất là 60 ngày kể từ khi cuộc điều tra chống bán phá giá bắt đầu và tồn tại không quá 4 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, biện pháp tạm thời có thể được kéo dài đến 9 tháng (điều 7 Hiệp định ADP) .
Hoạt động điều tra có thể bị đình chỉ hoặc chấm dứt mà không cần áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nếu các nhà xuất khẩu đưa ra cam kết về giá. Đây là trường hợp nhà xuất khẩu cam kết tăng giá hàng xuất khẩu, xóa đi khoản chênh lệch về giá tương đương với biên độ phá giá được sơ bộ xác định. Việc đưa ra cam kết về giá của nhà xuất khẩu chỉ được chấp nhận khi cơ quan điều tra thấy rằng thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước đã được loại bỏ và bản thân hành động cam kết về giá cũng không đương nhiên chấm dứt hoạt động điều tra.
Theo quy định của Hiệp định ADP, cũng như thực tiễn của tất cả các nước, hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp. Để đảm bảo tính công bằng của các hoạt động này, bên cạnh việc quy định vấn đề chống bán phá giá có thể trở thành đối tượng của tranh chấp thương mại theo thủ tục của WTO nói chung, Hiệp định ADP còn quy định tại điều 13 về rà soát tư pháp. Theo quy định của Điều này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đảm bảo rằng các hoạt động về đánh giá hành vi bán phá giá, áp dụng các biện pháp chống phá giá phải được kiểm soát bởi các cơ quan tư pháp, hoạt động độc lập với các cơ quan đã đưa ra quyết định trong lĩnh vực chống bán phá giá. Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá cũng được đảm bảo bởi nhiều các quy định thủ tục khác: theo quy định tại Điều 10 của Hiệp định ADP, thuế chống bán phá giá không có giá trị hồi tố; thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không vượt quá 5 năm, trừ trường hợp mở cuộc điều tra mới (điều 11.3 Hiệp định ADP).
Hiện nay, tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã xây dựng cho riêng mình những quy định pháp lý về CBPG. Ví dụ: Quy định của pháp luật Mỹ về CBPG rất đa dạng và phức tạp. Có thể nói, hệ thống pháp luật CBPG tại Mỹ bao gồm: Luật doanh thu năm 1916 (Revenue Act), Luật CBPG năm 1916, Luật CBPG năm 1921, Luật Thương mại 1979, Điều lệ của Bộ thương mại (DOCs Regulations) và nhiều điều lệ sửa đổi và bổ sung khác, trong đó gần đây nhất là Bộ luật CDSOA. Hay còn được gọi là Tu chính án Byrd vì nó xuất phát từ một dự luật của thượng nghị sĩ Robert Byrd (được Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ký sắc lệnh ban hành ngày 28/10/2000)…Tại EU thì quy định về CBPG của EU được tập trung quy định vào quy định số 384/96 về bảo vệ chống lại hàng phá giá được nhập khẩu từ những nước không phải là thành viên của Cộng đồng Châu Âu và được sửa đổi bổ sung bằng nhiều văn bản khác nhau (gần đây nhất là quy định của Hội đồng EC số 461/2004 ngày 08/03/2004). Những quy định này được EU áp dụng với tất cả các nước không phải là thành viên EU.
Theo quy định của WTO thì cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được là một trong những biện pháp hữu hiệu đối với các nước đang phát triển nói chung nhằm bảo đảm công bằng thương mại và giảm nguy cơ tranh chấp thương mại leo thang. Tính đến nay, WTO được xem như một diễn đàn quan trọng nhằm giariq uyết về các vụ kiện, tranh chấp thương mại giữa các quốc gia với nhau. Bên cạnh đó, khi giải quyết tranh chấp về CBPG theo quy định của WTO thì bên cạnh những kết quả đạt được thì các các nước đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn. Trước hết, quy trình khởi kiện là phức tạp và đòi hỏi một đội ngũ nhân sự có chuyên môn, hệ thống các cơ quan đại diện ngoại giao – thương mại rộng khắp trên thế giới, các ngành công nghiệp, doanh nghiệp hùng mạnh ở trong nước.. để tham gia các vụ kiện. Các nước đang phát triển do hạn chế về nguồn lực nên thường phải thuê luật sư nước ngoài để theo kiện và chi phí này rất tốn kém. Hơn nữa, khi kết thúc một vụ kiện, thông thường sẽ có phán quyết cho phép bên thắng kiện được quyền trả đũa bên thua kiện (ngoài việc phải sửa đổi lại chính sách, biện pháp cho phù hợp với các quy định của WTO). Với các nước có nền kinh tế nhỏ, ở trình độ phát triển thấp, việc tiến hành trả đũa thông qua việc nâng cao thuế quan nhập khẩu đối với bên thua kiện sẽ tác động rất ít đến thị trường của bên thua kiện, trong khi đó lại ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi chung ở trong nước. Do đó, Việt Nam cần rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn cơ chế về hoạt động xử lý các tranh chấp về TMQT nói chung và CBPG nói riêng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp khi tham gia vào sân chơi thế giới.

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận Nội dung thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các […]
Bình chọn Các chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các chính sách ưu […]
Bình chọn Cơ sở lý luận chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường đại học, cao đẳng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật: cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : “Thực hiện pháp luật về chính […]
Bình chọn Nội dung chính1. Hiệp định chống bán phá giá1.1. Xác định việc bán phá giá1.2. Nguyên tắc xác định phá giá1.3. Tính biên độ phá giá 2. Xác định thiệt hại2.1. Định nghĩa về thiệt hại do bán phá giá2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước3. Biện pháp chống […]
Bình chọn Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá. Nếu […]
Bình chọn Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cở sở lý luận về Lý luận chung […]